DongABank: Tiếp tục tìm hướng xử lý khi nguồn vốn cần bổ sung 33.480 tỷ đồng
Cổ đông của DongABank đã không đồng ý việc tăng vốn điều lệ khi không đủ tỷ lệ 65% cổ phần có quyền biểu quyết tán thành.
Ảnh minh họa.
Sáng nay 12/10, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 tại TP.HCM với mục đích chính là tăng vốn điều lệ.
Tuy nhiên, các cổ đông của DongABank đã không thông qua phương án tăng vốn điều lệ khi chỉ có 63,11% cổ phần có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ không tán thành là 13,73% và không ý kiến là 20,04%.
Như vậy, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, phương án tăng vốn đã không được cổ đông thông qua khi không đủ tỷ lệ 65%, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng tại ĐHĐCĐ bất thường này, theo kết quả kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2018, vốn điều lệ của DongABank âm 28.829 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, các quỹ dự trữ là 651 tỷ đồng; lỗ luỹ kế trên 35.480 tỷ đồng; giá trị vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm 29.829 tỷ đồng.
Mức vốn mà ngân hàng và các công ty con cần bổ sung là 33.480 tỷ đồng để đảm bảo mức vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có Quyết định về giá trị thực và vốn điều lệ cần bổ sung để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ bằng vốn pháp định của DongABank. Trong đó, giá trị thực vốn điều lệ DongABank tại 31/12/2018 âm 30.480 tỷ đồng; giá trị các quỹ dự trữ là 651 tỷ đồng.
Video đang HOT
DongABank có trách nhiệm bổ sung vốn điều lệ 33.480 tỷ đồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ.
Trường hợp DongABank không thể tăng vốn trong thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, oặc cổ đông không của DongABank không thông qua phương án tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Võ Minh Tuấn (áo vest đen), Chủ tịch HĐQT DAB, đang giải đáp các thắc mắc của cổ đông lúc giải lao tại ĐHĐCĐ bất thường 2019 – Ảnh: BizLIVE.
Điều 59, Luật Các tổ chức tín dụng
Khoản 2
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng;
h) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; thông qua phương án chào bán cổ phần, bao gồm loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ chào bán;
p) Quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của tổ chức tín dụng có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng;
r) Quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng.
Khoản 3
Điểm c, Đối với quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm b, h, p và r khoản 2 Điều này thì phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
LAN ANH
Theo Bizlive.vn
DongA Bank chào bán cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn điều lệ
Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) vừa công bố tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019. Ngày chốt danh sách cổ đông là 26/9/2019. Cuộc họp dự kiến tổ chức vào ngày 12/10/2019.
Một trong những nội dung đáng chú ý được đưa ra tại cuộc họp cổ đông bất thường lần này là DongA Bank sẽ trình cổ đông phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng.
Lý do ngân hàng phải bổ sung vốn điều lệ vào thời điểm này là để bù đắp việc âm vốn chủ sở hữu, đảm bảo ngân hàng có giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức tối thiểu bằng vốn pháp định (3.000 tỷ đồng).
Trong tờ trình tăng vốn do ông Võ Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT DongA Bank ký cho biết, trên thực tế, căn cứ vào tình hình hoạt động và điều kiện hiện nay, DongABank chỉ có thể phát hành chào bán cổ phần riêng lẻ.
Theo đó, DongA Bank sẽ chào bán với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư. Số cổ phiếu chào bán này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày Ngân hàng hoàn thành đợt chào bán.
Điều đáng chú ý là, trong tài liệu DongA Bank đưa ra, hiện chưa có con số cụ thể số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán. HĐQT DongA Bank chỉ cho biết sẽ chào bán đủ số lượng cổ phần để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ DongA Bank đáp ứng tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
Đây là lần đầu tiên DongA Bank tổ chức họp ĐHĐCĐ sau 4 năm kể từ khi bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt tháng 7/2015.
Sau khi bị đưa vào diện kiểm soát, toàn bộ cổ đông ngân hàng không được chuyển nhượng cổ phần của DongABank.
Trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét việc chuyển nhượng cổ phần trên cơ sở đề xuất của Ban Kiểm soát đặc biệt. Ngân hàng cũng đã hoàn trả tiền các cổ đông đã nộp trong đợt ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng.
Suốt 4 năm qua, DongABank không công bố báo cáo tài chính, Ngân hàng chỉ công bố tình hình hoạt động ở một vài thời kỳ. Đến nay, DongA Bank đã đi qua nửa chặng đường của năm 2019.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, tổng huy động vốn từ khách hàng đạt 63.450 tỷ đồng, tăng 2.595 tỷ đồng tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm 2019; tăng 1.730 tỷ đồng tương ứng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đạt 50.903 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,8% so đầu năm 2019.
Thu nhập từ dịch vụ đạt 247 tỷ đồng, xấp xỉ so cùng kỳ; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 16 tỷ đồng, tương ứng tăng 40% so cùng kỳ, lợi nhuận từ các hoạt động kiều hối tiếp tục đạt kết quả cao làm góp phần đa dạng hóa nguồn thu của DongA Bank.
Thùy Vinh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
17.000 tỷ nợ xấu được thu hồi, DongABank có qua cơn bĩ cực? Ngân hàng DongABank cho biết đã thu hồi 17.036 tỷ đồng tiền nợ xấu tính từ thời điểm bị kiểm soát đặc biệt. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2019, số nợ xấu đã thu hồi được của ngân hàng này đạt 2.100 tỷ đồng. Trước thềm đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Ngân hàng Đông Á (DongABank) cho biết đã...