Đông y trị hen phế quản
Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản.
Hen phế quản rất phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân:
Hen dị ứng do kích thích của các tác nhân bên ngoài môi trường như bụi phấn hoa, lông súc vật và thực phẩm… Bệnh thường gặp ở trẻ em và có tính gia đình rõ rệt.
Hen không do dị ứng: Bệnh thường do các vi khuẩn, virut gây nên viêm đường hô hấp mạn tính.
Hen do thuốc: thường gặp nhất là aspirin.
Hen do nghề nghiệp: Người bệnh hít phải những loại bụi, các chất khí hoặc tiếp xúc các hoá chất kích thích gây co thắt phế quản và tăng tiết nhầy phế quản.
Video đang HOT
Bạch quả.
Theo y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm trù “háo suyễn” “đàm ẩm”. Nguyên nhân gây bệnh do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận, vì thế tuyên giáng và thận nạp khí, bệnh có liên quan mật thiết với đàm. Đàm là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hoá thuỷ cốc và không khí hoá được nước, phế khí hư không hoá giáng thông điều thuỷ đạo. Trên lâm sàng thấy các hiện tượng đàm nhiều, khó thở ngực đầy tức. Đông y có nhiều bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh:
Thể hen hàn
Triệu chứng: Thở gấp, trong hầu có tiếng hen rít, ngực bí, đờm trong loãng, miệng không khát, thích uống nóng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoạt.
Dùng bài thuốc: Xạ can 10g, tế tân 8g, ma hoàng 12g, ngũ vị tử 6g, bán hạ 6g, tử uyển 8g, đại táo 3 quả, sinh khương 3 lát, khoản đông hoa 10g.
Thể hen nhiệt
Triệu chứng: Hen suyễn gấp, trong hầu có tiếng khò khè, đàm đặc ho khó ra, trong ngực bí, thở mạnh, miệng khát thích uống lạnh, miệng đắng, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Dùng bài thuốc: bạch quả 10 quả (liên vỏ cùng đập), cam thảo 6g, hạnh nhân 8g, tô tử 12g, hoàng cầm 8g, bán hạ 6g, tang bạch bì 10g, khoản đông hoa 10g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Viêm gan virut cũng lây truyền qua đường tình dục
Nhiều người đã biết viêm gan do virut có thể lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung kim tiêm nhưng loại bệnh phá hoại gan này còn có thể lây truyền qua con đường tình dục.
Có bao nhiêu loại viêm gan virut? Ba loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C.
Có phải mọi thể viêm gan virut đều có thể lây truyền qua đường tình dục? Cả ba thể viêm gan virut A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.
Viêm gan A lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.
Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.
Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).
Dịch tễ học của viêm gan virut? Viêm gan virut hay gặp hơn ở những nước thường có dịch viêm gan như châu Á, châu Phi cận Sahara và Trung Đông. Nhiễm virut gây viêm gan cũng hay gặp hơn ở những người đang hay đã sử dụng ma túy dạng tiêm trích hay hít. Những người có hình xăm trên thân thể hay mang những đồ trang trí xuyên qua da (qua rốn, lưỡi...) cũng dễ bị nhiễm virut hơn vì đôi khi dụng cụ để làm có nhiễm virut gây viêm gan. Lẽ tất nhiên, không phải những người thuộc nhóm có nguy cơ nêu trên đều nhiễm virut và không phải những người không thuộc nhóm có nguy cơ thì không bị nhiễm.
Làm thế nào biết bạn tình không bị nhiễm virut viêm gan từ khi chưa có quan hệ tình dục? Không có triệu chứng hay dấu hiệu chắc chắn nào chứng tỏ người nào đó đã bị viêm gan virut. Một số người đã nhiễm virut gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Đôi bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo; các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét. Có những tét máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.
Có những hành vi tình dục nào dễ làm lây truyền viêm gan do virus? Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả hai kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virut, mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là mối quan hệ một vợ một chồng đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vaccin phong viêm gan C.
Có thể bị viêm gan do hôn nhau không? Người ta cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virut là rất ít - mặc dầu nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virut nếu như miệng của người nhiễm virut có vết xước hay tổn thương.
Sử dụng dụng cụ tình dục như máy rung có thể lây bệnh viêm gan virut không? Có thể vì viêm gan virut B có thể sống sót ngoài cơ thể tới 1 tuần hoặc hơn. Nên nhúng máy rung vào nước sôi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Hiệu quả của bao cao su trong phòng viêm gan virut như thế nào? Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Một số chuyên gia khuyên nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng thuốc nguy hiểm Phản ứng phụ do thuốc là một tai biến rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, gây ảnh hưởng đến khoảng 10% - 20% số người sử dụng thuốc ở các mức độ khác nhau. Loại tai biến này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, làm phức tạp quá trình điều trị, mà còn có thể tác động...