Đột nhập “đại bản doanh” buôn đỉa
Từ thông tin người dân tỉnh Vĩnh Phúc đổ xô đi bắt đỉa bán với giá gần 1 triệu đồng/kg, chúng tôi đã tìm đến thôn Giáp Giang và Đông Hội, xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Đây là hai thôn có số lượng người bắt và buôn đỉa rất lớn tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhà nhà rủ nhau đi bắt đỉa
Trong vai thương lái muốn về mua đỉa, chúng tôi được anh Bình (một người dân địa phương) nhiệt tình giới thiệu: Việc buôn bán đỉa của người dân diễn ra cách đây khoảng 2 – 3 năm, nhưng rộ lên nhất là một tháng trở lại đây do có một số thương lái trực tiếp về đặt hàng mua đỉa với giá 600 – 700.000 đồng/kg. Một số hộ ở đây sẵn sàng bỏ vốn ra làm đầu mối thu mua. Sau khi nhập đủ hàng, họ sẽ mang xuống ngã tư Nội Bài (Hà Nội) gửi xe lên cửa khẩu Lạng Sơn để bán sang Trung Quốc. “Gia đình tôi không đi bắt nhưng các gia đình xung quanh đây đi bắt nhiều lắm. Nhà nào nhiều cũng bắt được 1 kg/ngày, nhà ít cũng được 5 – 7 lạng/ngày. Các anh, chị muốn biết cảnh mua bán thế nào thì cứ ra quán nước phía giữa thôn, chiều nào họ đi bắt đỉa về cũng bán ở đấy”, anh Bình nói thêm.
Chúng tôi quyết định bám theo một trong số những tay săn đỉa để tìm hiểu thông tin. Anh Hoàng Văn Ba (thôn Đông Hội, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), một người đi săn đỉa, cho biết, thời gian gần đây, có một số lái buôn từ nơi khác tới địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đặt thu mua đỉa với giá 600 – 700 đồng/kg. Thấy lợi nhuận cao nên anh và một số người trong thôn nghỉ làm đi bắt đỉa bán. Ngày nào bắt nhiều cũng được khoảng 1 kg, ít thì cũng 7 – 8 lạng. Thu nhập lớn hơn nhiều so với lao động tự do. Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng hoang, quanh năm có nước ở các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái… “Có người đi xa, phải dậy từ 2 – 3 giờ sáng để bắt đỉa. Đi sớm như vậy mới kịp giờ để chiều về bán cho thương lái tại địa phương. Mặc dù phải đi xa, vất vả nhưng thu nhập cao và ổn định nên chúng tôi không ngại”, anh Ba chia sẻ
Hơn một tuần nay, những người lao động tự do đổ về bắt đỉa tại địa bàn thôn Viên (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội).
Mỗi người có thể bắt từ 5 lạng – 1 kg đỉa/ngày.
Theo chỉ dẫn của anh Ba, chúng tôi có mặt tại quán nước giữa thôn Đông Hội vào lúc 4h chiều. Từng nhóm 3 – 4 người đi xe máy, phía trước là những chiếc bao tải bên trong đựng đỉa. “Chị ơi, hôm nay trời mưa, em bắt được nhiều đỉa lắm”, một người trong nhóm nói với bà chủ quán nước. Tuy nhiên, khi thấy chủ quán ra hiệu có sự xuất hiện của người lạ, mọi sự giao dịch được chuyển sang nói bằng tiếng dân tộc Sán Dìu (đa phần các hộ dân tại hai thôn Giáp Giang và Đông Hội đều là dân tộc Sán Dìu).
Địa điểm mua bán được di chuyển đến một ngọn đồi gần đó. Lúc này, người làm “giao liên” của việc mua bán là một cậu bé khoảng 14 tuổi. Thỉnh thoảng có vài tốp người đến bán đỉa nhưng được cậu bé này ra hiệu di chuyển lên đồi. Trời càng về chiều, lượng người đổ về mua bán ngày một đông. Theo quan sát, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, hàng chục xe máy của các tay săn đỉa tới trao đổi, mua bán. Trung bình mỗi ngày thương lái tại đây thu gom được từ 8 – 10 kg đỉa.
Địa điểm bắt đỉa thường là những cánh đồng bỏ hoang, quanh năm ngập nước.
Số đỉa này sẽ được đem bán cho thương lái với giá 600 – 700 nghìn đồng/kg.
Video đang HOT
Hai người bắt đỉa ra về sau khi bán đỉa cho lái buôn (Ảnh chụp tại thôn Giáp Giang, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Năm 2012, tại một số tỉnh Nam Bộ đã diễn ra thực trạng các thương lái Trung Quốc thu mua đỉa và luôn đẩy giá đỉa cao ngất ngưởng. Sau một vài phi vụ làm ăn thuận lợi, lấy được lòng tin của người dân thì các thương lái Trung Quốc bỗng dưng… mất tích khiến cho nhiều hộ dân khốn đốn. Lúc này cả người bắt đỉa và người gom hàng đều phải tìm cách “tẩu tán” số lượng đỉa này ra các khu vực ao, hồ gần đó.
Khi chúng tôi thắc mắc, đỉa không phải hàng quốc cấm sao phải buôn bán lén lút như vậy, anh Ba cho biết: “Báo chí đưa tin nhiều về việc dân đổ xô bắt đỉa gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tới hệ cân bằng sinh thái nên chính quyền xã cấm buôn bán. Phải làm lén lút, chứ bị bắt thì mất trắng”.
Tiếp tục có mặt tại thôn Giáp Giang, chúng tôi thấy cảnh mua bán tấp nập trong một con ngõ nhỏ. Chị Thảo (thôn Giáp Giang, Đại Đình) cho biết: “Mấy hôm nay mưa, công việc của tôi cũng không có nhiều, may quá được mấy người trong thôn rủ đi bắt đỉa về bán vừa nhàn lại sẵn tiền nên tôi cũng đi bắt. Tuy nhiên, mấy ngày đầu còn bắt được tầm 1 kg/ngày, nhưng giờ nhiều người đi bắt quá nên cũng chẳng được bao nhiêu”.
Chính quyền lúng túng
Khảo sát của PV cho thấy, hầu hết những người dân đi bắt đỉa đều cho rằng họ bắt đỉa bán cho Trung Quốc để làm thuốc, và bắt đỉa cũng là tốt cho mùa màng. Tuy nhiên, khi được hỏi về người thu mua đỉa, những người này đều trả lời chỉ nghe người này bảo người kia, thấy có cơ hội kiếm tiền mà không mất vốn nên ai cũng tranh thủ tận dụng cơ hội. Nhiều gia đình sẵn sàng huy động vốn liếng làm đầu mối gom hàng.
Đại diện chính quyền UBND xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) đang làm việc với 6 người bắt đỉa trên địa bàn.
Sau khi làm việc xong tại xã, những người tham gia bắt đỉa chuẩn bị ra về.
Ngày 27/7, tổ công tác chính quyền xã Cổ Nhuế đã mời 6 người có hộ khẩu tại tỉnh Vĩnh Phúc đang tham gia bắt đỉa tại khu vực thôn Viên về làm việc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế cho biết: “Sau khi báo chí đưa tin tại địa bàn xã Cổ Nhuế có một số lao động tự do tham gia bắt đỉa gây xôn xao dư luận, chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để nắm tình hình. Ngay từ đầu, chúng tôi xác định số người này không hề vi phạm pháp luật vì đỉa không phải là hàng quốc cấm nên chỉ đưa về trụ sở ủy ban hỏi han và sẽ thả họ ra ngay sau khi tìm hiểu thông tin xong. Đồng thời tuyên truyền không cho những người này tới địa bàn xã Cổ Nhuế để bắt đỉa nữa để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng chưa có một chế tài nào xử lý việc người dân đi bắt hay buôn bán đỉa, do vậy công tác tuyên truyền trên địa bàn vẫn là chủ yếu”.
Cấm nhập khẩu đỉa Theo quy định, đỉa được xếp vào danh mục sinh vật ngoại lai phải kiểm soát nên không được phép nhập khẩu. Nếu đỉa được gom lại một nơi mà không kiểm soát tốt, lây lan ra các vùng khác và đặc biết là sinh vật sống có thể mang theo các mầm bệnh sẽ rất nguy hại.
Theo Nhóm PV (Khampha.vn)
"Ông Tưng", khai trương khu mua sắm dưới lòng đất nóng nhất tuần qua
Lý lịch cá nhân của "ông Tưng" Hùng Cửu Long, Hà Nội có trung tâm mua sắm trong lòng đất lớn nhất... là những chủ đề nóng trong tuần từ 22/7 đến 28/7.
Hình ảnh thân mật của "ông Tưng, bà Tưng"
Hồ sơ "ông Tưng" - Hùng Cửu Long
"Ông Tưng" tên thật là Lê Đình Hùng, đang là Giám đốc công ty vàng bạc đá quý Cửu Long (Cửu Long Jewelry) và thường được gọi với tên Hùng Cửu Long.
Sự nghiệp bắt đầu với công việc một phu đào đá sapphire ở Di Linh (Lâm Đồng) sau đó lên Sài Gòn lập nghiệp và dần có vị thế trong giới kinh doanh, nhưng người ta nhớ đến Lê Đình Hùng với sự "ngông" và những phát ngôn gây sốc. "Mr Áo Dài" là biệt danh gắn liền với Hùng Cửu Long khi thường xuyên diện trang phục này trong tất cả các dịp. Những phát ngôn kiểu nhận mình là "thành phần bất hảo", tự nhận mình là "ông Tưng"... khiến cho cá tính của doanh nhân này ngày càng bộc lộ rõ nét.
Biệt danh " ông Tưng" được gán cho doanh nhân này khi nhân vật "bà Tưng" xuất hiện. Nhiều ý kiến cho rằng Hùng Cửu Long đã lợi dụng độ "hot" của "bà Tưng" Lê Thị Huyền Anh để tự PR cho mình, nhưng ông cho rằng "bà Tưng" mới nổi, còn bản thân ông đã tồn tại 41 năm trên đời, thương hiệu do ông này làm chủ cũng đã có chút "cơm cháo". "Thế nên dù tôi có đứng kế bên bà Tưng hay tổng thống thì tôi vẫn là tôi chứ có lạc mất anh rồi đâu", Lê Đình Hùng cho biết, và nói thêm chuyện ôm ấp thân mật với "bà Tưng" là bình thường như trước đó đã từng thân mật với nhiều sao khác.Dù thế, không ai phủ nhận những nỗ lực trong hành trình làm giàu của nhân vật này khi bắt đầu bằng nghề thợ bạc, sau đó mở cửa hàng kinh doanh và tạo nên Cửu Long Jewelry với các sản phẩm trang sức hướng tới nhóm khách hàng trung lưu và đậm chất Việt Nam.
Khu mua sắm dưới lòng đất lớn nhất Việt Nam
Người dân Hà Nội tuần qua được dịp chiêm ngưỡng sự sa hoa của Vincom Mega Mall - khu vui chơi mua sắm lớn nhất lòng đất của Tập đoàn Vingroup. Đây được cho là đối thủ cạnh tranh với Tràng Tiền Plaza - cơ ngơi của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn trong phân khúc mặt bằng bán lẻ.
Lần đầu tiên Việt Nam có khu mua sắm dưới lòng đất lớn nhất thu hút đông khách tham quan.
Tổng diện tích lên tới 230.000m2, Vincom Mega Mall là quần thể trung tâm thương mại và vui chơi giải trí có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tốc độ thi công dự án này cũng gây sốc với không ít người khi khởi động từ năm 2010, đến tháng 5/2011 mới nhận mặt bằng và hoàn thiện sau hơn 30 tháng thi công. Công bố chào thuê được 10 tháng, tỷ lệ lấp đầy các gian hàng tại đây đã lên tới 95% là tiết lộ từ bà Lê Thị Thu Thủy - Tổng giám đốc Vingroup tại lễ khai trương diễn ra hôm 26/7.
Sau 2 ngày mở cửa, trung tâm này vẫn thu hút một lượng khách lớn đến tham quan mua sắm.
Đổ xô bắt đỉa bán hơn nửa triệu đồng/kg
Mỗi kg đỉa bán ra có giá 600.000 đồng. Lợi nhuận lớn khiến nhiều người đổ về thủ đô săn tìm loài sinh vật này.
Giá 600.000 đồng/kg, nguồn lợi nhuận từ việc bắt đỉa để bán khiến cho nhiều người đổ về các cánh đồng ngoại thành Hà Nội săn lung loài sinh vật này. Theo lời người dân ở khu vực cầu Noi (thôn Viên, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), những người đi săn đỉa chủ yếu là dân đến từ địa phương khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Cổ Nhuế cho biết khu vực người dân tập trung bắt đỉa rộng khoảng 20ha trên địa bàn thôn Viên. Đây là nơi có một số hộ dân trồng khoai nước, rau muống, còn lại là khu vực bỏ hoang hóa lâu, ngập nước do đó có nhiều đỉa sinh sống.
Đũa tre dùng một lần độc hại
Loại đũa này được bán công khai tại các chợ ở TP.HCM với giá 30.000-60.000 đồng/gói 5-10 kg. Trên bao bì không có thông tin địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng. Theo lời người bán ở chợ Tân Định, đũa này được các quán ăn, nhà hàng, đám cưới tìm mua vì vừa rẻ, vừa tiện, không phải rửa. Mỗi ngày tiệm bán được vài trăm tới hàng ngàn đôi, thậm chí có người mua về dùng trong gia đình.
Đũa tre độc hại bán tràn lan có thể gây rối loạn đường ruột, thậm chí ung thư.
Kết quả kiểm tra trong tháng 7 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre cho thấy phát hiện hóa chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4-183,2 ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4-93 ppm. Hóa chất này có thể gây rối loạn đường tiêu hóa và vi khuẩn đường ruột, loét niêm mạc đường tiêu hóa thậm chí có nguy cơ dẫn đến mãn tính và ung thư.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm cho biết, đũa càng trắng thì càng độc do liều lượng hóa chất tẩy mùi của tre lớn. Cách nhận diện đũa sấy lưu huỳnh độc hại, theo ông, chỉ cần bóc lớp nylon bên ngoài sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc khó chịu. Do đó, nếu có nhu cầu mua đũa dùng một lần nên chọn sản phẩm màu trắng ngà, không đốm đen, không bị rách thủng bao bì và nên mua 1 tuần trước khi sử dụng.
"Running Man" làm đại sứ thương hiệu thời trang, nước tăng lực
Vũ Xuân Tiến hôm 23/7 đã đặt bút ký hợp đồng quảng báo thương hiệu cho một nhãn hàng thời trang tại Hà Nội. Trước đó, "Running Man" cũng đồng ý làm đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng nước uống vận động của Tân Hiệp Phát. Như vậy, sau khi được phát hiện, Vũ Xuân Tiến đã ký 2 bản hợp đồng thương mại.
Vũ Xuân Tiến đã có 2 bản hợp đồng thương mại sau khi trở thành "Running Man".
Đại diện nhãn hàng thời trang ký hợp đồng với Vũ Xuân Tiến cho biết chọn chàng trai này vì hình ảnh trẻ trung năng đồng, tràn đầy đam mê, dám nghĩ dám làm. Đồng quan điểm, ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết bị thuyết phục bởi ý chí, sự kiên trì, nghị lực, dám nghĩ dám làm của "Running Man".
Đại gia Việt thưở cơ hàn
Chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển, Johnathan Hạnh Nguyễn, bầu Đức... đều xuất thân từ cơ hàn mới có sự nghiệp đình đám như ngày nay.
Nếu như tay buôn hàng hiệu số một Việt Nam Johnathan Hạnh Nguyễn từng phải làm 3-4 nghề để nuôi sống bản thân, chấp nhận rửa xe mùa đông để có tiền đóng học và mất 20 năm mới trở thành tỷ phú, thì chúa đảo Tuần Châu từng xuất thân từ quân nhân. Ông Đào Hồng Tuyển rời quân ngũ những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, ở lại TP.HCM lập nghiệp với công việc là bưng bia, dọn chuồng lợn. Có thời điểm, chúa đảo Tuần Châu còn phải lang thang khắp S&a
Theo Xahoi
Dân tứ xứ đổ xô lên Hà Nội săn đỉa Ngay tại thủ đô Hà Nội, việc săn đỉa bán cho thương lái đang diễn ra rầm rộ. Nhiều ngày nay, cánh đồng ở xã Cổ Nhuế ngày nào cũng tấp nập người đi bắt đỉa Tại cánh đồng ở xã Cổ Nhuế (H.Từ Liêm, Hà Nội), từ cả nửa tháng nay, sáng sớm đã tấp nập người từ khắp nơi đổ về...