Đợt lũ lịch sử cướp hơn 1.000 mạng người ở Pakistan
Pakistan đang kêu gọi quốc tế hỗ trợ giữa lúc mưa lũ đã cướp đi sinh mạng 1.033 người ở nước này từ tháng 6 đến nay, gây ảnh hưởng hơn 33 triệu người.
Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) của Pakistan ngày 28.8 thông báo có 119 người chết do mưa lũ trong 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng kể từ tháng 6 lên hơn 1.033. Ngoài ra, có ít nhất 1.456 người khác bị thương.
NDMA cho hay đây là đợt mưa lũ nghiêm trọng nhất kể từ mùa lũ lịch sử năm 2010, thời điểm có hơn 2.000 người thiệt mạng và gần 1/5 diện tích Pakistan bị chìm trong nước, theo AFP. “Ảnh hưởng của đợt thiên tai này lớn hơn ước tính”, Thủ tướng Shehbaz Sharif viết trên Twitter sau khi đến thăm các vùng lũ. Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Sherry Rehman gọi đây là thảm họa có quy mô lịch sử.
Video đang HOT
Một con đường bị nước lũ phá hủy tại vùng Madian, Pakistan ngày 27.8. Ảnh AFP
Reuters đưa tin hàng chục ngàn người phải sơ tán tại miền bắc Pakistan cuối tuần qua do lũ quét đổ về khiến nước sông dâng cao. Nước tràn bờ nhiều con sông trong khu vực, cuốn trôi nhiều ngôi nhà ven sông, trong đó có một khách sạn 150 phòng bị dòng nước dữ nuốt chửng. Tại huyện Charsadda (tỉnh Khyber Pakhtunkhwa), khoảng 180.000 người sơ tán và nhiều người phải qua đêm ngoài đường cùng với vật nuôi. Nhiều vùng đã bị cô lập và đội cứu hộ phải dùng trực thăng để giải cứu những người không kịp sơ tán. Nhân viên cứu hộ Umar Rafiq nói với AFP rằng người dân được gọi dậy vào 3 – 4 giờ sáng để chạy lũ.
Theo một số báo cáo, con đập Kach gần TP.Ziarat ở tỉnh Balochistan đã bị vỡ, trong khi một số con đập khác trong khu vực cũng bị hư hại. Các quan chức tỉnh Sindh ở miền nam đang chuẩn bị ứng phó trong những ngày tới khi nước lũ từ đầu nguồn sông Ấn sắp đổ về. Hiện tại, nhiều vùng tại tỉnh này đã bị ngập và người dân phải tạm lánh nạn trên những con đường cao.
Afghanistan cầu viện quốc tế
Tại Afghanistan kế bên, chính quyền Taliban cũng kêu gọi quốc tế giúp đỡ do mưa lũ trong tháng này khiến 192 người thiệt mạng, làm chết hàng ngàn vật nuôi và 1,7 triệu cây ăn quả. Phó giám đốc cơ quan thảm họa Afghanistan Sharafudden Muslim cho biết hơn 1 triệu hộ gia đình cần hỗ trợ.
Nhà chức trách cho biết mùa mưa lũ năm nay đã ảnh hưởng hơn 33 triệu người, làm hư hại hoặc phá hủy gần 1 triệu ngôi nhà. Bên cạnh đó, hơn 2 triệu hecta rau màu bị hư hại, 3.451 km đường sá bị phá hủy, 149 cây cầu bị cuốn trôi. Chính phủ Pakistan đã ban bố tình trạng khẩn cấp và triển khai quân đội để hỗ trợ ứng phó thiên tai.
Giới lãnh đạo Pakistan còn kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và dự tính tổ chức sự kiện gây quỹ. Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã cử một đội cứu hộ đến hỗ trợ, trong khi chính phủ Anh đã công bố khoản hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp trị giá 1,5 triệu bảng Anh cho Pakistan.
Thêm hàng chục nghìn người phải sơ tán tại Australia
Mặc dù nước trên các con sông bắt đầu rút và các trận mưa lớn đã di chuyển về phía Bắc Sydney - thành phố lớn nhất của Australia - khoảng 85.000 người dân tại đây vẫn phải sơ tán do nước lũ đã nhấn chìm nhà của họ.
Mưa lũ gây ngập lụt trên một tuyến đường ở Windsor, New South Wales, Australia, ngày 4/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 6/7, Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp bang New South Wales, bà Steph Cooke cho biết các nhân viên cứu hộ đã phải làm việc xuyên đêm, hỗ trợ người dân sơ tán khẩn cấp. Thủ hiến bang này, ông Dominic Perrottet cho biết trong ngày trước đó, chính quyền bang đã yêu cầu khoảng 50.000 dân đi sơ tán và cảnh báo nguy cơ có thêm nhiều ngôi nhà bị ngập trong tuần này.
Thủ tướng Anthony Albanese thông báo ngân quỹ liên bang sẽ được cấp cho người dân vùng thiên tai. Ông nêu rõ 4 đợt lũ lụt lớn tại Sydney và khu vực xung quanh kể từ tháng 3/2021, tiếp nối những trận cháy rừng trong mùa Hè 2019-2020 là bằng chứng cho thấy cần phải hành động khẩn cấp chống tình trạng biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Albanese nhấn mạnh: "Australia thường xuyên hứng chịu lũ lụt, cháy rừng. Các chứng cứ khoa học cho thấy nếu tiếp tục không hành động chống biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn."
Australia thời gian qua đã hứng chịu những hình thái thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, từ hạn hán, cháy rừng, tình trạng tẩy trắng rạn san hô Great Barrier đến lũ lụt hoành hành ngày càng thường xuyên hơn.
Nắng nóng, hạn hán, mưa lũ - Thời tiết khắc nghiệt bao trùm thế giới Trong khi các nước châu Âu và Mỹ oằn mình trong nắng nóng, hạn hán, cháy rừng thì một số quốc gia châu Á lại thiệt hại nặng nề vì mưa to, ngập lụt. Châu Á chìm trong mưa lũ Nhiều xe ô tô bị ngập nước sau trận mưa lớn tại Seoul, Hàn Quốc ngày 8/8/2022. Ảnh: THX/TTXVN Mức độ nghiêm trọng...