Đợt bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc vào giai đoạn cuối
Một quan chức y tế Trung Quốc cho biết đợt bùng phát COVID-19 mới nhất ở nước này đã qua thời kỳ đỉnh điểm và bước vào giai đoạn cuối.
Người dân thành phố Hắc Hà được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngày 31/10. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 20/11, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC), ông Mi Feng thông báo cho đến nay, 8 khu vực cấp tỉnh bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát mới nhất đã không ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 tại cộng đồng trong ít nhất 14 ngày liên tiếp.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Mi cho biết tình hình dịch bệnh tại các thành phố cảng và thành phố biên giới của Trung Quốc, trong đó có Hắc Hà và Đại Liên, đã được xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều khu vực cấp tỉnh đã khống chế được sự lây lan ngay trong thời kỳ ủ bệnh.
Trong khi đó, ông Wu Liangyou tại NHC cho hay Trung Quốc đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 76,3% dân số. Tổng cộng 1,076 tỷ người ở đất nước châu Á này đã nhận đủ liều vaccine. Khoảng 65,73% được tiêm một liều tăng cường.
Trung Quốc ghi nhận 23 ca mắc mới vào ngày 19/11, trong đó không có trường hợp nào lây nhiễm trong cộng đồng. Một ngày trước đó, số ca mắc mới là 24 ca, trong đó có 8 ca cộng đồng. Số ca không triệu chứng là 16 ca.
Video đang HOT
Trong những ngày qua, Trung Quốc không có thêm người tử vong vì COVID-19, giữ nguyên tổng số là 4.636 người. Tính đến ngày 19/11, quốc gia châu Á này báo cáo có 98.450 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Quan hệ Trung Quốc - Canada lại thêm "nóng"
Một tòa án Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên bản án tử hình với một công dân Canada bị cáo buộc phạm tội buôn ma túy.
Vụ việc khiến quan hệ vốn căng thẳng giữa 2 nước càng thêm "nóng".
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg tại một phiên tòa ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hồi năm 2019 (Ảnh: AFP).
Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Liêu Ninh ngày 10/8 phát đi thông báo cho biết, họ giữ nguyên bản án tử hình với Robert Lloyd Schellenberg, công dân Canada bị tòa án Trung Quốc kết tội năm 2018 với cáo buộc buôn ma túy.
Tòa án Liêu Ninh cho biết, họ quyết định bác đơn kháng cáo của Schellenberg vì "các tình tiết được xác định trong phiên tòa đầu tiên là rõ ràng, bằng chứng đúng và đủ, việc kết tội là chính xác với bản án phù hợp".
Đáp trả động thái trên, Ngoại trưởng Canada Marc Garneau cho biết, nước này "mạnh mẽ lên án" quyết định của tòa Trung Quốc, cũng như bản án mà Ottawa mô tả là "tùy tiện" chống lại công dân của họ.
Ông Garneau nhấn mạnh rằng, Canada đã nhiều lần bày tỏ quan điểm phản đối tới Trung Quốc liên quan tới hình phạt mà họ mô tả là "thiếu tính nhân đạo". Quan chức này cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với các quan chức Trung Quốc ở cấp cao nhất nhằm tìm kiếm sự khoan hồng với Schellenberg.
Theo bản án được tuyên vào năm 2019, Schellenberg bị cáo buộc đã được những kẻ buôn ma túy phái tới Đại Liên, Trung Quốc vào tháng 11/2014 để thực hiện vụ buôn lậu hơn 222 kg ma túy methamphetamine từ Trung Quốc sang Australia. Phía cơ quan công tố Trung Quốc cho biết, Schellenberg và một người khác bị cáo buộc đã mua các công cụ và lốp xe để đóng gói số ma túy trước khi vận chuyển chúng đi bằng công-ten-nơ.
Tòa án Trung Quốc biết, sau khi vụ việc bị phát hiện, Schellenberg bị cáo buộc đã rời Đại Liên và bị bắt ở phía nam Trung Quốc vào 1/12/2014 khi "cố gắng trốn sang Thái Lan".
Schellenberg, trong khi đó, liên tục tuyên bố rằng mình vô tội và chỉ là khách du lịch bị những tên tội phạm lừa gạt.
Công dân Canada này lần đầu hầu tòa vào tháng 3/2016 và bị kết án tù 15 năm vào tháng 11/2018. Schellenberg đã nộp đơn kháng cáo. Sau đó, một tòa án ở Trung Quốc vào tháng 12/2018 yêu cầu xét xử lại vụ án vì phía công tố cho biết họ tìm ra bằng chứng cho thấy Schellenberg đóng vai trò chính trong vụ việc. Một tháng sau đó, Schellenberg bị tuyên án tử hình.
Năm 2019, Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng chỉ trích bản án, cho rằng ông bày tỏ "quan ngại to lớn", đồng thời cáo buộc Trung Quốc "tùy tiện" tuyên án tử hình.
Theo Luật pháp Trung Quốc, những người bị bắt quả tang buôn bán hoặc vận chuyển ma túy, bao gồm cả người nước ngoài, đối mặt hình phạt nghiêm khắc. Bất cứ ai bị phát hiện mang theo 50 gram chất cấm có thể đối mặt với án tử hình.
Căng thẳng ngoại giao
Bản án đối với Schellenberg được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tháng 12/2018, cảnh sát Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo đề nghị của Mỹ. Bà Mạnh bị cáo buộc "âm mưu lừa đảo các tổ chức tài chính" và "lách" lệnh trừng phạt Mỹ áp dụng lên Iran.
Liên quan tới quyết định của tòa Trung Quốc hôm 10/8, Đại sứ Canada tại Trung Quốc Dominic Barton cho rằng: "Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà những điều này đang xảy ra, ngay vào lúc phiên xét xử liên quan tới bà Mạnh đang diễn ra ở Vancouver".
Theo Independent , Trung Quốc đã bác bỏ rằng các vụ án liên quan tới công dân Canada ở nước này có liên quan tới vụ việc của bà Mạnh ở Canada, dù trước đó Bắc Kinh từng cảnh báo Ottawa về các hậu quả nếu giám đốc tài chính Huawei không được thả tự do.
Ngoài vụ việc của Schellenberg, tòa án Trung Quốc dự kiến sẽ sớm đưa ra phán quyết với 2 vụ việc khác liên quan tới các công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor. Cả 2 ông này bị cáo buộc làm gián điệp tại Trung Quốc.
Trung Quốc đề xuất hướng điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai Sau khi bác kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chia sẻ thêm dữ liệu thô, Trung Quốc đã đưa ra đề xuất cách thức tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai. Trung Quốc bác giả thuyết cho rằng Covid-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (Ảnh minh họa: Reuters). Sputnik...