DongABank bốc hơi 3.500 tỷ: Vũ “nhôm” dính líu gì?
VKSND Tối cao đã chính thức trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra, Bộ Công an để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP ông Á ( DongABank). Theo VKS, nhiều nội dung cần phải được tiếp tục điều tra bổ sung để làm sáng tỏ căn cứ buộc tội một số bị can.
Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) đang là bị can trong vụ DongABank
Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã chuyển Kết luận điều tra cho VKS, kết luận các bị can phạm hai tội danh “Cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại DongABank.
Cụ thể kết luận điều tra cho rằng, ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank) đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongABank, qua đó ông Bình đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho DongABank hơn 3.405 tỷ đồng, bao gồm 1.160 tỷ đồng trong việc mua hơn 74.000 cổ phần DongABank; 437 tỷ đồng và 650 lượng vàng chi lãi ngoài; hơn 24 triệu USD và hơn 15.000 lượng vàng trong kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng tài khoản trái phép…
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng xác định ông Bình dùng gần 65 tỷ đồng để tất toán cho khoản vay của Nguyễn Hồng Ánh (nguyên cán bộ điều tra Công an TPHCM, người cũng bị đề nghị truy tố trong vụ án này).
Kết luận điều tra cho rằng từ sai phạm chính của ông Bình là nguyên nhân dẫn đến thực trạng DongABank lỗ lũy kế 31.075 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản vào thời điểm xảy ra vụ án chỉ còn 47.011 tỷ đồng. Ông Bình bị truy cứu về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” do đã chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ chi sai nguyên tắc 1.160 tỷ đồng để mua cổ phần DAB; 294 tỷ đồng để mua 13.900.000 USD; 309 tỷ đồng sử dụng cá nhân, chiếm đoạt của DAB 1.700 tỷ đồng.
Về tội danh “Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà Cơ quan điều tra quy buộc ông Bình là do ông Bình chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 467 tỷ đồng để chi lãi ngoài; 85 tỷ đồng để tất toán cho một khoản vay; 49 tỷ đồng sử dụng cho mục đích khác; Đáng lưu ý là ông Bình chỉ đạo xuất khẩu vàng trái phép, gây thiệt hại 611 tỷ đồng; Kinh doanh ngoại hối trái phép thiệt hại 384 tỷ đồng; Gây thiệt hại cho DongABank 1.600 tỷ đồng.
Kết luận điều tra cũng quy buộc bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT DongABank) sử dụng Công ty TNHH TMTP Sao Việt Nam, Công ty TNHH Ninh Thịnh và 5 cá nhân lập hồ sơ rút 467 tỷ đồng của DongABank để ông Bình mua cổ phần; Bà Xuyến chiếm đoạt 40 tỷ đồng trong khoản DongABank cho vay 270 tỷ đồng… Hành vi này của bà Xuyến phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm…”.
Video đang HOT
Ngoài ra, bà Xuyến cũng bị truy cứu tội “Cố làm trái…” khi tham gia xuất khẩu vàng và kinh doanh trái phép vàng 611 tỷ đồng; Chi lãi ngoài 467 tỷ đồng và chi sai nguyên tắc 9 tỷ đồng; Gây thiệt hại chung cho DongABank 1.088 tỷ đồng. Bà Xuyến bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cá nhân 40 tỷ đồng và liên đới trách nhiệm số tiền gần 1.600 tỷ đồng thiệt hại của DongABank.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân (cũng là Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank) bị truy cứu tội “Cố ý làm trái…” khi duyệt, ký tờ trình cho hai công ty vay gây thiệt hại 252 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Vinh (Trưởng phòng ngân quỹ Hội sở DongABank), bị quy buộc liên đới gây thiệt hại 3.180 tỷ đồng; Đỗ Thanh Hùng (Thủ quỹ Hội sở DongABank) liên đới số chịu trách nhiệm số tiền thiệt hại 2.500 tỷ đồng; Lê Kiên Giang (Phụ quỹ Hội sở) liên đới trách nhiệm số tiền thiệt hại 292 tỷ đồng; Nguyễn Văn Thuận (Phó Giám đốc DongABank) liên đới trách nhiệm gây thiệt hại 1.300 tỷ đồng.
Các cán bộ DongABank khác là Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Chí Công, Vũ Thị Thanh Hoa, Trang Tài Tâm, Nguyễn Hồ Bảo Quốc, Võ Hoàng Đông, Nguyễn Huỳnh Đăng, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Ái Lan, Trương Quốc Tân, Nguyễn Hồng Ánh (nguyên cán bộ Công an TPHCM), Trương Hoàng Khải (Giám đốc Công ty TNHH TM Thực phẩm Sao Việt Nam) cùng bị quy kết liên đới chịu trách nhiệm số tiền thiệt hại từ 35 đến gần 1.000 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, SN 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố à Nẵng) – người vừa bị TAND TP Hà Nội trong phiên xử ngày 30/7 tuyên phạt 9 năm tù về tội ” Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, cũng bị Cơ quan điều tra quy kết tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Theo kết luận điều tra, sai phạm của Vũ “nhôm” liên quan đến việc “sở hữu” 12,73% cổ phần của DongABank, gây thiệt hại cho ngân hàng này 200 tỷ đồng.
Theo TÂN CHÂU (Tiền Phong)
Xét xử kín vụ "Vũ nhôm" dưới góc nhìn pháp lý
"Phiên tòa xét xử bị cáo Phan Văn Anh Vũ về tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" được tiến hành xử kín. Tôi cho rằng, việc xử kín được tiến hành trên cơ sở quy định của Điều 1 của Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật nhà nước" - Tiến sỹ Đinh Thế Hưng nhận định.
Theo quy định chung của pháp luật, việc xét xử tại Tòa án được tiến hành công khai nhằm đảm bảo cho công tác xét xử đạt hiệu quả giáo dục cao, thu hút đông đảo lực lượng xã hội tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tuyên truyền và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể tiến hành xét xử kín. Để làm rõ hơn, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) có cuộc phỏng vấn tiến sỹ Đinh Thế Hưng (Trưởng Phòng Tư pháp Hình sự, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về những nội dung xung quanh các quy định xét xử kín theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xin ông cho biết, khái niệm cơ bản về việc xét xử kín?
Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai.
Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.
Ông có thể cho biết pháp luật quy định như thế nào về việc xét xử kín?
Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử tại Điều 103, trong đó nêu rõ: "Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín."
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 - Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định: "Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai."
Tháng 10.2004, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã từng đưa ra xét xử kín vụ án trong đó có một bị cáo nguyên là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao về tội "Hiếp dâm trẻ em."Theo quy định này, những trường hợp được xét xử kín thông thường là những vụ án cần giữ bí mật nhà nước, những vụ án xâm hại tình dục (hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô...)... Đặc biệt là những vụ án mà nạn nhân là trẻ em gái, người chưa thành niên thường được xét xử kín, tránh gây áp lực tâm lý cho nạn nhân.
Phiên tòa này được xét xử kín theo đề nghị của gia đình bị hại. Bản thân bị hại và những người làm chứng cũng không ngồi tại phiên tòa mà được bố trí ở một phòng riêng, theo dõi phiên xử qua hệ thống màn hình truyền trực tiếp từ phòng xử án. Sở dĩ, Tòa án đồng ý tiến hành xử kín vụ án này là do xét thấy việc xét xử công khai có thể khiến bị hại bị tổn thương hoặc không thuận lợi cho cuộc sống tương lai của họ.
Phiên tòa xét xử bị cáo Phan Văn Anh Vũ về tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" cũng được tiến hành xử kín. Tôi cho rằng, việc xử kín được tiến hành trên cơ sở quy định của Điều 1 của Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, "Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Vì vậy, cần thiết phải tiến hành xử kín những vụ án liên quan đến tội danh này.
Việc tuyên án những phiên tòa xét xử kín này được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Theo quy định, tại các phiên tòa xét xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Tuy nhiên, để tránh trình bày toàn bộ tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng tới bí mật nhà nước, bí mật đời tư, ảnh hưởng tới việc bảo vệ cho người dưới 18 tuổi..., khi tuyên án công khai, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Điều này được nêu rõ tại Điều 327 - Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định: "Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án."
Như vậy, phần tuyên án công khai này sẽ chỉ nêu họ tên các bị cáo, tội danh bị kết án và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.
Trân trọng cảm ơn tiến sỹ./.
*Tiêu đề do Dân Việt đặt lại.
Theo Kim Anh (TTXVN)
Vũ "nhôm" vẫn còn hơn 600 tỷ đồng tại DongA Bank Thông tin từ Ngân hàng Đông Á cho biết, Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 và ông Phan Văn Anh Vũ đang sở hữu 12,75% vốn điều lệ tại ngân hàng này, tương đương 637 tỷ đồng. Trước thông tin cho rằng Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 đang sở hữu 10% vốn điều lệ tại Ngân hàng Đông...