Đồng yen tăng giá sau khi Mỹ phát tín hiệu giảm lãi suất vào năm 2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) đã quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức cao nhất trong 22 năm tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày 12 – 13/12 nhưng báo hiệu rằng sẽ cắt giảm lãi suất tới 75 điểm cơ bản trong năm 2024.
Đồng tiền mệnh giá 10.000 yen Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tín hiệu này đã củng cố đồng tiền của Nhật Bản, tăng mạnh lên tới 142,6 yen/USD, tăng hơn 3 yen so với phiên đóng cửa của thị trường Tokyo hôm trước.
Ngày 14/12 đánh dấu sự biến động lớn nhất của đồng yen so với USD kể từ đợt tăng giá vào tuần trước sau những bình luận của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda được coi là đặt nền móng cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm của BoJ.
Ông Amarjit Sahota, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn ngoại hối Klarity FX, nhận định: “Tôi nghĩ có nhiều dư địa hơn cho đồng yen nhưng nó sẽ cần một chất xúc tác khác ở đây”. Ông Sahota dự đoán đồng yen sẽ tăng giá trong thời gian tới, một phần do lãi suất của Mỹ thấp hơn, nhưng cũng vì tin tưởng hơn rằng BoJ cuối cùng đã nghiêm túc trong việc loại bỏ lãi suất âm.
Về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên, ông Sahota cho biết trừ khi có dữ liệu bất ngờ cho thấy tâm lý người tiêu dùng hoặc hoạt động sản xuất sụt giảm đáng kể, ông sẽ không mong đợi bất kỳ sự điều chỉnh nào cho đến tháng 5/2024.
Ông Sahota cho biết: “Nhưng một khi chúng đến, không có gì có thể ngăn cản chúng lao dốc khá nhanh, chẳng hạn như việc giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong hai tháng liên tiếp”.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 11
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 12/12 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 11, trong khi lạm phát cơ bản tăng cao, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ - Fed (ngân hàng trung ương) nhiều khả năng không thể giảm lãi suất vào đầu năm 2024.
Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,1% trong tháng 11, sau khi không thay đổi trong tháng 10. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 11/2023, CPI tăng 3,1%, sau khi tăng 3,2% trong tháng 10. Mặc dù CPI hàng năm của Mỹ đã chậm lại đáng kể so với mức đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, song vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed.
Giá nhà ở, chiếm khoảng 33% chỉ số CPI tổng thể, tăng 0,4%, bù đắp cho sự sụt giảm của giá xăng. Tuy nhiên, chi phí may mặc và đồ nội thất lại giảm.
Giá hàng hóa cũng tiếp tục giảm, mang lại sự nhẹ nhõm cho người tiêu dùng, trong đó giá hàng hóa cốt lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, giảm tháng thứ 6 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2003.
Báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng, cùng với các số liệu được công bố cuối tuần trước cho thấy tăng trưởng việc làm mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7% trong tháng 11 đã khiến thị trường tài chính đẩy lùi kỳ vọng về việc Fed sẽ giảm lãi suất sang tháng 5/2024. Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp chính sách từ ngày 12 - 13/12.
Sự bứt phá của giá vàng báo hiệu suy yếu của đồng USD? Giá vàng đã tăng vượt ngưỡng 2.100 USD/ounce vào ngày 4/12, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Điều này cho thấy tín hiệu gì về sức mạnh của đồng USD? Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo Đài Sputnik, đứng trước tình hình giá vàng gia tăng mạnh mẽ, một số nhà kinh tế cho rằng giá của kim loại quý này sẽ duy...