Đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang khiến nước hồ chứa đập Tam Hiệp lập đỉnh mới
Đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) đã khiến hồ chứa nước của đập Tam Hiệp lập đỉnh mới.
Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc mở cửa xả lũ ngày 19/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, đến 8h sáng 22/8, mực nước đo được tại hồ chứa nước đã tăng lên mức 167,6m – là mức cao nhất kể từ khi đập Tam Hiệp được xây dựng vào năm 2003.
Lưu lượng nước từ sông Trường Giang đổ vào hồ chứa là 75.000 m3/s và lưu lượng xả lũ tối đa là 49.000 m3/s. Độ sâu thiết kế tối đa của hồ chứa lớn nhất Trung Quốc là 175m.
Đợt lũ thứ 5 trên sông Trường Giang cùng với lũ trên sông Gia Lăng là hệ quả của mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc.
Ngày 18/8 vừa qua, chính quyền thành phố đã kích hoạt mức phản ứng cao nhất đối với lũ lụt trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp độ của Trung Quốc. Lũ lụt tại đây đã khiến hơn 250.000 người dân phải sơ tán khẩn cấp, nhấn chìm gần 24.000 nhà cửa, nhưng không gây thiệt hại về người.
Video đang HOT
Dự án đập Tam Hiệp hoàn thành vào năm 2012 và được thiết kế không chỉ nhằm sản xuất điện mà còn ngăn lũ trên sông Trường Giang sau khi xảy ra nhiều trận lũ gây thiệt hại lớn trong lịch sử Trung Quốc.
Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc, các đập thủy điện khổng lồ của nước này đã tích trữ hơn 100 tỷ m3 nước lũ trong năm nay và giúp 18,5 triệu người không phải đi sơ tán do lũ lụt. Riêng đập Tam Hiệp đã cắt giảm 34% lượng nước lũ ở hạ lưu.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hoài nghi về khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp, thậm chí còn cho rằng con đập này có thể gây ra nhiều hậu quả trong dài hạn.
Trung Quốc gấp rút đối phó đỉnh lũ siêu lớn trên sông Trường Giang
Đập Tam Hiệp được dự báo đón lượng nước lũ sông Trường Giang (Dương Tử) đổ về kỷ lục vào ngày 20-8, có thể đạt đỉnh 76.000 m3/giây - lưu lượng lớn nhất kể từ khi đập này được xây dựng.
Lưu lượng nước khi đi qua trạm thủy văn Thốn Than đo được vào chiều ngày 19-8 là 73.600 m3/giây, mực nước trên các dòng chính của sông Trường Giang (Dương Tử) đoạn từ Lô Châu đến Thốn Than, Thạch Thủ đến Liên Hoa Đường và hồ Động Đình đều vượt cảnh báo lũ từ 0,04 -9,15 m.
Để đối phó đỉnh lũ, các đập ở thượng nguồn sông Trường Giang do Tập đoàn Tam Hiệp quản lý (gồm đập Ô Đông Đức, Khê Lạc Độ, Hướng Gia Bá) sẽ phối hợp để cùng kiềm chế lũ, giảm bớt áp lực phòng chống lũ lụt cho tỉnh Tứ Xuyên, TP Trùng Khánh cũng như đập Tam Hiệp.
Đỉnh lũ chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp dự kiến lên tới 76.000 m3/giây vào ngày 20-8 Ảnh: Tân Hoa Xã
Lưu lượng xả lũ của đập Tam Hiệp sẽ tăng từ 42.000 lên 46.000 m3/giây. Các chuyên gia thuỷ lợi cho biết việc bố trí các con đập sẽ phân tán áp lực kiểm soát lũ lụt nhằm ngăn chặn đỉnh lũ siêu lớn gây ra thảm họa cho các thành phố ven sông.
Tại cuộc họp khẩn hôm 19-8, Bộ Thủy lợi nói rằng do cộng hưởng của mưa lớn và lũ trên sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, cùng với bão số 7 Higos, trong 3 ngày tới, tình hình mưa lũ trên các sông chính của Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp.
Trung Quốc trải qua mùa mưa bất thường trong năm 2020 với những đợt kéo dài và lượng mưa lớn hơn, chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Các đoạn sông ở tỉnh An Huy, TP Lan Châu (tỉnh Cam Túc), tỉnh Vân Nam, sông Hoàng Hà, thượng nguồn sông Hoài mực nước tăng lên đáng kể. Ở thượng nguồn sông Trường Giang dự báo đón một trận lũ lớn.
Lũ lụt thượng nguồn sông Trường Giang buộc giới chức Trung Quốc sơ tán hơn 100.000 người từ hôm 18-8. Bộ Thủy lợi cũng ảnh báo lũ ống, lũ quét trên lưu vực sông Hoàng Hà.
Bộ Thủy lợi quyết định nâng mức cảnh báo phòng chống thiên tai từ cấp độ 3 lên cấp độ 2, đồng thời điều động thêm 3 đoàn công tác, trong đó có một đoàn đến đập Tam Hiệp. Ủy ban Thủy lợi Trường Giang phát báo động đỏ, cảnh báo mực nước lũ tại một số trạm quan trắc dự kiến vượt mức chống lũ an toàn hơn 5 m.
Hồ chứa đập Tam Hiệp (nhằm hạn chế lượng nước chảy xuống hạ lưu) vốn đã cao hơn mức cảnh báo chính thức hơn 10 m trong hơn một tháng qua. Do đó, theo Bộ Thủy lợi, đập Tam Hiệp buộc phải tăng lượng xả lũ từ ngày 18-8 để giảm sức ép kiểm soát lũ.
Con đường ở Trùng Khánh ngập sâu do mực nước sông Trường Giang dâng cao. Ảnh: Sohu
Theo một thành viên của Ủy ban quốc gia về giảm nhẹ thiên tai, đập Tam Hiệp thu hút rất nhiều sự chú ý và việc chuẩn bị cho bất kỳ đỉnh lũ nào cũng phải phối hợp chặt chẽ giữa nhiều hồ, đập dọc theo sông Trường Giang cũng như các nhánh của nó. Theo Cục phòng chống thiên tai, hạ lưu sông Trường Giang đang bước vào thời kỳ nắng nóng, ít mưa, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm áp lực, giúp điều tiết lũ ở thượng nguồn.
Hiện Bộ Thủy lợi Trung Quốc có 6 đoàn công tác ở tuyến đầu để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Bộ Tài chính và Bộ Quản lý các tình trạng khẩn cấp quyết định viện trợ khoảng 66 triệu USD cho các địa phương đang chịu thiệt hại nặng do mưa lũ như Tứ Xuyên, Cam Túc, Trùng Khánh...
Đập Tam Hiệp 'gồng mình' đón trận lũ thứ 4, Chính quyền Trung Quốc kêu gọi các nguồn lực chuẩn bị ứng phó Trận lũ thứ 4 đã hình thành trên sông Dương Tử ở Trung Quốc, khiến lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp tăng mạnh. Đập Tam Hiệp 'gồng mình' đón trận lũ thứ 4, Chính quyền Trung Quốc kêu gọi các nguồn lực chuẩn bị ứng phó. Tân Hoa Xã dẫn thông báo ngày 14/8 của chính quyền Trung Quốc...