Đồng xu 2.000 tuổi hé lộ hình ảnh thực sự của Chúa Jesus?
Hàng trăm năm qua, các nhà sử học thế giới đã tranh luận nảy lửa về việc Chúa Jesus thực sự trông như thế nào, nhưng một đồng xu 2.000 tuổi có thể đã hé lộ câu trả lời.
Đồng xu có niên đại từ thế kỷ thứ I, được nhà sử học Anh tin là bằng chứng thực tế đầu tiên về hình ảnh Chúa Jesus.
Daily Mail dẫn lời nhà sử học người Anh Ralph Ellis cho biết, đồng xu bé nhỏ, có niên đại từ thế kỷ thứ 1, lưu giữ bằng chứng duy nhất cho đến nay về hình ảnh Chúa Jesus.
Trước đây, người ta tin rằng đồng xu có kích thước 24mm, khắc họa khuôn mặt vua Manu, người trị vì vương quốc Edessa, ngày nay là phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng sau 30 năm nghiên cứu, ông Ellis cho rằng, Manu và Chúa Jesus thực chất là một người. Ông Ellis nói mình đã “khám phá bí mật quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại”.
Nhà sử học người Anh đã nghiên cứu cuộc sống của người xuất hiện trong đồng xu, tham khảo tất cả các bằng chứng, giai thoại, và tin rằng, những điểm tương đồng không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Hình ảnh Chúa Jesus được biết đến phổ biến ngày nay.
Ellis nói “không còn nghi ngờ nào nữa”, về việc cùng một người có tên gọi là “ vua Izas Manu” và “Chúa Jesus Emmanuel”.
Nếu phát hiện của ông Ellis là chính xác, hình ảnh trên đồng xu là bằng chứng xác thực duy nhất cho đến nay về chân dung Chúa Jesus.
Mặc dù Chúa Jesus thường xuất hiện trong các bức họa phương Tây, không có bằng chứng thực tế nào cho thấy hình ảnh của ông.
Những hình ảnh về Chúa Jesus ngày nay, với mái tóc dài và áo choàng trắng, là sản phẩm của trí tưởng tượng từ thế kỷ thứ 6.
Video đang HOT
Nhà sử học Anh tin rằng, vua Izas Manu và Chúa Jesus thực chất là một người.
Ông Ellis đã công bố những phát hiện của mình về Chúa Jesus, vị vua của Edessa, trong cuốn sách mới ra mắt hồi đầu tuần này.
Tác giả 59 tuổi thừa nhận, phát hiện của ông gây tranh cãi và có phần đi ngược lại với câu chuyện về Chúa.
“Ngoài những cuốn sách Phúc Âm (Gospels), có rất ít thông tin về sự tồn tại của Chúa. Đối với các nhà sử học, điều này rất đáng để tìm hiểu. Tôi đã dành phần lớn thời gian trong đời để liên kết các sự kiện, những con người trong Kinh Thánh với các sự kiện lịch sử có thật”.
“Chúa Jesus có lẽ là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử phương Tây, người xứng đáng được đưa ra khỏi bóng tối, đến với ánh sáng của lịch sử”, ông Ellis nói thêm.
Nhà sử học Anh Ralph Ellis đã hứng chịu nhiều sự chỉ trích sau khi cuốn sách của ông được xuất bản.
Theo lời Ellis: “Vương miện truyền thống của vua chúa ở vương quốc Edessan, cũng như các đồng tiền của Edessan, có mối liên hệ với việc Chúa Jesus bị buộc phải đội một chiếc vương miện bằng gai, khi ông bị giải đi hành hình”.
“Chúa Jesus được cho là từng mặc áo choàng màu tím, biểu tượng quyền lực của Hoàng đế La Mã. Từ đó, Chúa Jesus bị trừng phạt bằng cái chết”, Ellis giải thích. “Theo giả thuyết của tôi, Jesus bị buộc phải đội vương miện gai trong Kinh Thánh, vì ông ấy là vua Izas Manu, người từng có kế hoạch lật đổ chính quyền La Mã”.
Tuy vậy, Ellis đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích khi xuất bản cuốn sách này đầu tiên tại Mỹ. Các nhà phê bình đã chỉ ra một số lỗ hổng trong câu chuyện của Ellis, và những mâu thuẫn trong cuộc đời của Chúa Jesus và vua Izas Manu.
Ông Ellis bảo vệ quan điểm của mình khi nói rằng, “Chúa Jesus là nhân vật quan trọng trong cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã trong giai đoạn những năm 30-60 sau Công nguyên.
“Chúa Jesus là một vị vua và cũng là chiến binh, dám thách thức quyền lực của Đế chế La Mã vào năm 68 và phải trả giá”, Ellis nói.
Theo Danviet
Thủ phủ tình dục khét tiếng thế giới "oằn mình" tồn tại
Nổi tiếng là thủ phủ tình dục có số lượng gái mại dâm lớn nhất thế giới, thành phố ven biển Pattaya của Thái Lan đang cố gắng thay đổi hình ảnh trong mắt khách du lịch.
Phụ nữ Thái Lan ngồi bên ngoài một quán bar ở Pattaya.
Theo Reuters, cảm thấy nhức nhối vì những dòng tiêu đề trên báo chí nước ngoài, mô tả khu nghỉ mát bên bờ biển Pattaya giống như "thành phố tội lỗi" và "thủ phủ tình dục thế giới", chính quyền quân sự Thái Lan đã bắt đầu những nỗ lực nhằm xây dựng hình ảnh mới cho thành phố du lịch này.
"Tôi muốn mọi người thấy rằng chúng tôi không giống như những gì họ nói. Chúng tôi không cho phép mại dâm ở những địa điểm giải trí này", Pakkaratorn Teianchai, thống đốc tỉnh Chon Buri, nói với các phóng viên về Phố Đi bộ nổi tiếng ở Pattaya, phía đông nam Bangkok.
Thủ phủ tình dục khét tiếng thế giới
Cách đó chưa đầy 10 mét, một số phụ nữ đang chèo kéo khách nước ngoài mua dâm với giá 2.000 baht (60 USD). Những phụ nữ khác xếp hàng theo số thứ tự để khách hàng có thể chọn lựa.
"Mọi người đến đây để kiếm sống", một phụ nữ 35 tuổi đến từ một ngôi làng ở miền trung Thái Lan cho biết. Cô đeo số "136" và từ chối cho biết tên thật. "Tôi muốn làm người hầu bàn hơn, nhưng như vậy tôi sẽ không thể cho các con đi học mà tôi thì muốn chúng có tương lai tốt đẹp hơn".
Trên thực tế, du lịch tình dục không phát triển nhanh như các khía cạnh khác của ngành du lịch Thái Lan. Đây là điểm sáng duy nhất trong nền kinh tế phát triển chậm chạp của quốc gia Đông Nam Á này, kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Thu nhập béo bở đã thu hút không ít người tham gia vào mô hình du lịch tình dục ở Pattaya, Thái Lan.
Không có số liệu chính thức nào cho thấy quy mô của lĩnh vực này. Theo số liệu do Bộ Du lịch Thái Lan cung cấp, năm 2012, cứ 6 du khách nam lại có 4 du khách nữ muốn tìm kiếm tình dục. Tỉ lệ nam, nữ trong năm 2015 khá cân bằng nhau.
Du lịch tình dục bắt đầu nở rộ ở Pattaya khi nơi này trở thành một điểm nghỉ ngơi và hồi phục cho lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Số lượng gái mại dâm ở Thái Lan vào khoảng trên 120.000, theo một báo cáo năm 2014 của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS.
Nỗ lực thay đổi hình ảnh
Với thu nhập tối thiểu ở Thái Lan vào khoảng 305 baht (8,8 USD) một ngày, cơ hội kiếm tiền gấp nhiều lần bằng mại dâm hiển nhiên là sự cám dỗ, đặc biệt đối với những người ở vùng nông thôn nghèo.
Những vụ trấn áp quyết liệt ở Pattaya xảy ra vào tháng trước, cùng với đó là phản ứng giận dữ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.
Một số quán bar bị cảnh sát đột kích. Chủ sở hữu quán bar và các phụ nữ làm việc ở đó bị phạt tiền. Các khách tìm kiếm mại dâm đành chấp nhận ở yên trong khách sạn vì lo sợ rủi ro.
Chính quyền Thái Lan đang nỗ lực thay đổi hình ảnh Pattaya bằng các biện pháp mạnh.
Những người bán hàng rong và các cửa hàng trên phố đều bị sụt giảm doanh thu. Dòng tiền đổ về thành phố, bao gồm cả các cơ quan hành pháp, đều giảm mạnh.
"Khu Vui vẻ" là cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của chính phủ nhằm thay đổi tình hình. Nếu hiệu quả trên Phố Đi bộ (Walking Street), ý tưởng này sẽ được lan rộng ra các khu phố khác bên ngoài Pattaya.
Cảnh sát cũng công bố ứng dụng điện thoại di động cho phép du khách liên hệ với họ trong trường hợp khẩn cấp.
"Đây là một dự án tiên phong để tổ chức và nâng cấp một điểm đến du lịch nhằm thúc đẩy chất lượng du lịch ở Thái Lan", Apichai Krobpetch, cảnh sát trưởng thành phố Pattaya nói.
"Chúng tôi cũng sẽ dập tắt nạn mại dâm trong khu vực này", ông Krobpetch nói. Tuy nhiên, điều mà cảnh sát trưởng thành phố Pattaya nói dường như vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Phụ nữ ngồi bên ngoài quán bar ở Pattya ngày 25.3.
Theo ghi nhận của Reuters, ngành công nghiệp tình dục ở Pattaya đã trở thành điểm thu hút hàng triệu người Trung Quốc, chiếm khoảng một phần ba lượng khách tới Thái Lan.
Được dẫn dắt bởi hướng dẫn viên và cờ hiệu, các nhóm du khách Trung Quốc nhanh chóng len lỏi dọc theo Phố Đi bộ. Họ đi qua các vũ trường, các quán bar nơi các cô gái trẻ người Thái đang tiếp khách nước ngoài. Họ chỉ dừng lại để chụp ảnh.
"Chúng tôi chỉ đến đây để xem. Chỉ có vậy thôi", bà Linda Sieng, thành viên nhóm du khách gồm 11 người đến từ Quảng Châu, Trung Quốc nói.
Theo Danviet
Mộ Chúa Jesus đối mặt với "thảm họa" sụp đổ Phòng thờ bao trùm bên trên mộ Chúa Jesus đang đứng trước nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng do được đặt trên nền móng không chắc chắn. Mộ Chúa Jesus vừa mới trải qua quá trình phục dựng từ năm 2016. Theo National Geographic, các nhà khoa học phát hiện khu mộ Chúa Jesus, bên trong nhà Mộ Thánh ở Jerusalem, Israel "có...