Dòng vốn ngoại từ MSCI vào Việt Nam sẽ không được như kỳ vọng
Ước tính tỷ trọng của Việt Nam tại chỉ số MSCI mới sau khi cơ cấu chỉ đạt 16,15%, trong khi nếu theo chỉ số MSCI cũ lên tới 28,76%…
Sau khi Kuwait được nâng hạng, giới chuyên môn đặt khá nhiều vào kỳ vọng dòng vốn ngoại từ Ishare MSCI Frontier Markets 100 ETF sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng có vẻ như dòng vốn này sẽ không được như kỳ vọng.
Như đã biết, hồi tháng 11 năm ngoái, Kuwait chính thức được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Đồng thời, do chỉ số MSCI Frontier Markets 100 chỉ tập trung vào cổ phiếu tại thị trường cận biên nên tỷ trọng cổ phiếu Kuwait sẽ được MSCI giảm tỷ trọng từ 25,39% về 0% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu các quốc gia còn lại trong rổ chỉ số.
Cụ thể, tăng 20% tỷ trọng tăng thêm ở các quốc gia trong tháng 11/2020; tăng 25% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 2/2021; tăng 33% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 5/2021; tăng 50% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 8/2021 và chính thức hoàn tất 100% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 11/2021.
Như vậy, ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong MSCI Frontier Markets 100 được nâng dần từ 12,53% lên 15,76% trong tháng 11/2020; 16,57% trong tháng 2/2021; 17,87% trong tháng 5/2021; 20,64% trong tháng 8/2021 và 28,76% trong tháng 11/2021.
Tính tới 31/3/2021, cổ phiếu Việt Nam chiếm 16,45% tỷ trọng trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100, đứng thứ hai sau Kuwait (20,26%). Trong Top 10 cổ phiếu thành phần của chỉ số, Việt Nam có hai cổ phiếu là VIC và HPG, lần lượt chiếm 2,48% và 2,4%.
Nếu đúng theo lộ trình, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ tiếp tục được tăng thêm trong tháng 5 tới và tăng mạnh trong tháng 8, tháng 11/2021.
Video đang HOT
Vì quỹ iShare MSCI Frontier Frontier 100 ETF sử dụng bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 làm chỉ số tham chiếu nên tại một hội thảo chứng khoán đầu năm 2021, một số chuyên gia đã ước tính dòng vốn ròng từ quỹ này đổ vào thị trường Việt Nam sẽ lên tới 65 triệu USD. Đồng thời, hàng loạt quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số MSCI này cũng dự kiến rót vốn vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới cập nhật của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI, quỹ iShares MSCI Frontier Markets 100 ETF đã thực hiện một thay đổi quan trọng trong việc chuyển sang sử dụng chỉ số MSCI Frontier and Emerging Markets Select làm chỉ số cơ sở mới để thay thế chỉ số MSCI Frontier Markets 100, có hiệu lực từ ngày 1/3/2021. Quỹ cũng được đổi tên thành iShares MSCI Frontier and Select EM ETF.
Được biết, chỉ số MSCI mới không chỉ tập trung 100% vào cổ phiếu tại thị trường cận biên mà còn đưa thêm cổ phiếu ở thị trường mới nổi vào danh mục. Thông tin ban đầu, chỉ số MSCI mới sẽ có ít nhất 60 cổ phiếu tại thị trường cận biên, số cổ phiếu tại thị trường mới nổi bằng 1/3 số cổ phiếu tại thị trường cận biên.
Mặt khác, về giới hạn tỷ trọng quốc gia, tối đa 40% cho tổng tỷ trọng của hai quốc gia lớn nhất trong thị trường cận biên và giới hạn 5% cho mỗi quốc gia tại thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong thị trường mới nổi đều đủ điều kiện để đưa vào chỉ số. Chỉ các quốc gia mới nổi có quy mô nhỏ đáp ứng 2 tiêu chí. Thứ nhất, tỷ trọng của quốc gia này trong chỉ số MSCI ACWI (chỉ số chứng khoán bao gồm các thị trường phát triển và mới nổi trên toàn cầu) dưới 10 % trong ít nhất 3 năm liên tiếp hoặc dưới 5% trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Thứ 2, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia thấp hơn ngưỡng thu nhập trung bình cao của Ngân hàng Thế giới.
Danh sách các thị trường mới nổi đủ điều kiện vào chỉ số hiện tại bao gồm Argentina, Colombia, Ai Cập, Kuwait, Pakistan, Peru và Philippines.
Do đó, theo số liệu mới nhất của SSI, ước tính tỷ trọng của Việt Nam tại chỉ số MSCI mới sau khi cơ cấu chỉ đạt 16,15% (dự kiến ban đầu đạt 28,76%). Dòng vốn hưởng lợi từ việc MSCI cơ cấu cũng không được như kỳ vọng.
Tỷ trọng ước tính của các quốc gia sau khi chỉ số MSCI mới tái cơ cấu. Nguồn: SSI Research
Chứng khoán tuần 1 5/3: Tăng giảm đan xen, tích lũy chờ bùng nổ
VN-Index tiếp tục diễn biến đi ngang tích lũy với các phiên tăng giảm đan xen, chỉ số nhiều khả năng sẽ thử thách vùng kháng cự 1,175-1,185 điểm.
Đây là nhận định được nhóm chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra trong báo cáo tổng quan thị trường chốt phiên giao dịch tuần qua.
Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co, tích lũy trong tuần đầu tháng 3/2021.
Theo BVSC, thị trường tuần này (1 - 5/3) sẽ tiếp tục diễn biến đi ngang tích lũy với các phiên tăng giảm đan xen. VN-Index nhiều khả năng sẽ thử thách vùng kháng cự 1.175 - 1.185 điểm trong những phiên đầu tuần. Đây vẫn sẽ là vùng cản có thể tạo ra áp lực rung lắc, điều chỉnh cho thị trường khi tiếp cận.
"Thị trường vẫn đang nằm trong giai đoạn dao động tích lũy bên dưới vùng kháng cự 1.185 - 1.200 điểm" , BVSC nhận định.
Tuy vậy các chuyên gia cho rằng đây là quá trình tích lũy cần thiết để giúp thị trường và các nhóm cổ phiếu tạo mặt bằng giá mới trước khi hướng đến kỳ vọng vượt qua vùng đỉnh lịch sử quanh 1.200 điểm trong thời gian tới.
Theo nhóm phân tích thuộc Công ty Chứng khoán BSI, trong ngày giao dịch cuối tuần, VN-Index duy trì sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng hiệu ứng từ việc MSCI (Morgan Stanley Capital International) tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục đã giúp chỉ số tăng điểm về cuối phiên.
Trên thị trường, dòng tiền đầu tư suy giảm và chỉ còn 10/19 nhóm ngành tăng điểm. Ngoài ra, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HoSE và mua ròng trên sàn HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng với thanh khoản gia tăng so với phiên trước. Do đó, BSI dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động giằng co trong tuần đầu tiên.
Trong khi đó, theo Công ty Chứng khoán AseanSC, VN-Index đã có phiên đi ngang tích lũy thứ 7 liên tiếp, bên cạnh đó lực cầu bắt đáy luôn trực chờ giúp chỉ số không bị giảm sâu.
"AseanSC dự báo trong phiên giao dịch tới, VN-Index sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.170 - 1.180 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.190 - 1.200 điểm", các chuyên gia AseanSC nhận định.
Dưới góc nhìn lạc quan, các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường tuy diễn biến thận trọng trong phiên giao dịch hôm 26/2 nhưng nhìn chung vẫn được hỗ trợ và có động thái hồi phục nhẹ cuối phiên. Do vậy, quá trình kiểm định cung - cầu vẫn chưa ngã ngũ, thị trường vẫn có khả năng hồi phục trong phiên giao dịch tiếp theo để tiếp tục quá trình này.
VDSC khuyến nghị nhà đầu tư tạm thời vẫn nên quan sát động thái của dòng tiền trong phiên giao dịch tiếp để đánh giá lại trạng thái của thị trường.
Kêt thuc tuân giao dich vừa qua, chi sô VN-Index giam 5,03 điêm xuông mưc 1.168,47 điêm. Thi trương giam điêm tai 1 trong 5 phiên giao dich tuân nay vơi 181 ma tăng va 193 ma giam.
Trên san HNX, chi sô HNX-index đong cưa tuân giao dich nay tai mưc 249,22 điêm, tăng 18,04 điêm.
Hơn 81 tỷ USD đổ vào cổ phiếu thị trường phát triển và mới nổi trong tháng 1/2021 "Trong tháng 1/2021, hơn 81 ty USD vốn tiếp tục chảy vào cổ phiếu ở cả thị trường phát triển và mới nổi" là thông tin được Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) công bố trong báo cáo chiến lược thị trường chứng khoán tháng 2 với chủ đề "Cơ hội trong biến động". SSI cho biết, dòng vốn vào cổ...