Dòng vốn ETFs đang quay trở lại chứng khoán Việt Nam
Dòng tiền từ các quỹ đầu tư ETFs lớn cũng đã ghi nhận sự quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây.
Ảnh: fifthperson.com.
Các quỹ ETFs đang có xu hướng mua ròng trở lại
Từ đầu năm 2020 đến nay, dòng tiền từ khối nội là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng và hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam từ cú shock COVID-19 lần 1. Tuy nhiên, sức hút của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư trong nước đang có sự suy giảm rõ nét. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD) tại ngay 31.7, trên hệ thống của VSD có hơn 2,53 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Như vậy, so với tháng 6, số lượng tài khoản trong nước mở mới ở mức 27.169 tài khoản, giảm hơn 22,5% so với tháng 6.2020. Trong khi đó, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 33.600 tài khoản hồi cuối tháng 7, tăng 11% so với tháng trước.
Theo đánh giá của ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), để thu hút thêm nhà đầu tư mới tham gia thị trường, điều kiện tiên quyết chúng ta cần là 1 thị trường tăng trưởng bền vững và lành mạnh, thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ từ cả Chính phủ và các thành viên thị trường.
Video đang HOT
Trong thời gian gần đây, trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài đang phát đi những tín hiệu tích cực. Động thái bán ròng qua giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư ngoại trên thị trường Việt Nam đã giảm mạnh từ tháng 5 đến nay. Song song đó, dòng tiền từ các quỹ đầu tư ETFs lớn cũng đã ghi nhận sự quay trở lại trong thời gian gần đây. Cụ thể, từ nửa cuối tháng 7 đến nay, nhiều quỹ ETF ngoại lớn đã mua ròng trở lại sau 1 thời gian rút ròng mạnh.
Theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam, quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF đã mua ròng 9 triệu USD từ nửa cuối tháng 7 đến nay, quỹ FTSE Vietnam ETF (6,3 triệu USD), quỹ KIM KINDEX Vietnam VN30 ETF (7,7 triệu USD). KBSV đánh giá đây được xem là tín hiệu khởi sắc, hỗ trợ tâm lý tốt cho xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.
Xu hướng bán ròng qua khớp lệnh của nhà đầu tư ngoại có xu hướng giảm dần.
Tương quan với thị trường chứng khoán trong khu vực, Việt Nam được xem là điểm sáng hiếm hoi với mức rút ròng khiêm tốn (64 triệu USD) từ đầu năm đến nay, trái ngược với xu hướng rút ròng đã diễn ra mạnh mẽ ở nhiều thị trường như Thái Lan (7 tỉ USD), Malaysia (gần 5 tỉ USD), Philippines và Indonesia (gần 2 tỉ USD).
Đặt kỳ vọng tích cực đối với dòng tiền ngoại
KBSV kì vọng dòng tiền khối ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
“Một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ dòng tiền của các quỹ đầu tư toàn cầu chảy vào các thị trường mới nổi là diễn biến suy yếu của đồng USD. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua mối tương quan giữa chỉ số USD Index và chỉ số Bloomberg EM Flow Proxy Index trong quá khứ”, KBSV nhận định. Trên thực tế, kể từ khi đồng USD lao dốc từ tháng 3 cho đến nay, dòng tiền chảy vào các thị trường mới nổi cũng đã ghi nhận sự gia tăng vượt bậc.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù chưa ghi nhận xu hướng quay trở lại của nhà đầu tư nước ngoài một cách rõ nét, KBSV kỳ vọng khối ngoại sẽ đẩy mạnh mua ròng trong thời gian tới, đặc biệt là thông qua giao dịch ở các quỹ ETFs do không gặp rào cản về vấn đề room ngoại. Thêm vào đó, các Ngân hàng Trung ương lớn đồng loạt thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng và Việt Nam đã cho thấy khả năng kiểm soát tốt dịch COVID-19, đồng thời được đánh giá cao về khả năng hồi phục so với các nền kinh tế mới nổi khác.
Dòng vốn có xu hướng quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau giai đoạn rút mạnh do tác động của những cú shock trong quá khứ.
Dựa trên những cú shock ngoại biên trong quá khứ trên thị trường chứng khoán Việt Nam (khủng hoảng 2008- 2009, phá giá CNY 2015,…), sau khi rút ròng mạnh trong 6 tháng đầu, dòng tiền khớp lệnh khối ngoại có xu hướng quay trở lại ngay sau đó. Tương đồng với đó, kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại, dưới tác động tiêu cực của làn sóng COVID-19 lần 1 đã cho thấy một số dấu hiệu hồi phục tích cực. Bởi vậy, xét về mặt thời gian, KBSV kì vọng dòng tiền khớp lệnh khối ngoại thời điểm hiện tại bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi trong những tháng cuối năm.
Kỳ vọng xu hướng mua ròng trở lại của khối ngoại sẽ là 1 động lực vững chắc tiếp tục dẫn dắt thị trường hồi phục lên các vùng giá cao hơn giai đoạn 4 tháng cuối năm.
Thị trường chứng khoán cần thêm nhiều điều kiện để thu hút được dòng tiền nội
Sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nhà đầu tư nội đang có dấu hiệu giảm dần.
Trong tháng 7 vừa qua, sức hút của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư có sự suy giảm rõ nét. Thể hiện ở số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư giảm hơn 22,5% trong tháng 7. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD) tại ngay 31.7, trên hệ thống của VSD có hơn 2,53 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Như vậy, so với tháng 6, số lượng tài khoản trong nước mở mới ở mức 27.169 tài khoản, giảm hơn 22,5% so với tháng 6.2020. Trong khi đó, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 33.600 tài khoản hồi cuối tháng 7, tăng 11% so với tháng trước.
Có một mối liên hệ rõ nét giữa số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường và diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Cụ thể, giai đoạn tháng 3 đến giữa tháng 6 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng mạnh, tương đồng với giai đoạn thị trường diễn biến sôi động và hồi phục từ vùng đáy của làn sóng COVID-19 lần một. Tương ứng với đó, khi thị trường bước vào nhịp điều chỉnh kể từ nửa sau tháng 6 đến nay, lượng nhà đầu tư mở mới cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh.
Theo đánh giá của ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), điều này cho thấy để thu hút thêm nhà đầu tư mới tham gia thị trường, điều kiện tiên quyết chúng ta cần là 1 thị trường tăng trưởng bền vững và lành mạnh, thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ từ cả Chính phủ và các thành viên thị trường. Trong đó, ông Đức Anh cho rằng các giải pháp mang tính ngắn và trung hạn được áp dụng như đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu tư công, các chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước, đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường, tích cực nghiên cứu đưa ra các sản phẩm, công cụ đầu tư mới. " Về dài hạn, chúng ta cần các giải pháp tập trung vào việc xây dựng một thị trường chứng khoán tiên tiến, hiệu quả, trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế và người dân có niềm tin gửi tiền như một kênh tiết kiệm", ông Đức Anh chia sẻ.
Đầu tư vàng và chứng khoán
Vàng gần đây trở thành kênh đầu tư nóng nhất khi tính từ đầu năm, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 25 triệu đồng/lượng, tương đương hơn 36%. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng liên tiếp vượt các đỉnh lịch sử, mức tăng cũng lên tới hơn 30% so với hồi đầu năm, sau khi vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Mới đây, Goldman Sachs dự báo vàng sẽ tăng lên mức 2.300 USD/ounce trong 12 tháng tới. Trước đó, trong báo cáo triển vọng hàng hóa quý III, các nhà phân tích tại Citigroup cũng đưa ra nhận định giá vàng đang hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất thực ở mức thấp, dòng vốn kỷ lục chảy vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và nhu cầu vàng lên cao, đẩy giá vàng lên cao nhất mọi thời đại trong 6-9 tháng tới.
Nói về tác động của kênh đầu tư vàng đến thị trường chứng khoán, ông Đức Anh nhận định rằng quy mô kênh đầu tư vàng hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể nên việc so sánh với kênh đầu tư chứng khoán là tương đối khó khăn. Mặc dù ở thời điểm hiện tại kênh đầu tư vàng có thể có ít nhiều ảnh hưởng đến dòng tiền trên thị trường chứng khoán bởi diễn biến trồi sụt giá vàng ở thời điểm hiện tại.
Tuy vậy, theo ông Đức Anh, đối với 1 nền kinh tế tăng trưởng cao như Việt Nam, các kênh đầu tư mang lại lợi suất cao như cổ phiếu (thông qua chi trả cổ tức), và lợi suất cố định như trái phiếu vẫn thường được đánh giá cao hơn kênh đầu tư không lợi suất như vàng. Thêm vào đó, trong bối cảnh lạm phát duy trì trong tầm kiểm soát, chính sách chống vàng hóa của Chính phủ vẫn đang phát huy hiệu quả.
Do vậy, dù ở hiện tại hay về lâu dài, ông Đức Anh không cho rằng kênh đầu tư vàng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kênh đầu tư chứng khoán.
Từ 6 CTCK đầu tiên vốn điều lệ chỉ vài chục tỷ đồng, bức tranh ngành chứng khoán VN đã thay đổi như thế nào sau 20 năm? Trong 20 năm phát triển, TTCK có thời điểm ghi nhận hơn 100 CTCK, sự tham gia của các CTCK nước ngoài, đặc biệt Hàn Quốc cũng tạo nên sự cạnh tranh về phí, lãi suất margin và thay đổi top thị phần. Sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 20/7/2000, TTGDCK TP.HCM, tiền thân Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã...