Đột nhập chiến hào Quân đội Armenia trong xung đột với Azerbaijan
Tờ Pan của Armenia mới đây đăng tải loạt ảnh các binh sĩ Quân đội Armenia tươi cười hớn hở trên chiến hào trong xung đột với Azerbaijan.
Theo những dòng chú thích ít ỏi của tờ báo này, các binh sĩ Quân đội Armenia
đang làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ dọc tuyến biên giới với Azerbaijan giữa lúc hai bên vẫn đang rất căng thẳng sau hàng loạt các cuộc giao tranh, đã dùng tới vũ khí hạng nhẹ (pháo phản lực, pháo phun lửa, lựu pháo và xe tăng).
Một chiến sĩ trẻ Quân đội Armenia “tự sướng” với hai khẩu AK trên tay gồm: AK-47 (bên trái) và AKM (bên phải).
Các binh sĩ Armenia tại một chốt kiểm soát.
Dây đạn súng máy trải trên mặt đất.
Binh sĩ trẻ tươi cười với khẩu AK-47 trên vai.
Giá để súng AK dọc chiến hào được hình thành bằng các thân cây nhỏ và đất.
Video đang HOT
Các binh sĩ Quân đội Armenia được trang bị có lẽ không tốt lắm, quân phục lôm côm đủ kiểu, người có mũ hoặc không, dùng nhiều loại AK không thống nhất.
Một binh sĩ Armenia đứng tại cảnh hai bức tường được hình thằng bằng thân cây nhỏ.
Quân đội Armenia hiện có 48.850 binh sĩ, trong số đó có 19.950 quân nhân chuyên nghiệp và 25.900 lính nghĩa vụ.
Đa phần trang bị của Quân đội Armenia vẫn từ thời Liên Xô, ít được hiện đại hóa.
Một binh sĩ Armenia với khẩu súng trung liên PKM 7,62mm.
Túi lựu đạn của binh sĩ.
Binh sĩ Armenia trên một chốt phòng thủ với khẩu NSV 12,7mm trên giá ba chân.
Một binh sĩ với khẩu AKM trên tay.
Theo_Kiến Thức
Xung đột Nagorno-Karabakh và nguy cơ đối với nước Nga
Căng thẳng leo thang tại Nagorno-Karabakh đang đẩy Nga vào thế khó khi Moscow muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với cả Azerbaijan và Armenia.
Vào những ngày đầu tiên của tháng Tư, giao tranh ác liệt đã nổ ra tại Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia. Đây là cuộc xung đột lớn nhất kể từ năm 1994 khi hai bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Vậy đằng sau sự bùng phát xung đột này là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với đối với Nga?
Một đơn vị pháo binh của Armenia tại thị trấn Martakert thuộc khu vực Nogorno-Karabakh. Ảnh: Reuters
Bản chất của xung đột tại Nagorno-Karabakh
Các cuộc giao tranh xảy ra tại Nagorno-Karabakh về bản chất là cuộc xung đột sắc tộc giữa Azerbaijan và Armenia. Đỉnh điểm của xung đột này diễn ra vào những năm cuối của thời kỳ Liên Xô cũ và đã bùng phát thành một cuộc chiến tranh giữa hai nước trong giai đoạn 1991-1994.
Azerbaijan và Armenia giao tranh với nhau để giành quyền kiểm soát một vùng đất vốn thuộc về Azerbaijan nhưng cư dân của nó lại chủ yếu lại là người Armenia. Trong cuộc chiến 1991-1994 khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng, Armenia là bên chiến thắng và Nagorno-Karabakh đã thành lập nước cộng hòa tự xưng với sự hậu thuẫn của Armenia.
Đằng sau những căng thẳng bùng phát gần đây tại Nagorno-Karabakh?
Giới quan sát Nga tin rằng, căng thẳng leo thang và biến thành một cuộc xung đột vào đầu tháng qua là do những hành động "khiêu khích" từ phía Azerbaijan. Sự suy thoái về kinh tế khiến giới chức cầm quyền ở Baku được cho là đang tìm cách để hướng sự chú ý ra bên ngoài.
Hơn thế nữa, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Azerbaijan được cho là phụ thuộc chủ yếu vào việc ông "cứng rắn" đến đâu trong việc đòi lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Trong khi đó, theo các nhà phân tích, Armenia không có lý do ở trong nước để "khuấy lên" căng thẳng tại Nagorno-Karabakh.
Một bên nữa được cho là muốn xung đột bùng phát trở lại tại Nagorno-Karabakh có thể là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông Alexander Skakov từ Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã hành động như một "bên kích động" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của mình tại khu vực này. Tuy nhiên Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Nga không đổ lỗi cho Ankara vì đã kích động căng thẳng ở Nagorno-Karabakh.
Việc căng thẳng gia tăng dẫn đến xung đột tại Nagorno-Karabakh được cho là không có gì bất ngờ. Theo các nhà quan sát, tình hình đã nóng lên trong nhiều tháng qua. Cuối tháng 9/2015, các vụ đấu pháo giữa hai bên tại Nagorno-Karabakh đã khiến 10 binh sĩ thiệt mạng. Vào thời điểm đó, các chuyên gia đã cảnh báo rằng khu vực này đang "trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thực sự".
Xe tăng của lực lượng tự vệ Nagorno-Karabakh tại làng Talish. Ảnh: Reuters
Quan điểm của Nga về xung đột tại Nagorno-Karabakh
Việc căng thẳng leo thang tại Nagorno-Karabakh được cho là đang đẩy Nga vào thế khó khi lợi ích của nước này là duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với cả Azerbaijan và Armenia. Bên cạnh đó, việc Nga và Armenia là đồng minh sẽ buộc Nga phải công khai hỗ trợ Yerevan nếu xung đột leo thang hơn nữa. Điều này sẽ đặt ra sự hoài nghi về "mối quan hệ đặc biệt" mà Moscow đang muốn xây dựng với Baku, ông Alexander Skakov nói.
Cho đến nay, Nga đã và đang áp dụng các giải pháp ngoại giao nhằm gây áp lực đối với các bên trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh. Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi Tổng thống Azerbaijan và Armenia chấm dứt các cuộc giao chiến và ngồi vào bàn đàm phán. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng đã tiến hành các cuộc hội đàm với các đối tác Azerbaijan và Armenia nhằm "giảm nhiệt" tại Nagorno-Karabakh.
Theo các chuyên gia nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, xung đột giữa Azerbaijan và Armenia có thể vượt ra ngoài khu vực Nagorno-Karabakh và trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan.
Nếu điều này xảy ra, Nga có thể buộc phải triển khai quân đội của mình trên lãnh thổ đồng minh Armenia. Điều đó đồng nghĩa với việc Nga sẽ bị cuốn vào một cuộc xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, chiến sự leo thang tại Nagono-Karabakh có thể dẫn đến bất ổn ở khu vực Nam Kavkaz và nước Cộng hòa Bắc Kavkaz thuộc Nga.
Các chuyên gia tin rằng, một cuộc chiến toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan khó có thể xảy ra vào thời điểm này. Sự leo thang căng thẳng hiện nay có thể chỉ là một nỗ lực của Baku nhằm tìm hiểu phản ứng của các bên quan tâm.
Tuy nhiên các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, các bên trung gian trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, trong đó có Moscow nên tập trung vào việc triển khai các quan sát viên quốc tế tại khu vực này, đồng thời thiết lập một cơ chế quan sát về cuộc xung đột. Nếu không, căng thẳng tiếp tục bùng phát là điều không thể tránh khỏi./.
Liệu Nga có "nhảy vào" cuộc chiến Armenia - Azerbaijan?
Nguyễn Hùng
Theo_VOV
Đạn pháo Armenia bay nhầm sang Iran Một quả đạn pháo được bắn đi từ các lực lượng Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh đã rơi xuống miền Bắc Iran nhưng không gây thương vong, hãng thông tấn Fars của Iran ngày 5-4 đưa tin. Khu vực xung đột Nagorny Karabakh "Trong bối cảnh xảy ra các cuộc xung đột giữa Armenia...