Đồng yen mất giá làm ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi tại Nhật Bản
Ngày 22/11 là “Ngày của các cặp vợ chồng tốt lành Nhật Bản”. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi đồng yen mất giá với nhiều kỷ lục mới, vật giá tăng cao, kinh tế khó khăn…, các hoạt động này bị thu hẹp, thậm chí biến mất.
Ngày này được kỷ niệm hàng năm nhằm tôn vinh hạnh phúc gia đình, hướng tới một xã hội tốt đẹp, với hàng loạt các hoạt động phong phú của các cặp vợ chồng như giao lưu tại khu dân cư, đi du lịch trong và ngoài nước, các bữa tiệc ngoài trời…
Đồng yen Nhật Bản.
Theo kết quả một cuộc điều tra vừa được tập đoàn bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Nhật Bản Meiji Yasuda và các viện ngiên cứu xã hội học Nhật Bản công bố hôm nay, các vấn đề kinh tế đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình của nhiều người dân xứ sở “Hoa Anh Đào”. Cụ thể, có tới 38,3% số người được hỏi cho biết là sẽ không tổ chức kỷ niệm, trong khi tỷ lệ này trước đây là 0%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng cho biết là sẽ đi du lịch nước ngoài dừng ở mức 18,1%, thấp chưa từng có từ trước đến nay.
Còn một vài con số đáng chú ý khác như khoản tiền trung bình mà các cặp vợ chồng dành mua quà tặng nhau trong một năm đã giảm 5.000 yen so với năm ngoái, xuống mức 40.568 yen (tương đương khoảng 6.600.000 VND). Lý giải cho các vấn đề nêu trên, 46,7% các cặp vợ chồng cho biết là không còn đủ tiền do phải tập trung cho sinh hoạt phí đang ngày càng tăng cao, 13,8% khẳng định là do giá cả leo thang nên không đủ sức để mua…
Video đang HOT
Các nhà ngiên cứu xã hội học Nhật Bản trích dẫn câu thành ngữ “phú quý sinh lễ nghĩa” để nhấn mạnh việc các khó khăn kinh tế đang tác động tiêu cực tới từng gia đình – “các tế bào của xã hội” Nhật Bản, đồng thời, cảnh báo về hàng loạt hệ lụy cho toàn xã hội như nguy cơ tỷ lệ kết hôn và sinh con sẽ giảm, tình trạng dân số lão hóa và thiếu hụt nhân lực sẽ trở nên trầm trọng hơn, và trên hết là nguy cơ không vui vẻ các giá trị gia đình – một trong những yếu tố nền tảng của đạo đức xã hội.
Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng
Câu hỏi "gà có trước hay quả trứng có trước" có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.
Các nhà khoa học đã tìm ra cách nuôi gà mà không cần tới vỏ trứng (Ảnh: Getty).
Các nhà khoa học ở Đại học Khoa học Okayama, Nhật Bản, mới đây đã thành công phát triển một hệ thống nuôi cấy trứng, nhằm thay thế cho vỏ trứng trong quá trình đẻ của giống gà Leghorn trắng (còn gọi là gà lơ-go).
Hệ thống nuôi không vỏ của nhóm nghiên cứu thành công đến mức, một số gà con đã nở thành công vào cuối giai đoạn ấp thông thường và phát triển thành gà bình thường.
Được biết, cộng đồng khoa học đã làm việc trong nhiều thập kỷ để cố gắng phát triển một hệ thống nuôi cấy không vỏ, viết tắt là SLCS, và áp dụng chúng vào thực tiễn.
Năm 2014, một phương pháp từng cho thấy triển vọng, khi đưa phôi bên trong trứng gà vào một bình nuôi cấy, được bảo vệ bởi màng bọc thực phẩm polymethylpentene.
Tuy nhiên, hệ thống này đã thất bại, khi gà con không thể phát triển một cách bình thường, và thậm chí làm giảm đáng kể tỷ lệ nở thành công. Nguyên nhân được tìm ra là do lớp màng bọc bên ngoài phôi bị khô, dẫn tới việc phôi bị hỏng.
Rút kinh nghiệm từ mô hình này, nhà khoa học thú y Katsuya Obara thuộc Đại học Khoa học Okayama cùng các đồng nghiệp, đã tìm ra phương thức mới.
Họ gắn bình nuôi cấy chứa phôi của gà Leghorn vào máy lắc gia tốc, nhằm tạo chuyển động liên tục. Tấm trên cùng của máy lắc được đặt ở góc nghiêng 7 độ, và thử nghiệm được thực hiện với các khoảng thời gian khác nhau, lần lượt là 6 vòng/phút, 10 vòng/phút và 28 vòng/phút.
Điều này đã ngăn không cho lớp màng bọc bên ngoài phôi bị khô do dòng chảy liên tục của lòng trắng trứng. Dẫu vậy, sự phát triển và khả năng sống sót của phôi sau 10 ngày là khác nhau rõ rệt.
Ở tốc độ 6 vòng/phút, tỷ lệ sống sót là cao nhất, nhưng tất cả phôi đều có dấu hiệu chậm phát triển.
Ở tốc độ 10 vòng/phút, tỷ lệ sống sót thấp hơn một chút và một số phôi có biểu hiện bất thường. Nhưng tỷ lệ sống sót của phôi bình thường lại rất cao.
Cuối cùng, với tốc độ quay 28 vòng/phút, tất cả các phôi đều có những bất thường và không thể sống sót sau 10 ngày.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, 10 vòng/phút là tốc độ tối ưu cho cả sự sống còn và phát triển của phôi gà.
Sau đó, họ tiến hành bổ sung oxy và rắc bột canxi cacbonat (vật liệu tạo nên vỏ trứng), kết hợp thêm động tác lắc bình nuôi bằng tay. Thử nghiệm này làm tăng tỷ lệ gà nở không cần vỏ trứng lên xấp xỉ 10%.
Những con gà nở ra được nuôi lớn trong một năm, sau đó bị an tử và mổ xẻ. Bên trong cơ thể chúng hoàn toàn bình thường, và không có khác biệt so với gà đẻ ra bằng phương pháp truyền thống.
Các nhà khoa học khi đó mới công bố nghiên cứu của mình, và cho rằng, khám phá mới không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi mô hình nuôi gà, mà còn là công cụ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như độc chất học, nghiên cứu tế bào gốc, và y học tái tạo.
Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam Chó Chopper thuộc giống Shiba Inu (xuất xứ Nhật Bản) sống cùng cô chủ Nguyễn Thị Hà Mai ở Hà Nội. Chopper đang gây sốt trong cộng đồng người leo núi vì đã chinh phục 7 ngọn núi khó leo tại miền Bắc. Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi...