Dòng vốn tỷ USD rầm rộ đổ vào bất động sản Long An
Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp (DN) lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn “chảy” vào bất động sản ngày một tăng.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, 10 tháng năm 2018, UBND tỉnh cấp mới 151 dự án trong nước với vốn đầu tư đăng ký mới 18.148 tỉ đồng. Đến nay, tỉnh có 1.602 dự án với số vốn đăng ký 184.161 tỉ đồng.
Đối với dự án đầu tư từ nước ngoài, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh cấp mới 69 dự án với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 366 triệu USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 951 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn hơn 6.009 triệu USD, trong đó có 576 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.614 triệu USD.
Đặc biệt, thời gian qua, để đón làn sóng đầu tư, tỉnh đầu tư nguồn lực lớn hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng hạ tầng, trong đó, việc phát triển hệ thống giao thông, tạo kết nối thuận lợi với các địa phương trong khu vực đã tạo nên sức hấp dẫn đáng kể đối với nhà đầu tư.
Đến nay, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030 và cũng đã sẵn sàng cho việc đón làn sóng đầu tư từ TP.HCM lan tỏa đến. Cụ thể, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch hệ thống giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến Quốc lộ N1, N2, 14C…
Trong đó, xương sống mạng lưới đường bộ tỉnh Long An gồm các tuyến cao tốc và 4 tuyến quốc lộ. Điển hình như tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương đã đưa vào khai thác, Quốc lộ 1A hoàn thành đầu tư mở rộng, còn dự án Quốc lộ N2 đã hoàn thành xây dựng đoạn Đức Hòa-Mỹ An, tuyến Quốc lộ N1 đang trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Theo quy hoạch, tuyến N2 đóng vai trò trục mới của vùng ĐBSCL, với điểm đầu tại huyện Củ Chi (TP.HCM) đi xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười. Và 2 tuyến Quốc lộ 50 và 62 từng bước được duy tu, nâng cấp.
Bên cạnh cao tốc TPHCM-Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc khác là Bến Lức – Long Thành đang được thi công xây dựng. Dự án này sẽ kết nối địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai.
Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và Đông Nam bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM, kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc với quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, cảng Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong khi đó, dự án đường cao tốc Bến Lức-Hiệp Phước đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.
Quan trọng hơn hết, mới đây, TP.HCM vừa làm việc với các tỉnh, thành trong vùng về việc điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư đến 5 tỷ USD. Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Theo đó, đối với địa phận TPHCM, UBND TP.HCM đề nghị giữ nguyên hướng tuyến từ ga lập tàu An Bình, tỉnh Bình Dương đến ga Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM; từ ga Tân Kiên, tuyến đi song song đường Tân Tạo – Chợ Đệm, tuyến vượt qua Rạch Tam, sông Chợ Đệm và nút giao Chợ Đệm của dự án đường bộ cao tốc TPHCM – Trung Lương, tuyến rẽ phải và đi song song với tuyến đường bộ cao tốc TPHCM – Trung Lương.
Video đang HOT
Đối với địa phận tỉnh Long An, tuyến tiếp tục đi trên cao song song tuyến đường bộ cao tốc TPHCM – Trung Lương, vào ga Thanh Phú (là ga kết nối với nhánh đường sắt ra cảng Hiệp Phước), tuyến đi trên cao vượt qua nút giao Bến Lức và sông Vàm cỏ Đông. Tuyến tiếp tục đi vượt qua khu vui chơi giải trí Happy Land và đi song song với tuyến đường bộ cao tốc vào ga Tân An. Ra khỏi ga Tân An, tuyến vượt qua sông Vàm cỏ Tây, Quốc lộ 62 và đi hết địa phận tỉnh Long An.
Nhiều nhà đầu tư nhận định rằng chính hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp và mở rộng, chính sách đầu tư thông thoáng, Long An đang đón làn sóng đầu tư mới của nhiều doanh nghiệp lớn vào bất động sản, phát triển công nghiệp.
Được biết, vào tháng 12/2017, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương chấp thuận dự án đầu tư “Khu phức hợp đô thị, kết hợp vui chơi, giải trí Vinhomes Đức Hòa – Long An” của Tập đoàn Vingroup. Dự án này có quy mô khoảng 900ha tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa.
Ngoài ra, tại Long An, vào tháng 6/2018, Tập đoàn Vingroup tiếp tục được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư dự án “Khu đô thị mới Hậu Nghĩa” với diện tích khoảng 200ha tại thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Tập đoàn Vingroup cùng các sở, ngành, địa phương liên quan đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch xây dựng chi tiết, lập dự án đầu tư.
UBND tỉnh cũng chấp thuận chủ trương của Tập đoàn Hoàn Cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh với 3 dự án lớn: Sân golf với 36 lỗ golf (khoảng 200ha); phát triển nông, lâm nghiệp (khoảng 1.168ha) và năng lượng điện mặt trời (1.000ha).
Theo đại diện Tập đoàn Hoàn Cầu tại Long An, ngoài những dự án đầu tư này, Hoàn Cầu tiếp tục đăng ký đầu tư các dự án phát triển khác về đô thị kết hợp du lịch sinh thái tại Long An trong thời gian tới.
Cùng với Vingroup, Hoàn Cầu, nhiều tập đoàn khác: Thành Thành Công, Him Lam Land, Băng Dương, T&T Group, Nguyễn Kim, Vạn Thịnh Phát,… cũng quan tâm, đề xuất chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, năng lượng điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Long An.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Long An, từ cuối năm 2017 đến nay, BĐS tại Long An liên tục tăng giá, tạo thành những cơn “sốt” đất nền, nhất là tại khu vực các huyện giáp ranh TP.HCM: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, thậm chí lan tới cả thị xã Kiến Tường.
Hiện nay, đất nông nghiệp tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh có giá khoảng 1 tỉ đồng/1.000m2. Còn tại các vùng ranh TP.HCM như Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, con số đó tăng từ 2-3 lần.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Khan hiếm nguồn cung, nhà đầu tư "săn' đất nền pháp lý rõ ràng ở khu Tây Bắc TP.HCM
Nếu thời điểm giữa năm, bất động sản (BĐS) khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q.12, tỉnh Long An khá im ắng về nguồn cung lẫn giao dịch thì hiện tại, nơi đây đang được nhắc nhiều khi cả nguồn cung, giá bán lẫn hoạt động mua bán rục rịch trở lại.
Nhà đầu tư mạnh tay "săn" đất nền
Các giao dịch tại khu Tây Bắc Tp.HCM từ trước đến nay đa phần là đất nông nghiệp, đất ở của dân bản địa. Rất ít các dự án phân lô bán nền được cấp phép quy hoạch đầy đủ, bài bản. Chính lý do khan hiếm sản phẩm đất nền pháp lý rõ ràng nên đây đang là loại hình được giới đầu tư "săn đón" nhiều nhất tại khu Tây Bắc.
Ghi nhận tại xã Trung An, Phú Hòa Đông, Bình Mỹ (Củ Chi), tỉnh lộ 8, Đức Lập Thượng (Đức Hòa, Long An), khu vực giáp ranh giữa cầu Thầy Cai (huyện Củ Chi - tỉnh Long An)...các nền đất lẻ pháp lý rõ ràng được NĐT săn đón ở thời điểm này.
So với giai đoạn đầu và giữa năm 2018, điểm sáng của các khu vực Tây Bắc giai đoạn cuối năm là xuất hiện các dự án đất nền phân lô quy mô, được chào bán với mức giá từ 10-14 triệu đồng/m2.
Trước bối cảnh đất khu ven Sài Gòn tăng giá mạnh thì đây được xem là mức giá mềm, do đó rất nhiều NĐT lân cận đổ về đây để tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, với những dự án giữ chỗ ở giai đoạn đầu được NĐT sơ cấp săn đón mạnh nhất.
Đất nền khu Tây Bắc TP.HCM được tiêu thụ mạnh nhất. Nguồn: DKRA
Một số chủ đầu tư tranh thủ thời điểm này để chào bán dự án mới, thu hút dòng tiền đầu tư vào cuối năm, chẳng hạn như dự án Metro City của Công ty CP Yeshouse đang ra hàng hơn 100 nền với giá 12 triệu đồng/m2; dự án Five Star bán giá hơn 20 triệu đồng/nền; Khu dân cư sát chợ Gò Đen; khu dân cư T&T Group....Trước bối cảnh đất nền thuộc địa phận Tp.HCM không còn hàng để bán, giá cao thì những dự án tỉnh giáp ranh lại được săn đón mạnh thời điểm này.
Trong khoảng 1 năm trở lại đây, đất nền Tây Bắc Tp.HCM có mức tăng giá khá ấn tượng, dao động trung bình từ 15-25%/năm, một số nơi tăng từ 30-45%/năm. Sau cơn sốt đất cục bộ đi qua, đất đai khu vực khá hạn chế ra hàng mới, chỉ một số dự án pháp lý đã hoàn thiện trước đó được chào bán, đón sóng cuối năm.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse nhận định, phân khúc đất nền phân lô tại khu Tây Bắc Tp.HCM cuối năm 2018 đến 2019 sẽ còn tăng trưởng, đặc biệt, bước vào năm 2019 mới là thời điểm đất phân lô sôi động vì hoạt động của NĐT sẽ thực sự quay trở lại thị trường.
Theo ông Tuấn, thời điểm cuối năm, đất nền chủ yếu bán cho NĐT, với những sản phẩm phân lô bán nền chào giá sơ cấp rất được NĐT ưa chuộng, có những NĐT ôm một lúc 4-5 nền, chờ thời điểm chốt lời. "Trong bối cảnh quỹ đất Tp.HCM đang dần cạn kiệt, nguồn cung đất nền lân cận TP ra hàng thời điểm này được xem là điểm sáng cho thị trường vì giá nhìn chung còn mềm hơn, khả năng sinh lợi của NĐT còn cao", ông Tuấn khẳng định.
Đòn bẩy hạ tầng
Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, Tp.HCM được định hướng phát triển về khu Tây Bắc vì có địa hình cao, địa chất tốt, thuận lợi cho phát triển đô thị.
Do đó, Thành phố sẽ tiếp tục chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu, ưu tiên phát triển theo định hướng giao thông công cộng, điều tiết dân số, phân bố dân cư và nhà ở. Tích hợp quản lý rủi ro ngập lụt, phát triển đô thị theo hướng Tây Bắc để thích ứng biến đổi khí hậu.
Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, Tp.HCM được định hướng phát triển về khu Tây Bắc vì có địa hình cao, địa chất tốt, thuận lợi cho phát triển đô thị
Thời gian vừa qua, Tp.HCM đã đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như Quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15... Một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công gấp rút là nút giao thông An Sương (Q.12). Công trình này sẽ tạo thông thoáng cho trục đường huyết mạch từ Tp.HCM đi các tỉnh miền đông, miền tây và ngược lại; cũng như từ trung tâm thành phố về huyện Củ Chi.
Bên cạnh đó, tuyến đường vành đai 3 kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, Tp.HCM và Đồng Nai đã được gấp rút thi công tháng 4/2018. Với chức năng phân luồng từ xa, vành đai 3 giúp kéo giảm căn bản tình trạng ùn tắc xuyên tâm nội đô. Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối 8 tỉnh trọng điểm phía Nam.
Thực tế cho thấy, từ năm 2015 tới nay, khu Tây Bắc đã có sự thay đổi lớn về hạ tầng giao thông cũng như quy hoạch, với việc mở rộng tuyến đường Trường Chinh, xây dựng hầm chui An Sương nối quốc lộ 22 từ Q.Bình Tân về huyện Hóc Môn, Củ Chi đi tỉnh Tây Ninh và một phần tỉnh Long An. Đây là một lợi thế cho thị trường BĐS khu vực nhằm mục đích thực hiện chương trình đột phá giãn dân về vùng ven. Cũng từ đây, thị trường BĐS được đánh giá sôi động, giá đất liên tục tăng cao, lượng người dân về sinh sống cũng tăng lên...
Với tốc độ thay đổi tiện ích khu vực ngày càng nhanh như trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại... thì giới phân tích nhận định khu vực Tây Bắc có lợi thế thu hút người dân về vùng ven sinh sống, tạo động lực cho các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về đây.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE nhận định, theo quy hoạch, Tp.HCM sẽ là khu đô thị hạt nhân trung tâm vùng, kết nối giữa các quận, huyện, thành phố với các huyện của tỉnh Long An như, Hậu Nghĩa, Đức Hòa,... Các khu đô thị này sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, kết hợp công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan sinh thái và thoát lũ cho tiểu vùng đô thị trung tâm.
Theo ghi nhận, chính sức bật hạ tầng khu vực, thị trường BĐS Tây Bắc Tp.HCM hưởng lợi rõ nét. Ngay ở thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư đón sóng hạ tầng vẫn âm thầm diễn ra trên thị trường. Trong đó, cá biệt có một số dự án chỉ mới chào hàng thời gian ngắn đã hết sản phẩm, giá thứ cấp ghi nhận tăng thêm 10 - 15% so với 1-2 tháng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, bên cạnh một số khu vực có dấu hiệu tăng giá thực, vẫn có không ít khu đất bị "thổi" giá tăng ảo theo thị trường. Vì vậy, giới đầu tư và người mua nhà cần phải tỉnh táo và thận trọng lựa chọn hợp lý với mức giá để hạn chế rủi ro.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Những đại gia địa ốc nào đang "nhắm" rót vốn đầu tư vào khu đô thị thông minh TP.HCM? Mới đây, Diễn đàn kinh tế TP.HCM năm 2018 (HEF 2018) với chủ đề "Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác - Vai trò động lực của doanh nghiệp" do UBND TPHCM tổ chức đã thu hút số lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự và thể hiện quyết tâm đầu tư vào khu vực này. Chủ tịch...