Dòng vốn Hàn Quốc đổ bộ thị trường bảo hiểm Việt
Thông tin trên một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc mới đây cho biết, KB Insurance – một thành viên thuộc Tập đoàn Tài chính KB của Hàn Quốc và cũng là công ty bảo hiểm lớn thứ 4 tại quốc gia này muốn mua lại 17% cổ phần của Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Minh.
Doanh nghiệp bảo hiểm lớn thứ 2 Hàn Quốc là Công ty Bảo hiểm DB hiện nắm giữ 37% cổ phần của PTI.
Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ ba của Việt Nam với thị phần khoảng 8,2%. Trong cơ cấu cổ đông, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 50,7% vốn, sau đó là Bảo hiểm AXA với sở hữu 16,7% vốn.
Như vậy, nếu thương vụ diễn ra thành công, KB Insurance sẽ vượt qua Bảo hiểm AXA để trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Bảo Minh. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nhiều công ty bảo hiểm của Hàn Quốc đã mở rộng hoạt động sang thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A).
Trong 3 năm qua, có 4 doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc với tỷ lệ cổ phần nắm giữ khá cao từ 17-37% vốn điều lệ, trong đó có 3 doanh nghiệp thuộc Top 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất của Việt Nam.
Mở màn xu hướng M&A giữa doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc và Việt Nam là việc Bảo hiểm DB – công ty bảo hiểm đứng thứ 2 tại Hàn Quốc mua 37% cổ phần của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) vào năm 2015. Đây là tỷ lệ sở hữu cao nhất mà một doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc nắm giữ tại một doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
Video đang HOT
Tiếp đó, năm 2017, Samsung Fire & Marine Insurance mua 20% cổ phần của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) để trở thành cổ đông lớn thứ hai của doanh nghiệp này.
Mới nhất, vào tháng 11 vừa qua, Hyundai Marine & Fire Insurance công bố sẽ mua 25% cổ phần của VietinBank Insurance. Nếu thương vụ này hoàn thành, Hyundai cũng sẽ là cổ đông lớn thứ hai của VietinBank Insurance.
Theo một số chuyên gia bảo hiểm, có 2 nguyên nhân dẫn đến sự đổ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc vào Việt Nam. Thứ nhất, do thị trường bảo hiểm Hàn Quốc đang bắt đầu bão hòa, không còn tăng trưởng tốt như giai đoạn trước, nên các doanh nghiệp bảo hiểm muốn hướng ra thị trường nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc Chính phủ Hàn Quốc không cho phép các công ty bảo hiểm phi nhân thọ của quốc gia được tăng mức phí bảo hiểm ô tô, bất chấp tỷ lệ tổn thất đang ngày càng tăng, cũng là lý do khiến các hãng bảo hiểm phải chuyển hướng.
Thứ hai, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có đà tăng trưởng ổn định, với mức tăng trung bình 2 con số mỗi năm. Việt Nam cũng là đất nước có dân số đông, trong khi tỷ trọng người mua bảo hiểm lại chưa cao, nên còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán xung quanh việc đánh giá tiềm năng của các thị trường để mở rộng hoạt động, đại diện vốn tại một công ty bảo hiểm cho biết, các doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc thường hướng đến 4 thị trường là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Đông Nam Á.
“Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu là những thị trường đã rất phát triển với nhiều thương hiệu bảo hiểm có năng lực cạnh tranh cao nên các doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để giành thị phần. Với Trung Quốc, tuy là thị trường rộng lớn, nhưng lại có nhiều rào cản và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa dân tộc. Tại khu vực Đông Nam Á, các nước như Indonesia, Malaysia đã có thị trường bảo hiểm phát triển khá tốt nên được nhiều công ty bảo hiểm châu Âu thâu tóm, trong khi các nước còn lại thì hoặc chưa mở cửa thị trường (Myanma), hoặc có quá nhiều rủi ro về thiên tai (Thái Lan, Philippines). Vì vậy, Việt Nam là lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp bảo hiểm Hàn Quốc đầu tư mở rộng thị phần”, vị này phân tích.
Chia sẻ lý do lựa chọn PTI để đầu tư, ông Kim Kang Wook – Phó chủ tịch HĐQT PTI kiêm đại diện vốn của Bảo hiểm DB cho biết, trước đó, các công ty bảo hiểm thành viên của một số tập đoàn lớn tại Hàn Quốc như Samsung, Huyndai hay LG đã thành lập các công ty liên doanh, chi nhánh tại Việt Nam, nhưng chủ yếu cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho các công ty con của mình hay các doanh nghiệp Hàn Quốc sang đầu tư tại Việt Nam.
Với Bảo hiểm DB, khi đầu tư vào Việt Nam mang tâm thế khác: DB muốn cùng với PTI đóng góp cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam…
“Với tiềm năng lớn, thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam. Sự tham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ mang tới công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính dồi dào, góp phần thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững”, ông Kim Kang Wook nhìn nhận.
Anh Vân
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khahomex dự chi hơn 200 tỷ để làm cổ đông lớn của DIG
Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ Khánh Hội (Khahomex - mã chứng khoán KHA) vừa thông báo sẽ mua 12,8 triệu cổ phiếu DIG của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng.
Cổ phiếu DIG vẫn giảm hơn 40% so với mức giá đỉnh hồi đầu năm.
Với phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện từ ngày 17/12/2018 đến 17/1/2019.
Được biết, hiện Khahomex chưa sở hữu cổ phiếu DIG. Tuy nhiên, ông Đinh Quang Hoàn, thành viên hội đồng quản trị của Khahomex cũng đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của DIG.
Trên thị trường chứng khoán, bất chấp nỗ lực cứu giá của dàn lãnh đạo, cổ phiếu DIG vẫn giảm hơn 40% so với mức giá đỉnh hồi đầu năm. Thị giá chốt phiên sáng ngày 12/12 ở mức 15.850 đồng/cổ phiếu.
Ước tính theo giá trên thì Khahomex sẽ phải chi hơn 200 tỷ đồng để sở hữu 5,06% vốn và trở thành cổ đông lớn tại DIG.
Các cổ đông lớn tại DIG hiện nay gồm Amersham Industries Limited (11% vốn), Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (10,22% vốn), Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (9,34%), Deutsche Bank AG & Deutsche Asset Management (Asia) Ltd (6,91%), Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Tân (6,14%) và chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn với 6,14% vốn.
Trong quý 3/2018, nhờ doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản với các biến động tăng 226%, doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 569% nên doanh thu thuần trong quý tăng 236% so với cùng kỳ năm trước và dừng ở mức 633 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ 2017.
Thủy Tiên
Theo vneconomy.vn
Vinaconex sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường đầu năm 2019 Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã VCG - sàn HNX) vừa thông báo kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019. Thời gian tổ chức Đại hội bất thường dự kiến vào ngày Thứ sáu - 11/1/2019, tại Tòa nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Nội dung họp...