Dòng xe nườm nượp chạy ngược chiều ở đường BRT Hà Nội
Vào giờ cao điểm hàng ngày, dòng xe máy chạy ngược chiều trên vỉa hè và tại làn BRT bất chấp sự có mặt của CSGT.
Ngã ba Tố Hữu – Mỗ Lao, tuyến đường huyết mạch ở quận Hà Đông luôn đông đúc vào sáng sớm và tan tầm chiều tối. Tại đây có nhiều đường nhỏ đi tắt ra các khu đô thị. Để giảm thiểu thời gian di chuyển, từ đầu giờ sáng nhiều người thản nhiên đi ngược chiều trên vỉa hè và lòng đường.
Người dân đi ngược chiều và leo vỉa hè để đến ngõ 19 Tố Hữu đi tắt sang khu đô thị Trung Văn, khu Mỹ Đình. Quãng đường dài gần 200 mét.
5h30 sáng, người dân lưu thông từ hướng Vạn Phúc về Lê Văn Lương, đến ngã ba này sang đường đi ngược chiều trên vỉa hè.
Điểm mở dải phân cách cách ngã ba 100 mét, người dân cũng đi tắt sang đường để tránh dừng đèn đỏ và bốt công an.
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đi ngược chiều ở làn đường ưu tiên BRT bất chấp nguy hiểm.
Video đang HOT
Tình trạng này diễn ra hàng ngày tới 8h sáng, dù có lực lượng CSGT làm nhiệm vụ gần đó.
Hàng dài phương tiện nối đuôi trên vỉa hè choán hết phần đường của người đi bộ.
Nhiều đoàn vỉa hè bị cày xới lồi lõm, có đoạn gạch bị lật tung.
Lực lượng CSGT làm việc không xuể bởi khi bắt một người thì dòng phương tiện đổi chiều hoặc chạy nháo nhác.
Theo PV (Vnexpress)
Buýt nhanh BRT Hà Nội vắng khách
Khảo sát thực tế của phóng viên ghi nhận buýt nhanh BRT ở Hà Nội vắng khách trong khung giờ thấp điểm và cũng chỉ đạt chưa đến 50 hành khách vào giờ cao điểm. Trước đó, báo cáo của Sở Giao thông Hà Nội cho hay, nhiều chuyến BRT có dấu hiệu quá tải.
Bên trong một xe buýt BRT vào giờ thấp điểm buổi chiều. Dù xe đã đi qua vài trạm, lượng hành khách vẫn ít, xe vắng vẻ.
Tới nhà chờ Khuất Duy Tiến, tức xe buýt đã đi được nửa lộ trình, số lượng hành khách vẫn khá khiêm tốn: 17 người. Lượng khách cũng không có mấy thay đổi cho đến khi xe về đến bến cuối Yên Nghĩa.
Theo thiết kế, xe có thể chở tối đa cùng lúc 90 người.
Ở chiều ngược lại,buýt nhanh rời bến Yên Nghĩa chỉ với một hành khách trên xe.
Phải qua rất nhiều trạm, số lượng hành khách mới bắt đầu tăng lên hơn chục người. Suốt lộ trình, trên xe luôn có nhiều ghế trống.
Giờ cao điểm (17h30), chuyến buýt xuất phát từ bến Kim Mã mới bắt đầu đông khách. Sau một vài trạm, ghế ngồi được lấp trống, hành khách bắt đầu phải đứng bám.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của phóng viên trên một số chuyến cho thấy số lượng hành khách vào giờ cao điểm cũng không vượt qua con số 50 . Con số này cũng chỉ duy trì được từ trạm Giảng Võ đến trạm Trung Văn.
Hành khách đi xe buýt vào giờ cao điểm chủ yếu là học sinh, người đi làm. Một hành khách thường xuyên đi buýt BRT cho biết, vào giờ thấp điểm thì xe rất thoáng, lúc nào cũng thỏa mái lựa chọn ghế ngồi. Vào giờ cao điểm có đông hơn, nhất là sáng thứ 2 đầu tuần, lúc đó mới thấy có người phải đứng.
Nhà chờ Trung Văn trong giờ cao điểm cuối buổi chiều (18h) vắng vẻ, nhân viên bán vé không có nhiều việc để làm.
Một chuyến xe buýt nhanh trong giờ cao điểm chỉ vừa đủ khách cho các chỗ ngồi.
Buýt nhanh BRT thông xe đầu năm 2017 chạy tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14,7 km. Có 26 xe thiết kế riêng phục vụ tuyến này, có thể chở tối đa 90 hành khách cùng lúc. Ngoài 2 điểm bến đầu và cuối, dọc tuyến có 21 nhà chờ. Đặc biệt, buýt nhanh BRT được bố trí làn đường riêng, cấm mọi phương tiện khác đi vào.
Theo thống kê trong chuyến xe BRT mà phóng viên lựa chọn giờ cao điểm đi từ nhà chờ Trung Văn đến bến xe Kim Mã trên xe chưa đến 30 hành khách.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Nhiều tuyến đường Hà Nội ùn ứ do ảnh hưởng thời tiết Sáng 12/4, Hà Nội có mưa nhỏ và sương mù dày đặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao thông trên nhiều tuyến phố vào giờ cao điểm. Sáng 12/4, mưa phùn và sương mù dày đặc xuất hiện ở Hà Nội ảnh hưởng tới giao thông trên nhiều tuyến phố vào giờ cao điểm. Người dân khá vất vả khi lưu thông qua...