Dòng vốn đảo chiều vào cổ phiếu, vui nhưng vẫn phải thận trọng
Kênh đầu tư cổ phiếu đang có xu hướng trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như trái phiếu hay ngoại hối,…
Dòng vốn đảo chiều vào cổ phiếu, vui nhưng vẫn phải thận trọng. Ảnh: Vietnamnet
Trong bối cảnh những rủi ro từ thị trường thế giới giảm bớt cùng với làn sóng nới lỏng tiền tệ đã khiến kênh đầu tư cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như trái phiếu hay ngoại hối,…
Tuy nhiên, trong báo cáo ngày 25/11 của mình, bộ phận phân tích của công ty chứng khoán SSI ( SSI Research) cho rằng vẫn phải thận trọng với rủi ro dòng vốn đảo chiều trở lại.
Theo SSI Research, cổ phiếu ở các thị trường mới nổi có mối liên hệ rõ ràng hơn với dòng vốn của các quỹ đầu tư so với các thị trường phát triển. Chỉ số MSCI Emerging market đã có lúc tăng tới hơn 4% trong 3 tuần vừa qua, khi có khoảng 5,2 tỷ USD chảy vào cổ phiếu của các thị trường mới nổi và trong bối cảnh căng thẳng thương mại tạm lắng.
Niềm tin vào các nỗ lực trong cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc trước kỳ bầu cử 2020 của Mỹ và thời kỳ vốn rẻ tràn lan trên toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu. Tuy nhiên, dòng vốn tăng thêm 4 tuần vừa qua ở EM tập trung nhiều vào các quỹ đầu tư toàn cầu và phần nhiều đổ vào thông qua các ETF nên dòng vốn vào nhanh nhưng cũng có thể ra nhanh.
Bên cạnh đó, SSI Research đánh giá chiến tranh thương mại vẫn là rủi ro lớn nhất có thể làm đảo chiều dòng vốn. Kể từ tuyên bố áp thuế lần đầu tiên lên 50 tỷ hàng hóa Trung Quốc của Mỹ vào ngày 15/06/2018, dòng vốn của các quỹ cổ phiếu ở thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) đã có đợt rút mạnh kéo dài 6 tháng liền và đảo chiều trong 5 tháng đình chiến sau đó. Lần đình chiến thứ hai kéo dài đúng 1 tháng (07/2019) cũng khiến dòng tiền chững lại. SSI Research cho rằng giai đoạn hiện tại có thể coi là lần đình chiến thứ 3 và diễn biến dòng vốn cũng rất tương thích. Bởi vậy, bất kỳ tín hiệu tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cũng có thể tác động mạnh đến xu hướng vốn vào các thị trường mới nổi.
Đối với Trung Quốc, dòng vốn đầu tư trở về nước để hỗ trợ nền kinh tế từ nửa cuối 2018 đã bắt đầu suy giảm. Có vẻ như các nguồn vốn đầu tư mà Bắc Kinh có thể chi phối đã chạm giới hạn trong khi những diễn biến ảm đạm của kinh tế trong nước đã khiến dòng vốn rời bỏ Trung Quốc gia tăng. Theo dữ liệu của EPFR, dòng tiền rút khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu của Trung Quốc là gần 10 tỷ USD.
Video đang HOT
Diễn biến trái chiều của dòng vốn ETF và giao dịch của khối ngoại
SSI Research nhận định rằng dòng vốn ETF và giao dịch khối ngoại tại thị trường Việt Nam đang có diễn biến trái chiều trong 2 tháng trở lại đây.
Nhìn lại quá khứ, các đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 06 và 07 khi các quỹ ETF ghi nhận dòng tiền vào nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc. Thời gian này xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu. Chiến tranh thương mại căng thẳng trở lại trong tháng 08 đã khiến giới đầu tư ngay lập tức chuyển hướng phòng thủ.
Số liệu thống kê của SSI Research cho thấy trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen nhưng dòng tiền vào vẫn có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1.583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11). Đây phần nhiều là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.
Với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ – Trung, dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF được SSI Research kỳ vọng sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối 2019, đầu 2020.
Theo Nhipcaudautu.vn
Nợ xấu NamABank vọt tăng
Tổng nợ xấu NamABank tăng 91%, từ 784,7 tỷ đồng lên hơn 1.496 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng mạnh lên mức 2,37%.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với kết quả kém khả quan. Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế trong quý sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn gần 131 tỷ đồng và 103 tỷ đồng, tức giảm lần lượt 3,39% và 4,47%.
Vẫn theo báo cáo, thu nhập lãi thuần trong quý đạt gần 481 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
NamABank đi lùi lợi nhuận, nợ xấu tăng mạnh. (Ảnh minh họa: NamABank)
Trong thời gian trên, hoạt động dịch vụ mang về lợi nhuận 18,9 tỷ đồng, tăng 19,7%; hoạt động khác lãi 0,5 tỷ đồng, tăng 1,468%.
Ở chiều ngược lại, mảng kinh doanh ngoại hối và vàng chỉ ghi nhận lãi 7,3 tỷ đồng, giảm 32%.
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh không ghi nhận lợi nhuận. Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 21,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 9,5 tỷ đồng.
Do các hoạt động kinh doanh chính không mấy tăng trưởng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NamABank chỉ tăng nhẹ 6%, đạt gần 133 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần NamABank đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tăng 25,5% nhờ tăng trưởng cho vay khá tốt 24,3%.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh các mảng chính của NamABank có xu hướng không đồng nhất. Trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 69% so với cùng kỳ, đạt gần 59 tỷ đồng thì các hoạt động kinh doanh khác lại giảm mạnh. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 27%, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 79% và lãi thuần từ hoạt động khác giảm 67%.
Dù lợi nhuận thuần tăng hơn 28% đạt 620,1 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động trong 9 tháng đầu năm là hơn 980 tỷ đồng, tăng 12,8% và chi phí dự phòng rủi ro là 45,9 tỷ đồng, tăng 327%, nên lợi nhuận ròng ghi nhận hơn 452 tỷ đồng, tăng 20,7%.
Đáng chú ý, chất lượng nợ vay của NamABank cho thấy dấu hiệu suy giảm khi tổng nợ xấu tăng đến 91% lên mức hơn 1.496 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3,5 lần ghi nhận hơn 757 tỷ đồng và nợ nghi ngờ gấp 3,1 ghi nhận hơn 178 tỷ đồng, tăng lần lượt 252% và 214% so với đầu năm. Nợ có khả năng mất vốn hiện ghi nhận hơn 559 tỷ đồng, tăng 9%.
Dư nợ cho vay khách hàng tăng 24% so với đầu năm lên mức gần 63.025 tỷ đồng song do nợ xấu đồng thời tăng cao nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của NamABank tăng mạnh lên mức 2,37% so với mức 1,54% hồi đầu năm.
Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của NamABank đạt hơn 87.820 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm.
Tiền gửi của khách hàng của ngân hàng tại thời điểm kết thúc quý III cũng đạt mức hơn 65.372 tỷ đồng, tăng gần 21%.
Hồi tháng 9, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của nhà băng này từ 3.353 tỷ đồng lên hơn 3.890 tỷ đồng.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm nay, Hội đồng quản trị NamABank xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 16%, chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động...
NamABank gần đây cũng xảy ra nhiều sóng gió liên quan đến ông Nguyễn Chấn tố cáo con trai Nguyễn Quốc Toàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị tự mở két sắt lấy giấy tờ, tài sản để sang tên đổi chủ nhằm chiếm đoạt.
Trong khi đó, ba người con gái của ông Chấn và bà Tư Hường (người sáng lập NamABank) cũng có đơn cho rằng cha mình thiếu minh mẫn nên bị lợi dụng, xúi giục...
HOÀNG HƯNG
Theo Vtc.vn
Chứng khoán ngày 21/11: Rơi thẳng đứng, VN-Index mất hơn 12 điểm Thị trường chứng khoán ngày 21/11/2019: Hàng loạt cổ phiếu chịu áp lực bán mạnh ở cuối phiên đã khiến VN-Index rơi theo chiều thẳng đứng. Chỉ số VN-Index giảm hơn 12 điểm sau phiên giao dịch ngày 21/11/2019. Thị trường bước vào phiên giao dịch ngày 21/11/2019 với sắc đỏ bao trùm. Chỉ số sàn HOSE mở cửa giảm điểm ngay trong...