Đông y trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em còn gọi là chứng thực tích, tích trệ, Nguyên nhân có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em còn gọi là chứng thực tích, tích trệ, Nguyên nhân có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị. Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, axit hữu cơ và nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị điều trị căn bệnh này.
Các bài thuốc thường dùng
Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3 – 4 lần, phân sống, có khi nôn: Ý dĩ 6g, sơn tra 4g, trần bì 2g, mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần.
Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn: Đảng sâm, hoắc hương, tía tô, ý dĩ mỗi vị 6g, trần bì, gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm chia nhỏ nhiều lần trong ngày.
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống: Cát căn, kim ngân hoa 8g, tô mộc 4g, vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, có thể cho thêm ít quả đại táo cho dễ uống.
Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng, nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ: Đảng sâm, hoài sơn, ý dĩ mỗi thứ 6g, nhục đậu khấu, trần bì, mạch nha, hậu phác mỗi vị 4g, sắc ngày 1 thang chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Bên cạnh các bài thuốc trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.
- Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
Cháo cà rốt nấu kèm ô mai mơ có khả năng trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ (Ảnh: Internet)
- Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần. Ăn trong 2 – 3 ngày.
- Cháo sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g hoài sơn (củ mài), hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.
- Uống thêm nước nụ vối, gừng 2g. Cách làm: Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 – 3 ngày.
Video đang HOT
- Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 – 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.
Có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy trướng cho trẻ.
Lưu ý: Nếu điều trị cho trẻ 2 – 3 ngày bệnh không thuyên giảm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Theo Sức khỏe và đời sống
6 bệnh dễ nhiễm khi du lịch nước ngoài
Các bệnh do muỗi gây ra như sốt rét, sốt xuất huyết thường khiến du khách mắc phải nhiều nhất và để lại hậu quả khôn lường.
Dưới đây là một số bệnh rất dễ mắc phải khi bạn ra nước ngoài.
1. Rối loạn tiêu hóa
Đau bụng có thể làm bạn mất hứng với chuyến đi.
Thưởng thức một thứ đồ ăn lạ miệng nào đó có thể được xem là ý tưởng thú vị, nhưng sẽ thật tồi tệ nếu bạn không thể ra khỏi nhà vệ sinh chỉ sau đó vài giờ. Điều này còn phí phạm hơn so với việc dùng tiền ăn buffet trong một khu nghỉ mát đã bao gồm mọi tiện nghi. Rối loạn tiêu hóa là loại bệnh phổ biến nhất đối với mọi du khách. Mỗi năm, khoảng 10 triệu người gặp phải vấn đề này khi đang đi du lịch.
Nơi dễ lây nhiễm: Các quốc gia đang phát triển thường là khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, chẳng hạn Mỹ Latin, châu Phi, Trung Đông và châu Á.
Cách phòng tránh: Mang theo thuốc tiêu hóa và tránh xa các hàng ăn trông mất vệ sinh bày bán trên hè phố hay uống nước tại vòi. Một số hoa quả, rau củ tươi và các sản phẩm làm từ sữa cũng cần được cân nhắc trước khi sử dụng.
2. Sốt rét
Năm 2012, khoảng 627.000 trường hợp tử vong trong số 207 triệu ca nhiễm sốt rét, tập trung chính ở các nước đang phát triển.
Bệnh sốt rét có nguồn gốc từ muỗi cái, chuyên hoạt động về đêm và mang theo ký sinh trùng có tên plasmodium. Triệu chứng khi mắc gồm sốt, đau đầu, nôn mửa và rét. Dù bệnh sốt rét có thuốc điều trị, bạn vẫn nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
Nơi dễ lây nhiễm: Sốt rét phổ biến ở các khu vực như Caribbean, Mỹ Latin, châu Á và châu Phi. Các vùng nhiệt đới cũng là nơi dễ lây nhiễm, nhất là khu vực có bãi biển rộng lớn.
Cách phòng tránh: Nếu không thể dùng màn chống muỗi, bạn cũng có thể bôi thuốc chống côn trùng (DEET), trong một vài trường hợp có thể uống thêm thuốc chống sốt rét.
3. Các bệnh lây lan qua đường tình dục
Nhiều du khách thích tìm đến các khu đèn đỏ khi ra nước ngoài.
Thống kê cho thấy khoảng 20% du khách sẵn lòng quan hệ với người lạ khi du lịch nước ngoài. Việc ân ái ở những miền đất lạ và không dùng biện pháp bảo vệ có thể tạo cảm giác thích thú. Tuy nhiên, bạn cần nhớ hàng loạt bệnh tật như giang mai, lậu, nấm hay herpes, HIV luôn tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm cao.
Những nơi dễ lây nhiễm: Bất cứ nơi nào có thể quan hệ tình dục.
Cách phòng tránh: Không quan hệ tình dục. Và nếu vẫn đang đọc những dòng này, bạn nên đăng ký tham dự một lớp học về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
4. Sốt xuất huyết
Mỗi năm có khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới bị sốt xuất huyết.
Muỗi gây sốt xuất huyết được xem như quái vật hút máu và truyền bệnh, thuộc loại vô cùng nguy hiểm. Ngoài biệt danh "vỡ xương" do cơn đau tưởng chừng đến rạn tứ chi mà sốt xuất huyết mang lại, một số người còn còn cho biết thêm họ cảm thấy đau nhãn cầu khi nhiễm bệnh.
Nơi dễ lây nhiễm: Loại bệnh này phổ biến nhất ở những khu vực thành thị thuộc vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Phạm vi lây nhiễm cũng bao gồm ở khu vực Caribbean, Mỹ Latin, Australia, Nam Á, châu Phi và quần đảo Tây Thái Bình Dương.
Cách phòng tránh: Hiện sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc chữa, du khách cần tránh những vùng nước trũng, nơi muỗi sinh sản và mặc quần áo không thấm nước.
5. Cúm
Đừng coi thường những biến chứng của cúm khi ra nước ngoài.
Loại bệnh này không nên bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Bệnh cúm thường dễ lây truyền từ người này sang người kia trong không gian hẹp. Tay bẩn cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh.
Nơi dễ lây nhiễm: Dịch cúm rất khó đoán. Chẳng hạn, ở khu vực bắc bán cầu, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5. Trong khi đó thời gian này ở nam bán cầu là tháng 4 đến tháng 9. Miền nhiệt đới không có quy luật cụ thể nào đoán trước đường đi của bệnh này, ngoại trừ thời gian cao điểm mùa mưa.
Cách phòng tránh: Luôn tích trữ những liều thuốc cảm cúm, thậm chí cả thuốc xịt mũi cũng có tác dụng và thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Bạn cũng nên tránh thật xa những khách du lịch có biểu hiện bị cúm.
6. Sốt vàng da
Muỗi cũng là nguyên nhân gây sốt vàng da.
Nguyên nhân gây bệnh tiếp tục là sinh vật nhỏ bé với đôi cánh mỏng nhưng có khả năng tàn phá sức khỏe con người. Virus bệnh sốt vàng da trú ẩn trong các loại muỗi và có thể khiến bạn bị sốt, nôn mửa đi cùng một loạt các triệu chứng gây đau đớn khác.
Nơi dễ lây nhiễm: Nếu du lịch tới những miền nhiệt đới như Nam Mỹ hay châu Phi cận Sahara, bạn đang đối mặt với khả năng cao bị nhiễm bệnh.
Cách phòng tránh: May mắn là sốt vàng da đã có vắc xin phòng bệnh. Một vài quốc gia còn yêu cầu phải tiêm chủng cho loại bệnh này và được quốc tế công nhận. Dù vậy, bằng chứng về việc tiêm vắc xin không có hiệu lực trong vòng 10 ngày sau đó nên bạn đừng lần chần trì hoãn. Chiến thuật bịt mặt tránh muỗi cơ bản cũng có thể áp dụng ở đây.
Thúy Hằng (theo Thrillist)
VnExpress
Điều trị đúng cách bệnh viêm đại tràng Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa dài từ 1,5 - 2m, nằm trong ổ bụng. Chức năng của đại tràng là tiêu hóa phần còn lại của thức ăn đã được ruột non hấp thụ dưỡng chất nhằm thu lại một phần nước, đường và vitamin nhóm B còn lại. Đại tràng Tâm Bình bào chế từ dược liệu, sử...