Đột ngột choáng váng, nói khó, người đàn ông xuất huyết não nguy kịch
Người đàn ông ở Quảng Ninh đột ngột choáng váng, nói khó rồi đi vào hôn mê.
Kếp hợp hai kỹ thuật cứu sống bệnh nhân xuất huyết não nguy kịch tính mạng
Đây là trường hợp của bệnh nhân Trần A D. (52 tuổi), trú xã Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.
Theo gia đình cho biết, bệnh nhân đột ngột choáng váng, yếu nửa người phải, nói khó nên được gia đình đưa vào TTYT huyện thăm khám, nghi ngờ xuất huyết não nên đã nhanh chóng sơ cứu và lập tức chuyển về BVĐK tỉnh Quảng Ninh xử trí.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, glasgow 12 điểm, liệt nửa người phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện ổ xuất huyết lớn bán cầu trái, kích thước khoảng 70×35mm gây đè đẩy đường giữa 8mm. Đồng thời, phát hiện thêm túi phình động mạch não giữa trái, kích thước 5,6×7,1 mm, cổ túi phình 3,3mm.
Hình ảnh ổ xuất huyết não và túi phình động mạch não được xử trí sau phẫu thuật.
Nhận định là ca cấp cứu tối khẩn cấp, bệnh nhân D. xuất huyết nặng nề, chảy máu lan tỏa tràn nhu mô não kèm theo túi phình mạch kích thước lớn, cần phải lựa chọn phương án xử trí để có thể giải quyết được cả hai tổn thương tối ưu.
Sau khi hội chẩn đa chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức và trao đổi với gia đình, các bác sĩ quyết định kết hợp hai phẫu thuật là: Kẹp túi phình động mạch não giữa bằng clip dưới kính vi phẫu và vi phẫu thuật lấy bỏ ổ máu tụ lớn trong cùng cuộc mổ để cứu bệnh nhân đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Kíp mổ do các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống phối hợp với khoa Gây mê hồi sức thực hiện. Phẫu thuật viên mở xương sọ, màng cứng và lấy máu khối tụ trong não.
Tiếp tục bóc tách bộc lộ toàn bộ túi phình động mạch não giữa bên trái qua khe Sylvius để giảm thiếu tối đa nguy cơ tổn thương vùng não lành, kiểm soát mạch máu, dây thần kinh quan trọng và tiến hành kẹp cổ túi phình bằng clip dưới kính vi phẫu. Kèm theo đó là 1 phẫu thuật vi phẫu lấy bỏ hoàn toàn ổ xuất huyết não và cầm máu điểm chảy máu.Ca mổ kéo dài gần 7 tiếng căng thẳng đã diễn ra thành công.
Sau 1 tuần theo dõi và điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, sức khỏe ổn định, ăn uống được và đang tập phục hồi chức năng bên nửa người yếu.
Video đang HOT
Túi phình mạch não được kẹp bằng clip, ngăn nguy cơ vỡ khối phình mạch.
BS. Đinh Văn Triệu, Khoa Phẫu thuật Thần kinh Cột sống, BVĐK tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Trường hợp bệnh nhân D. phức tạp do ổ xuất huyết lớn chèn ép gây tổn thương nhu mô não và phát hiện một túi phình động mạch não giữa dọa vỡ nguy hiểm. Trước bệnh cảnh nặng nề như vậy, chúng tôi đã quyết định kết hợp 2 phẫu thuật trong cùng một cuộc mổ.
Đây là hướng xử trí tối ưu và khả thi nhất, vừa giải quyết được tình trạng chảy máu não cấp tính, vừa ngăn chặn được nguy cơ vỡ túi phình mạch, giúp người bệnh mau phục hồi, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống về sau. Phương pháp này cũng giúp bệnh nhân D. có hoàn cảnh khó khăn tiết kiệm chi phí điều trị hơn so với can thiệp nội mạch.
Dù tiên lượng ca mổ khó khăn do vừa phải xử trí ổ xuất huyết kích thước lớn, lại vừa kết hợp thực hiện thêm kỹ thuật khó là kẹp túi phình động mạch não, song với 100% nỗ lực của đội ngũ phẫu thuật viên, bệnh nhân đã phục hồi ngoài mong đợi.
Ca phẫu thuật thành công còn nhờ sự phối hợp chặt chẽ của khoa Gây mê hồi sức giúp bệnh nhân ổn định khi trải qua cuộc đại phẫu kéo dài, từ đó phẫu thuật viên yên tâm xử trí tổn thương”.
Bệnh nhân phục hồi tích cực sau cuộc mổ kết hợp lấy máu tụ nội sọ và kẹp phình mạch não bằng clip.
Ưu điểm của kỹ thuật vi phẫu kẹp túi phình mạch não bằng clip
Cùng với triển khai các kỹ thuật ít xâm lấn như can thiệp nút mạch não bằng coil và đặt stent thay đổi dòng chảy vào túi phình mạch, thì vi phẫu kẹp túi phình mạch não bằng clip luôn được đánh giá phương pháp kinh điển trong điều trị bệnh phình động mạch não, bởi hiệu quả bảo vệ người bệnh lâu dài khỏi nguy cơ xuất huyết.
Đây là kỹ thuật cao tuyến trung ương đã được các bác sĩ ngoại thần kinh BVĐK tỉnh Quảng Ninh làm chủ và triển khai với kết quả điều trị khả quan trong thời gian qua.
BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống, BVĐK tỉnh Quảng Ninh cho biết, vi phẫu kẹp túi phình mạch não bằng clip được thực hiện thành công cho bệnh nhân D. đã khẳng định những lợi ích mà kỹ thuật này mang lại. Đây cũng là kỹ thuật khó, chuyên sâu tuyến trung ương, đòi hỏi đội ngũ phẫu thuật viên có năng lực, trình độ tay nghề, để không gây thêm tổn thương vùng não lành trong quá trình bộc lộ và kẹp clip túi phình.
Việc chỉ định phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não vẫn luôn được cân nhắc tùy từng bệnh cảnh và nhu cầu của người bệnh, nhằm mở rộng cửa sổ điều trị cho những trường hợp dị dạng động mạch não từ thể nhẹ đến nặng, từ đó đem lại hiệu quả điều trị khả quan nhất cho người bệnh..
Nhờ việc chủ động, linh hoạt ứng dụng các kỹ thuật khó, chuyên sâu trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh mà nhiều ca mắc bệnh lý sọ não nguy kịch được trao thêm cơ hội sống và phục hồi về sau.
Xuất huyết não, cách nào phòng tránh?
Bệnh nhân 40 tuổi nhưng có tiền sử uống rượu trên 20 năm, người đàn ông ở Hà Nội bị xuất huyết não.
Dù đưa vào viện ngay giờ thứ 2 - "giờ vàng"- nhưng tiên lượng rất nặng.
Khoa Đột quỵ não, Viện thần kinh thuộc Bệnh viện 108 thời gian gần đây thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân xuất huyết não do nghiện rượu. Nhận định đây là tình trạng đáng báo động, các bác sĩ cho hay người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người đàn ông mới 40 tuổi ở Hà Nội nhưng có tiền sử trên 20 năm uống rượu. Ông được đưa vào viện ngay trong giờ thứ 2 sau khi xuất hiện triệu chứng nhưng tình trạng đã rất nặng, hôn mê sâu, giãn đồng tử, da niêm mạc vàng xạm, bụng cổ trướng. Siêu âm cho thấy có dịch ổ bụng, rối loạn chức năng đông máu, kết quả chụp CT sọ não cho thấy xuất huyết não lan toả hai bán cầu.
Ca bệnh thứ 2 là người đàn ông 54 tuổi, quê Nam Định. Ông có tiền sử uống rượu trên 20 năm, mỗi ngày trên 200ml, điều trị xơ gan rượu nhiều năm nay. Trước vào viện 1 ngày, ông đột ngột hôn mê, liệt nửa người trái, được cấp cứu tại bệnh viện địa phương rồi chuyển lên Bệnh viện 108.
Lúc này, bệnh nhân đã hôn mê, da niêm mạc vàng xạm, siêu âm xơ gan, dịch ổ bụng, xét nghiệm rối loạn chức năng đông máu nặng, CT sọ não cho thấy xuất huyết não lớn bán cầu não phải.
Cũng như người bệnh 40 tuổi ở Hà Nội, người đàn ông 54 tuổi này phải điều trị tích cực.
Theo BSCKI Tạ Đức Thao, Khoa Đột quỵ não, xuất huyết não là tình trạng máu ở các động mạch, tĩnh mạch não bị vỡ, máu chảy vào mô não tạo thành ổ máu tụ; có thể vào khoang dưới nhện, não thất.
Xuất huyết não chiếm 15-20% trong số người bệnh đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết não là do tăng huyết áp, vỡ dị dạng bất thường mạch máu não, rối loạn chức năng đông máu, bệnh thoái hoá dạng tinh bột, ung thư và các nguyên nhân khác.
Người bệnh xuất huyết não do nghiện rượu đều có một quá trình lạm dụng rượu, bia kéo dài gây tổn thương gan dẫn đến xuất huyết não.
T ại sao nghiện rượu lại tăng nguy cơ xuất huyết não?
BS Thao cho biết, nguyên nhân gây viêm gan do rượu là quá trình phân hủy rượu tạo ra các hóa chất độc gây viêm, phá hủy tế bào gan. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến suy chức năng gan do rượu.
Gan là nơi tổng hợp các yếu tố đông máu, bệnh gan nặng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Chính vì vậy, khi suy giảm các chất đông máu và tiểu cầu do xơ gan sẽ dẫn tới xuất huyết nhiều nơi trong đó có xuất huyết não.
"Những trường hợp này thường rất nặng do chảy máu lớn, không có chất đông máu để tự cầm nên tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao" - BS Thao phân tích và khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng rượu, bia để giảm nguy cơ không chỉ bệnh gan mà còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết não.
Xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ, Nguồn: Khoa Đột quỵ não, Viện thần kinh thuộc Bệnh viện 108
Điều nên làm khi xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ:
- Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tện nào sẵn có để có thể chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.
- Trong quá trình chờ xe:
Nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa đặt bệnh nhân ở "tư thế hồi sức"
Nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục
Làm việc này khiến bạn tăng nguy cơ đột quỵ tới 60% chỉ trong 1 giờ Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và nó có thể xảy ra trong chớp nhoáng, không lường trước được. Theo trang tin Best Life, một hoạt động có thể khiến nguy cơ đột quỵ của bạn tăng vọt 60% chỉ trong vòng 60 phút, đó là vận động nặng. Đại học Quốc gia Ireland (NUI Galway) đã phân tích...