Đột ngột đến thăm nhà, thấy con rể lụi cụi trong góc bếp, tôi lên phòng thì lặng người khi thấy dáng vẻ con gái
Tôi muốn tìm hiểu rốt cuộc con gái đang làm gì nên đã rón rén đi lên. Tưởng con bé bận lắm, nào ngờ lúc ấy, con tôi đang nằm ườn trên giường.
Chào mọi người. Tôi tên Huệ, năm nay đã 48 tuổi. Tôi có hai cô con gái, đứa nhỏ đang đi học, đứa lớn hiện tại đã lập gia đình.
Con gái đầu của tôi là một người giỏi giang và thành đạt. 28 tuổi, con bé đã trở thành giám đốc tài chính của một công ty tầm cỡ. Kiếm được tiền, lại quen với việc điều hành quản lý ở công ty nên con bé chẳng bao giờ đụng tay vào việc nhà. Dạo này công việc của chồng kém hơn, con chẳng động viên, còn suốt ngày than vãn trách cứ.
Video đang HOT
Mấy hôm trước, con rể bị tai nạn gãy tay. Thương con, tôi mua đôi chim bồ câu sang để nấu cháo tẩm bổ. Vậy mà vừa đặt chân đến nhà, tôi đã thấy con rể đang lúi húi nấu cơm dù một bên tay đang bó bột. Hỏi thì con bảo vợ bận nên đang làm việc trên phòng.
Tôi muốn tìm hiểu rốt cuộc con gái đang làm gì nên đã rón rén đi lên. Tưởng con bé bận lắm, nào ngờ lúc ấy, con tôi đang nằm ườn trên giường buôn chuyện với bạn qua điện thoại. Dù là mẹ đẻ nhưng tôi vẫn vô cùng thất vọng với hành động của con. Ra hiệu cho con tắt máy không được, tôi giật điện thoại, đập tan nó rồi tuyên bố:
“Đừng tưởng kiếm ra tiền rồi thích làm gì cũng được. Chồng ốm thì phải biết mà đỡ đần chồng, bây giờ không phải lúc để con tán dóc. Đừng để sau này chồng bỏ lại ân hận con ạ”.
Cứ nghĩ con sẽ tỉnh ra, nào ngờ con bé khóc và nói tôi không nên xen vào chuyện gia đình của nó. Thế nhưng tôi là mẹ, làm sao đứng trơ mắt nhìn con mình sai lại càng sai thế này? Tôi lo lắm, cứ đà này thì mai kia, con tôi cũng sẽ bị chồng bỏ mất thôi. Tôi phải làm gì để con bé chịu thay đổi tâm tính đây?
(huenguyen…@gmail.com)
Sáng mai (29/11), xét xử phúc thẩm vụ án Công ty Nhật Cường
Sáng mai (29/11), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (viết tắt là Công ty Nhật Cường).
Phiên toà được mở theo đơn kháng cáo của nhiều bị cáo và kháng nghị của Viện KSND TP Hà Nội. Dự kiến, phiên toà diễn ra trong ba ngày (từ ngày 29/11 đến 1/12).
Trước đó, ngày 10/5, TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với 14 bị cáo trong vụ này. Sau đó, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của 11 bị cáo. Trong đó, nhóm bị cáo từng làm việc tại Công ty Nhật Cường gồm: Nguyễn Bảo Ngọc (Giám đốc tài chính), Trần Ngọc Ánh (Phó Tổng Giám đốc), Đỗ Quốc Huy (Giám đốc bán hàng), Nông Văn Lư (nhân viên), Hoàng Văn Phong (Trưởng ngành hàng Apple), Nguyễn Thị Bích Hằng (Kế toán trưởng), Lê Hoài Phương (nhân viên Công ty Nhật Cường tại Quảng Châu, Trung Quốc). Các bị cáo khác gồm: Nguyễn Bảo Trung (trú tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội), Ngô Đức Tùng (trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội), Phạm Văn Hiệp (trú tại phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) và Ngô Tuấn Sửu (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn).
Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm.
Trong đơn kháng cáo, 11 bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt, miễn trách nhiệm nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.
Sau phiên toà sơ thẩm, Viện KSND TP Hà Nội cũng đã kháng nghị bản án. Theo kháng nghị của Viện KSND TP Hà Nội, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã không triệu tập người đại diện Công ty Nhật Cường tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót. Về phần áp dụng biện pháp tư pháp, Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nêu rõ, quá trình điều tra cũng như kết quả xét hỏi tại phiên tòa xác định, toàn bộ khoản tiền 221 tỷ đồng thu lời bất chính từ hành vi buôn lậu được nhập vào Công ty Nhật Cường, theo dõi, hạch toán, quản lý trên phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường do bị can Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) là chủ sở hữu toàn bộ công ty này.
8 bị cáo từ Phó Tổng Giám đốc đến nhân viên Công ty Nhật Cường đều là người làm công ăn lương, giữ vai trò giúp sức cho bị can Bùi Quang Huy, không được ăn chia khoản tiền thu lợi bất chính này. Do đó, Viện kiểm sát kháng nghị phần quyết định về biện pháp tư pháp của Bản án hình sự sơ thẩm số 144/2021/HS-ST ngày 10/5/2021 của TAND TP Hà Nội.
Cụ thể, Viện KSND TP Hà Nội đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 144/2021 HS-ST ngày 10/5/2021 của TAND TP Hà Nội theo hướng: Đưa Công ty Nhật Cường tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; buộc Công ty Nhật Cường phải nộp lại khoản tiền 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để tịch thu sung quỹ Nhà nước. Không buộc các bị cáo: Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc, Đỗ Quốc Huy, Nông Văn Lư, Trần Tất Khoa, Lê Hoài Phương, Ngô Tuấn Sửu, Ngô Đức Tùng, Hoàng Văn Phong, Nguyễn Bảo Trung, Phạm Văn Hiệp, Bùi Quốc Việt và Đỗ Văn Dũng phải liên đới nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính 221 tỷ đồng.
Hàng loạt giám đốc rời khỏi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC) hôm 11.11 cho biết bốn giám đốc đã từ chức trong một cuộc cải tổ lớn về nhân sự cấp cao sau khi công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen hồi cuối năm ngoái. Theo Nikkei, trong bốn người từ chức bao gồm Phó chủ tịch Chiang Shang-yi, cựu đồng giám đốc điều hành và giám...