“Dòng vốn ngoại quay về các thị trường mới nổi đang đặt cược vào kết quả hội nghị G20″
Các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi (GEM) đã có 3 tuần bơm ròng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều này, có thể được duy trì hay không phụ thuộc vào kết quả cuộc họp G20, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân SSI.
Tính từ đầu năm, chỉ số MSCI EM Index (chỉ số chứng khoán cho các thị trường mới nổi) giảm -15,4% trong khi S&P 500 tăng 0,3%.
Trong 2 tháng vừa qua, MSCI EM Index ít biến động hơn so với S&P500 và nguyên nhân theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), không phải từ yếu tố cơ bản hay triển vọng tích cực mà chính sự mất điểm trong hầu hết thời gian của năm 2018.
Trong 20 năm gần đây, thị trường mới nổi đã trải qua 4 đợt sụt giảm mạnh. Bong bóng internet 2000-2001, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, rủi ro Trung Quốc “hạ cánh cứng” năm 2015 và đợt sụt giảm đang xảy ra, bắt đầu từ tháng 2/2018.
Ở cả 4 đợt, MSCI EM Index đều giảm sâu hơn so với S&P 500 và bù lại là khi thị trường toàn cầu hồi phục, MSCI EM Index lại tăng nhanh hơn. Đây chính là đặc thù rủi ro cao, lợi nhuận lớn (“high risk – high return”) của các thị trường mới nổi.
Nếu kinh tế 2019 tăng trưởng chậm lại, chu kỳ giảm giá của thị trường phát triển từ tháng 11 và thị trường mới nổi từ tháng 2/2018 rất có thể sẽ còn tiếp diễn. Ông Linh cho rằng với những gì đã diễn ra ở các giai đoạn sụt giảm trước, MSCI EM Index khả năng cao sẽ tiếp tục có hiệu suất kém hơn S&P 500.
Cùng với đó, căng thẳng Mỹ – Trung sẽ còn tiếp tục đè nặng lên triển vọng thị trường mới nổi nói chung. Dù có đạt được thỏa thuận nào đó tại hội nghị G20, sẽ không gì thay đổi được mục đích chiến lược của Mỹ là kiềm chế Trung Quốc. Ngoài việc gia tăng các ảnh hưởng địa chính trị, các giải pháp kinh tế chắc chắn cũng sẽ được sử dụng.
Video đang HOT
Gần đây, các quỹ đầu tư cổ phiếu của Mỹ đã có 3 tuần rút ròng, ngược lại, các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi toàn cầu (GEM) được bơm ròng 3 tuần liên tiếp. Lần gần nhất GEM có tiền bơm ròng 3 tuần liền là tháng 4/2018. Đây là một diễn biến rất mới, xảy ra cùng thời điểm Hội nghị G20 đang đến gần. Điều này thể hiện sự kỳ vọng, thậm chí là đánh cược vào kết quả tích cực của cuộc gặp giữa ông Donald Trump – Tập Cận Bình tại hội nghị G20.
Tuy nhiên sẽ không gì có thể đảm bảo dòng tiền này sẽ gia tăng hoặc kéo dài. Thậm chí nếu hội nghị G20 diễn ra không như mong đợi, dòng vốn đảo chiều sẽ gây áp lực lớn hơn cho EM trong bối cảnh mức bi quan của giới đầu tư đang lên cao.
Vì vậy, thị trường mới nổi nhìn một cách tổng thể chưa có điểm sáng. Với những quốc gia có câu chuyện riêng biệt, dòng vốn vẫn có thể vào nhưng quy mô sẽ khó đạt được như thời “hoàng kim” cuối 2017, đầu 2018.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Mark Mobius: Thời cơ mua cổ phiếu ở các thị trường mới nổi đã đến
Ngày 12/11, nhà đầu tư huyền thoại Mark Mobius chia sẻ trên CNBC rằng, bây giờ chính là thời cơ để mua vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi vì những cổ phiếu này đang có giá rất rẻ.
Mark Mobius: Đã đến lúc mua vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi. Nguồn: Thời báo kinh doanh
Các nhà đầu tư đã ồ ạt bán cổ phiếu của họ ở các thị trường mới nổitrong những tháng gần đây vì họ sợ rằng các vấn đề tài chính ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina có thể lan sang các nền kinh tế khác. Thêm vào nỗi lo ngại đó là sự tăng giá của đồng USD và giá dầu, những yếu tố gây tổn thương tới những nền kinh tế mới nổi với lượng lớn nợ nước ngoài và là những nhà nhập khẩu năng lượng ròng.
Kết quả là chỉ số MSCI Emerging Markets, theo dõi các cổ phiếu lớn và trung bình tại 24 quốc gia, đã giảm tới 16% trong năm nay.
Nhưng ông Mobius cho biết việc bán tháo đã mở ra cơ hội đầu tư tại các thị trường mới nổi. "Cổ phiếu ở các thị trường mới nổi hiện đang rất rẻ. Đã đến lúc để mua vào", người đồng sáng lập của Mobius Capital Partners nói với CNBC.
Nhà đầu tư huyền thoại cũng nhấn mạnh rằng, một số quốc gia đã ghi nhận sự phục hồi trong đồng nội tệ và giá cổ phiếu. Đó là bởi vì đồng USD đang bắt đầu ổn định, giảm bớt gánh nặng cho các thị trường mới nổi trong việc trả các khoản nợ bằng USD.
Những thị trường nên đầu tư
Ông Mobius, nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm ở các thị trường mới nổi, cho biết thị trường Mỹ Latinh - đặc biệt là Brazil - cho đến nay đã dẫn đầu làn sóng phục hồi trong các loại tài sản.
Sự phục hồi của châu Á đang tụt dốc, nhưng khu vực này vẫn còn nhiều cơ hội, ông nói thêm. Đặc biệt, một số công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc được đánh giá là rất "thú vị" đối với các nhà đầu tư.
Mobius cũng cho biết ông rất thích Ấn Độ, nơi có tốc độ tăng trưởng vượt xa Trung Quốc và Đông Nam Á.
"Chúng tôi đang bắt đầu để ý tới Indonesia. Thái Lan tất nhiên cũng không tồi - Tôi cho rằng họ đang trong tình trạng khá ổn. Malaysia cũng sẽ là một thị trường thú vị phía trước", ông nói.
Nói về lĩnh vực nên đầu tư, Mobius cho biết ông sẽ tập trung vào những công ty trong lĩnh vực công nghiệp truyền thống như bán lẻ, mà sử dụng công nghệ để cải thiện năng suất. Ông cũng dành sự ưu tiên cho những công ty với bảng cân đối kế toán vững chắc, ít nợ và những công ty có nhiều tiền dự trữ dành cho mở rộng đầu tư và trả cổ tức cho cổ đông.
"Tập trung vào trả cổ tức là một dấu hiệu cho thấy công ty đó có nhiều tiền mặt và cũng biết suy nghĩ cho cổ đông", Mobius nói thêm.
Rủi ro hiện hữu
Nhiều chuyên gia trong đó có Mobius dự đoán giá dầu sẽ chạm tới ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay. Đây sẽ là tin xấu cho các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, khả năng này sẽ khó trở thành hiện thực vào cuối năm nay dù giá dầu vẫn có thể chạm tới mức giá đó trong dài hạn. Tin tốt là trước khi mà giá dầu lên tới mức 100 USD/thùng, thì đồng tiền nội tệ của các thị trường mới nổi sẽ hồi phục trở lại đủ để chống lại đồng USD. Vì vậy, việc tăng giá nhiên liệu sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm tới tình hình tài chính của họ, Mobius giải thích thêm.
Một rủi ro lớn khác mà các thị trường mới nổi phải đối mặt đó là tình trạng căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung. Tuy nhiên, theo Mobius, khả năng một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ - Trung xảy ra là khá nhỏ.
"Nếu căng thẳng thương mại thực sự leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc thì đó là điều không hề tốt đồi với khu vực Đông Nam Á. Nhưng tôi thấy điều đó khó có thể trở thành hiện thực", Mobius nhấn mạnh.
"Tôi nghĩ rằng, Trung Quốc đủ thông minh để cho cái mà ông Trump muốn. Nhờ đó họ sẽ chiến thắng trong dài hạn. Họ có thể phải từ bỏ thứ gì đó trong ngắn hạn để đổi lại tình trạng bền vững trong dài hạn", Mobius cho biết thêm.
Theo Như Quỳnh/kinhtevadubao.vn
Khối ngoại bán ròng 344 tỷ đồng, VN-Index rơi về gần 890 điểm Chỉ số VN-Index đóng cửa tuần giao dịch 900 nhưng đã có thời điểm chỉ còn 885 điểm. Theo thống kê khối ngoại đã bán ròng 344 tỷ đồng trên cả 2 sàn và 2 quỹ ETF lớn nhất đều đang có dấu hiệu rút ròng. MAI HƯƠNG Theo bizlive.vn