Dòng vốn đảo ngược làm trầm trọng thêm nỗi lo cho các quốc gia mới nổi
Một cuộc dịch chuyển vốn khổng lồ từ các nền kinh tế mới nổi đã khiến nhiều quốc gia rơi vào tình huống khó khăn: Các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ mà các quốc gia giàu có đang triển khai lại khiến nhiều thứ trở nên tồi tệ hơn.
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt với làn sóng rút vốn
Việc cắt giảm lãi suất có thể giúp nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng phần lớn các quốc gia đưa lãi suất về mức rất thấp đến mức không thể bù đắp cho lạm phát – một động lực khiến các quỹ ngoại rút vốn.
Chính sách tài khóa mở rộng có thể làm tăng mối lo ngại về tài trợ vốn vẫn đang ảnh hưởng đến các quốc gia mới nổi, làm tăng triển vọng hạ xếp hạng tín nhiệm và kêu gọi các cuộc hỗ trợ từ quốc tế.
Bảng lãi suất thực của các nền kinh tế nhóm thị trường mới nổi
Trong khi nhiều thị trường mới nổi đang nỗ lực để giảm thiểu rủi ro đó bằng cách thành lập thị trường nợ và tăng dự trữ ngoại hối (như trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, công cuộc nới lỏng định lượng (QE) của Mỹ năm 2013 và cú sốc phá giá của Trung Quốc năm 2015), thì các nền kinh tế đang phát triển phải đối diện với việc tháo chạy của dòng vốn khỏi quốc gia mình.
Tính hình còn tồi tệ hơn
Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế, khoảng 92,5 tỷ USD danh mục đầu tư bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi chỉ trong vòng 70 ngày từ ngày 21/1, khi Covid-19 bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại là quốc gia được hưởng lợi khi có dòng vốn vào đa dạng hóa, vì Trung Quốc mở ra thị trường trái phiếu lớn thứ 2 trên thế giới cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những nỗ lực tích cực của Trung Quốc để ngăn chặn virus đã giúp thị trường chứng khoán Trung Quốc vượt trội so với các thị trường khác trên toàn cầu.
Đối với những quốc gia khác thì lại có một khởi đầu tồi tệ trong năm 2020. Theo tính toán của MSCI, ngoại trừ Trung Quốc đại lục, Covid-19 đã khiến các nhà đầu tư thua lỗ 31% trong quý I, tệ hơn so với mức giảm 21% của nhiều nền kinh tế lớn. Đồng tiền các quốc gia Brazil, Nam Phi, Nga, Mexico đều mất giá hơn 20% so với đồng USD trong 3 tháng qua.
Rủi ro từ chính sách nới lỏng tiền tệ chính là việc làm mất giá nội tệ, làm giảm bớt lợi nhuận mang lại và đẩy dòng tiền của các quỹ đầu tư chảy vào các quốc gia đang phát triển.
Theo người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, Singapore, hạ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu quá thấp sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường ngoại hối. Đây là vấn đề nan giải của Ngân hàng Trung ương.
Chi phí nợ
Việc đồng nội tệ mất giá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ở quốc gia đang phát triển, khi làm gia tăng nợ nước ngoài. Khoảng 13% tất cả các khoản nợ doanh nghiệp của thị trường mới nổi bằng đồng USD, theo dữ liệu của IIF.
Video đang HOT
Mặc dù Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mở rộng nguồn cung USD ra nước ngoài, giúp ngăn chặn sự đóng băng trên thị trường ngoại hối, nhưng nó vẫn không giải quyết được vấn đề chi phí vốn ngày một tăng cao khi giá đồng USD leo thang.
Mexico và Nam Phi đã bị hạ xếp hạng tín nhiệm, trong khi các thị trường cận biên phụ thuộc vào sự tài trợ vốn từ nước ngoài đang đối diện với chi phí tài chính leo thang khi tình hình hỗn loạn kéo dài như hiện nay.
Người đứng đầu tập đoàn xếp hàng tín nhiệm Fitch Ratings cho biết, có lẽ có rất nhiều quốc gia có nguy cơ bị hạ tín nhiệm.
Theo các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét việc tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp khi các kênh cho vay bị chặn hoặc các ngân hàng trung ương mua nợ chính phủ để tài trợ cho chi tiêu tài khóa.
Các nhà phân tích của JPMorgan cũng đã kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng cường cung cấp tín dụng cho các thành viên đang gặp nguy hiểm về các điều khoản hỗ trợ. Nam Phi đã báo hiệu rằng họ có thể cần sự hỗ trợ của IMF, trong khi Ecuador và Zambia đang tìm cách cớ cấu lại khoản nợ của họ, làm dấy lên lo ngại về việc vỡ nợ.
Vũ Duy Bắc
Đừng hiểu lầm bơm tiền sẽ lạm phát
Nền kinh tế thế giới đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra, nên nhiều quốc gia đồng loạt bơm tiền nhằm hỗ trợ kinh tế nội địa.
Tiền không được tạo ra từ ngân hàng trung ương
Không ít ý kiến cho rằng, ngân hàng trung ương bơm tiền ra nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát lớn sau này, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Thực tế, bơm tiền không đồng nghĩa với lạm phát trong tương lai.
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, kết quả của sự chênh lệch giữa hàng hóa và cung tiền trong nền kinh tế. Khi tiền quá nhiều trong khi hàng quá ít thì sẽ khó tránh khỏi sự khan hiếm của hàng hóa, khiến giá cả tăng nhanh, từ đó gây ra lạm phát.
Nhưng tại sao việc ngân hàng trung ương bơm tiền lại chưa chắc đã gây ra lạm phát? Câu hỏi này sẽ được trả lời khi chúng ta mổ xẻ nguồn gốc của cung tiền.
Tiền không được tạo ra từ ngân hàng trung ương, mà được tạo ra bởi các khoản vay. Dưới đây là một ví dụ đơn giản:
An gửi 1 tỷ đồng vào Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng được phép cho vay 90% tiền gửi của mình (10% là dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương yêu cầu các tổ chức tín dụng phải giữ lại). Bình vay 900 triệu đồng từ Á Châu và mua một món hàng từ Hoa.
Sau đó, Hoa gửi 900 triệu đồng vào tài khoản của mình tại Ngân hàng BIDV. Và rồi BIDV cho một người nào đó vay 810 triệu đồng (10% giữ lại tại két của ngân hàng trung ương), người này sau đó chi tiêu số tiền vay.
Như vậy, chỉ có 1 tỷ đồng dự trữ trong hệ thống ngân hàng, nhưng An và Hoa có tổng cộng 1,9 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.
Kế toán của các ngân hàng xác nhận điều đó. Cung tiền trong trường hợp này là 1,9 đồng, mặc dù số tiền thật chỉ là 1 tỷ đồng.
Nếu quá trình đó diễn ra liên tục cho đến khi khả năng cho vay của ngân hàng còn 0 đồng (bởi dự trữ bắt buộc lấy dần) thì 1 tỷ đồng tiền gửi ban đầu sẽ tạo ra 9 tỷ đồng cung tiền. Trường hợp ngân hàng trung ương hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống thấp hơn 10% thì con số cung tiền sẽ lớn hơn nhiều.
ó là quy trình hoạt động tiêu chuẩn của tất cả các hệ thống ngân hàng trên thế giới và là một công cụ hiệu quả và mạnh mẽ để tạo ra lợi nhuận và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Lượng tiền bơm ra sẽ được "thổi phồng"
Khi kinh tế gặp cú sốc, nhiều người ồ ạt rút tiền cùng một lúc (hiện tương này gọi là "bank run"), các ngân hàng sẽ không đủ tiền để cung cấp, vì họ chỉ có 1 tỷ đồng dự trữ ban đầu tại ngân hàng trung ương (theo ví dụ trên).
Lúc này, ngân hàng trung ương sẽ phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của mình: "Người cho vay cuối cùng".
Ngân hàng trung ương sẽ bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để các ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng.
Lạm phát lõi của Mỹ luôn duy trì dưới mức 2,5%.Nguồn: tradingeconomics.com.
Lạm phát của Nhật có cú "giật" lên 4% năm 2014 sau đó lùi về mốc 1%.Nguồn: tradingeconomics.com.
ây chính là cách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác đang làm ở thời điểm hiện tại. Việt Nam chưa phải thực hiện biện pháp mạnh tay này, bởi thanh khoản hệ thống vẫn tương đối dồi dào, thậm chí có những giai đoạn hệ thống dư thừa tiền, Ngân hàng Nhà nước phải rút ròng hàng chục nghìn tỷ đồng (chẳng hạn, trong tháng 12/2019, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút ròng 46.400 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh repo).
Liệu các ngân hàng có lấy tiền của ngân hàng trung ương cung cấp để mang đi cho vay? Dĩ nhiên là có, bởi về bản chất, khoản vốn này cũng giống như huy động từ dân cư.
Họ sẽ mang tiền này cho người A vay, người A mua hàng hóa người B, người B gửi ngân hàng, ngân hàng cho người C vay...
Nếu vòng quay này lặp đi lặp lại, lượng tiền ngân hàng trung ương bơm ra được "thổi phồng" thành một lượng cung tiền khổng lồ, hệ quả tất yếu là tiền nhiều hơn hàng và gây ra lạm phát.
Lưu ý, sự thổi phồng từ lượng tiền gửi 1 tỷ đồng ban đầu lên 9 tỷ đồng phụ thuộc vào 3 yếu tố. Thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương công bố. Thứ hai là tỷ lệ dự trữ vượt mức mà các ngân hàng để lại tại ngân hàng trung ương.
Thứ ba là sở thích nắm giữ tiền mặt của người dân. Theo đó, tốc độ thổi phồng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ bị tác động một phần bởi ý chí của ngân hàng trung ương, ý chí của các ngân hàng thương mại và cuối cùng chính là ý chí của người dân.
Nhiều nước đang suy kiệt tín dụng
Với tình hình kinh tế hiện tại, chúng ta không khó để thấy rằng, hầu hết các quốc gia đang trong tình trạng suy kiệt tín dụng, tức là các ngân hàng thương mại không muốn cho vay, họ giữ tiền trong két của mình, một phần để dự phòng rủi ro, một phần vì không còn tin tưởng các đơn vị vay vốn.
Tiền lúc này kẹt trong hệ thống nên không thể tăng cung tiền và dĩ nhiên không có lạm phát.
Còn đối với người dân, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ, không ít người muốn nắm giữ tiền mặt hoặc tài sản trú ẩn như vàng, ngoại tệ mạnh... Tiền không chảy vào hệ thống ngân hàng mà nằm trong dân, nên một lần nữa, cung tiền bị suy giảm và không thể có lạm phát.
Nhưng khi kinh tế phục hồi, các ngân hàng sẵn sàng cho vay, tín dụng được lưu thông, lạm phát có quay trở lại? Dĩ nhiên là có, nếu ngân hàng trung ương không can thiệp, nhưng thực tế họ sẽ can thiệp và có đầy đủ các công cụ để can thiệp.
Công cụ đầu tiên là tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt mức của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.
Lãi suất này nếu đủ hấp dẫn thì các ngân hàng thương mại sẽ gửi tiền tại ngân hàng trung ương, thay vì đưa ra nền kinh tế, cung tiền lúc này bị co lại.
ây chính là cách mà Fed đã sử dụng rất hiệu quả trong giai đoạn 2010 - 2019 với công cụ lãi suất dự trữ vượt mức (IOER).
Công cụ thứ hai mạnh mẽ hơn, đó là tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Theo đó, thay vì khuyến khích các ngân hàng thương mại gửi tiền tại ngân hàng trung ương, cơ quan này "ép" các ngân hàng phải làm điều đó. Công cụ này sẽ triệt tiêu cung tiền rất nhanh, mà hoàn toàn nằm trong quyền chủ động của ngân hàng trung ương.
Vì là công cụ mạnh nhất và "cứng rắn", nên dự trữ bắt buộc ít được sử dụng.
Công cụ thứ ba là phát hành tín phiếu bắt buộc. ây là công cụ mang tính phi thị trường, nhưng được sử dụng khi lượng tiền trong hệ thống quá nhiều.
Theo Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phương thức bắt buộc.
Với công cụ này, các ngân hàng thương mại sẽ phải sử dụng lượng tiền của mình để mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, thay vì cho vay hoặc mua tài sản tài chính, cung tiền lúc này cũng sẽ bị triệt tiêu.
Như vậy, khi một lượng tiền được bơm qua hệ thống ngân hàng thì ngân hàng trung ương có thể kiểm soát một cách chủ động hoặc thụ động với lượng cung tiền trong nền kinh tế. Nói cách khác, bơm tiền không đồng nghĩa với lạm phát.
Đan Hạ
ADB sẵn sàng hỗ trợ kịp thời giúp Việt Nam ứng phó với dịch COVID-19 Thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam cho biết: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố gói hỗ trợ ban đầu trị giá 6,5 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trước mắt của các quốc gia thành viên đang phát triển khi phải ứng phó với đại dịch COVID-19 và sẽ cung cấp hỗ...