Đột kích ‘lãnh địa của thiếc tặc’ tại Đạ Sar, Lâm Đồng
Ngày 21/7, qua thông tin của người dân, trong vai du khách đi vào rừng, nhóm phóng viên đã đột kích “lãnh địa của thiếc tặc” tại tiểu khu 143, 144 A, thuộc địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Một điểm khai thác thiếc trái phép.
Giữa núi rừng, nhiều nhóm người đang tiến hành đào đất, lập trại khai thác thiếc trái phép.
Phát hiện một số điểm khai thác thiếc, nhóm phóng viên đã liên hệ với chủ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương, Công an xã Đạ Sar để được hỗ trợ và tiếp cận gần hơn với các hầm khai thác trái phép. Lực lượng chức năng huyện Lạc Dương đã huy động khoảng 40 người gồm: Công an xã Đạ Sar, Hạt Hiểm lâm huyện và Ban quản lý rừng Đarahoa (huyện Lạc Dương).
Video đang HOT
Hoạt động khai thác thiếc diễn ra ngang nhiên tại tiểu khu 144A, thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng Đarahoa (huyện Lạc Dương) quản lý. Tại một giếng thiếc, có hai người đứng trên để tời đất và thiếc lên, trong khi một người khác ở dưới để đào đất. Miệng giếng thiếc rộng khoảng 1,5 m2, sâu khoảng 16 m, được kè chắn kiên cố bằng gỗ thông, có ống thông hơi và đường dây điện phục vụ việc khai thác thiếc. Cách đó không xa, “thiếc tặc” sử dụng một máy nổ để phát điện.
Tại khoảnh 9, tiểu khu 144A, tổ công tác đã phát hiện 4 đối tượng đang thực hiện khai thác thiếc trái phép gồm: Bùi Đức Xuân (sinh năm 1984), Trương Văn Phương (sinh năm 1989), Bùi Văn Quân (sinh năm 1985) đều quê ở Thạch Thành, Thanh Hóa; Bùi Văn Thắng (sinh năm 1983) quê ở Hòa Bình. Sau khi lập biên bản, các ngành chức năng huyện Lạc Dương đã tiêu hủy tại chỗ nhiều tang vật liên quan như: một máy bơm nước, hai lán trại (bằng bạt), một số vật dụng đào đãi thiếc và thu giữ hai chiếc xe máy, một máy khoan.
Theo ông Trịnh Văn Tiến, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương, đây là khu vực thường xuyên được lực lượng chức năng tiến hành giải tỏa. Tuy nhiên, các đối tượng “thiếc tặc” vẫn lén quay trở lại. Ngay tại vị trí này trong tháng 6/2022, Đoàn liên ngành của huyện đã tổ chức giải tỏa một vụ khai thác thiếc trái phép. Đơn vị chức năng huyện sẽ tăng cường bố trí lực lượng theo dõi địa bàn, kiên quyết giải tỏa khi có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
Tại hiện trường, nhiều cây gỗ, phách gỗ các loại bị chặt hạ để làm lều trại. Trên mặt đất, mùn cưa vẫn còn thơm mùi gỗ vương vãi khắp nơi. Cách đó không xa, tổ công tác phát hiện một điểm đang khai thác thiếc nhưng không thấy đối tượng nào tại hiện trường.
Giữa núi rừng có nhiều nhóm người đang tiến hành đào đất, lập trại khai thác thiếc trái phép.
Hiện trường khu vực khai thác thiếc trái phép rộng khoảng 10 ha, nhiều cây thông lớn bị kéo bật gốc, cưa hạ, xẻ thành lóng để sử dụng gia cố, chống đỡ hầm thiếc hoặc bị đục đẽo thành các trục quay đặt lên các miệng “giếng” để quay máy, múc đất đào đãi thiếc. Ngoài hai giếng thiếc phát hiện mới, xung quanh khu vực này có hàng chục hầm, giếng cũ đã bị các đối tượng khai thác bỏ lại.
Hưng Thịnh đề xuất lập quy hoạch khu đô thị sinh thái tại Bảo Lâm, Lâm Đồng
Huyện Bảo Lâm thống nhất theo đề nghị của Tập đoàn Hưng Thịnh về phạm vi, ranh giới khảo sát lập ý tưởng quy hoạch xây dựng khu đô thị sinh thái phía Nam Bảo Lộc.
UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Trung Thành sau buổi làm việc với tập đoàn Hưng Thịnh.
UBND huyện đề nghị Tập đoàn Hưng Thịnh khẩn trương rà soát, xác định rõ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của dự án, đồng thời cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất án trong các quy hoạch có liên quan.
Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo tôn trọng hiện trạng sử dụng đất của địa phương; tôn trọng các quy hoạch đã có, quy hoạch đã và đang lập trên địa bàn huyện; tôn trọng các ý tưởng quy hoạch của các đơn vị tài trợ quy hoạch trên địa bàn huyện...
UBND huyện Bảo Lâm yêu cầu việc khảo sát phạm vi, ranh giới và lập ý tưởng quy hoạch dự án phải có nội dung cụ thể, địa điểm, quy mô cụ thể và phù hợp với các quy hoạch của huyện Bảo Lâm. Thời gian cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu quy hoạch đất của dự án hoàn thành trước 22/7 để làm cơ sở UBND huyện trình các cấp có thẩm quyền.
Thời gian gần đây, Tập đoàn Hưng Thịnh liên tục đề xuất tài trợ lập quy hoạch nhiều khu vực có diện tích lớn tại Lâm Đồng. Tập đoàn này đề xuất tài trợ quy hoạch phân khu và đăng ký đầu tư tại khu Bắc xã Liên Hiệp huyện Đức Trọng, diện tích khoảng 1.086 ha; nghiên cứu, tài trợ lập quy hoạch Vùng phức hợp đô thị xanh kết hợp nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái theo ranh đề xuất thuộc huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh khoảng 48.000 ha.
Ngoài ra, tập đoàn này còn cùng Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Nam Miền Trung nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng mức đầu tư khoảng 18.200 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho liên danh nhà đầu tư này khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư dự án đoạn cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.
Hồ thủy lợi diện 'bảo vệ nghiêm ngặt' bị lấn chiếm, vì sao chậm xử lý? Dù thuộc danh mục các hồ thủy lợi cần bảo vệ nghiêm ngặt của tỉnh Lâm Đồng nhưng hơn 1 năm qua, hồ thủy lợi Próh (huyện Đơn Dương) vẫn liên tục bị lấn chiếm nghiêm trọng. Dư luận đặt câu hỏi liệu có sự cấu kết để xảy ra lấn chiếm này không? Nhóm người lạ mặt liên tục xua đuổi nhóm...