Đồng vợ đồng chồng
Mọi người cứ gặp mẹ tôi là khen lấy khen để anh. Có người còn nói thấy anh cả buổi trưa không ngủ chỉ ngồi làm. Khi rảnh thì thấy anh bóp vai cho vợ hoặc đút con ăn.
Nhà tôi có truyền thống chạy chợ mưu sinh. Mẹ tôi bán cá, chị tôi bán trái cây. Chỉ có tôi được đặc quyền đi học với hy vọng có thể ngẩng mặt lên với đời. Chị tôi dù hàng ngày phơi mặt ngoài chợ bụi bặm, nắng nôi nhưng vẫn không thể làm sạm đi nước da trắng. Ai cũng phải công nhận chị rất đẹp. Có người còn dựa vào vẻ đẹp của chị mà bắt lỗi mẹ tôi. Họ cho rằng mẹ tôi tham tiền nên bắt chị nghỉ học đi buôn bán sớm. Nhưng họ không hề biết rằng khi chị nghỉ học cũng là lúc bố tôi qua đời vì tai nạn giao thông.
Khi chị 29 tuổi mới gặp và yêu anh rể tôi. Lúc đó cả tôi và mẹ đều phản đối anh dữ lắm. Nhà anh cũng nghèo, thậm chí nghèo hơn nhà tôi mà lại còn đông anh chị em. Anh còn làm xe ôm, cái nghề thức khuya dậy sớm và cũng không thể quản lí được. Thế mà chị tôi bất chấp hết để làm vợ anh.
Chị tôi bất chấp tất cả để làm vợ một người nghèo, công việc lại bất ổn như anh. (Ảnh minh họa)
Sống bên nhà chồng được vài tháng thì anh chị dọn đồ về bên nhà tôi. Chị tôi không thể chịu được mẹ chồng và những cô em chồng tai quái. Chồng chị thương chị nên cũng bỏ nhà theo chị về ở rể.
Hai vợ chồng chị lấy hết tiền vàng cưới mở một sạp trái cây khá lớn ngoài chợ. Vừa bán vừa làm mâm cỗ cưới cho người ta cũng được đồng vào đồng ra. Khi nào rảnh rang, anh rể tôi lại chạy xe kiếm thêm đóng tiền học cho tôi. Chính anh cũng chủ động bảo mẹ tôi ở nhà để vợ chồng anh chị bươn chải.
Khi chị tôi bầu đứa đầu, anh rể tôi bắt đầu học bán trái cây và làm mâm cỗ. Anh khéo tay, làm còn đẹp hơn chị tôi nên khách càng lúc càng đông. Nhiều đêm, anh pha sữa đem lên phòng cho chị tôi uống rồi lại xuống nhà dưới ngồi tỉ mỉ làm mâm cỗ đến tận khuya mới ngủ.
Video đang HOT
Chị tôi sinh con, anh vừa buôn bán vì sợ mất khách, vừa trông nom vợ ở cữ. Anh không cho mẹ tôi đụng vào quần áo sinh của chị. Anh nói vợ con anh, anh sẽ tự lo liệu chứ nhất quyết không để mẹ tôi khổ.
Bán tới 8 giờ tối về, anh ăn uống chút rồi lại giặt giũ quần áo cho hai mẹ con chị. Sau đó ngồi làm mâm cỗ cho người ta. Gần như tôi chưa từng thấy anh có một giấc ngủ nào đúng nghĩa 8 tiếng.
Con trai được hơn 1 tuổi thì chị tôi có thai lại. Không may thai ngoài tử cung nên phải bỏ đứa bé. Sức khỏe chị cũng xuống dốc không phanh. Thương vợ, anh không cho chị làm nhiều nữa, chỉ việc ngồi trên sạp, ai mua thì bán. Còn việc chuyển hàng, giao hàng đều do anh làm hết. Mẹ tôi còn hay nói rằng nếu ngày xưa cứ nhất quyết bắt ép chị bỏ anh, chắc bây giờ chị tôi đã không có được một người chồng tốt như thế.
Khi rảnh rang anh lại bóp vai cho vợ hoặc đút con ăn. (Ảnh minh họa)
Anh rể tôi ít nói nhưng rất được lòng hàng xóm. Ai quen biết đi mua hàng anh đều bán rẻ hơn hoặc thêm cho vài trái. Mọi người cứ gặp mẹ tôi là khen lấy khen để anh. Có người còn nói thấy anh cả buổi trưa không ngủ chỉ ngồi làm. Khi rảnh thì thấy anh bóp vai cho vợ hoặc đút con ăn.
Giờ anh chị đang lấy hết tiền dành dụm bấy lâu để xây nhà. Tiền học của tôi cũng do anh chị cấp cho. Dù là con rể nhưng anh đối với mẹ tôi chẳng khác nào ruột thịt. Mẹ tôi bệnh, anh sẵn sàng nghỉ bán để đưa mẹ tôi vào Sài Gòn khám. Anh còn động viên tôi cố học cho thật giỏi, có việc làm ổn định để lấy được một người chồng tài giỏi. Anh cứ hay đùa: “Bé út đừng lấy chồng bán trái cây như anh nha, khổ lắm à”.
Thật ra, nhìn anh, tôi chỉ mong mình sẽ tìm được một người như anh để nương tựa cả đời. Chứ nhiều người tài giỏi mà không thương vợ thương con, không xem nhà vợ ra gì thì cũng chẳng tốt đẹp gì.
Theo Y.N / Trí Thức Trẻ
Chị dâu tham tiền
Anh trai tôi vì giận dữ, đau đớn nên đã đuổi thẳng chị về thành phố. Anh còn nói khi nào thu xếp ổn thỏa ở quê anh sẽ nộp đơn ly hôn. Anh không thể chịu nổi một người đàn bà hám tiền như vậy nữa.
Nhà tôi có bốn người con nhưng chỉ có một mình anh trai tôi là đàn ông. Vì thế ngay từ nhỏ, anh tôi đã được mọi người cưng chiều hơn chị em tôi nhiều. Bố mẹ tôi đều mong đợi sau này anh sẽ đem lại vinh dự cho gia đình. Anh trai tôi đã không phụ lòng mọi người khi tốt nghiệp đại học loại giỏi và hiện đang giữ vai trò quan trọng trong công ty. Hai năm trước, anh mua được nhà ở thành phố nên ngỏ ý đón ông bà lên ở cho vui. Bố mẹ tôi không đi vì không muốn xa quê nhà đã sinh sống bấy lâu nay.
Công việc thuận lợi nhưng tình duyên của anh thì lận đận. Mãi đầu năm nay anh mới gặp chị dâu tôi. Chị nhỏ hơn anh tới 8 tuổi nhưng nhìn cũng già dặn. Khi anh tôi dẫn chị về ra mắt cả nhà chị đã để lại ấn tượng rất tốt. Chị vui vẻ, nhiệt tình, lại nói chuyện ngọt ngào. Bố mẹ tôi thấy thế thì mừng lắm nên hối thúc anh cưới.
Ngày cưới anh, bố mẹ tôi cho anh chị tới 5 lượng vàng làm của hồi môn. Đám cưới của anh tôi diễn ra lớn nhất, hoàng tráng nhất quê tôi từ trước đến giờ. Sau khi cưới thì anh chị tôi lên lại thành phố để đi làm. Hàng tuần hai người đưa nhau về thăm bố mẹ tôi một lần.
Trong khi cả nhà ai cũng khóc ròng vì đau buồn thì chị dâu tôi chỉ chăm chăm đếm tiền thăm viếng (Ảnh minh họa)
Lần nào về chị dâu tôi cũng mua trà, rượu về biếu bố tôi hay váy áo về biếu mẹ tôi. Nhưng trong cách nói chuyện của chị, tôi cảm thấy không thật lòng. Chị cũng không đủ tinh tế để xé mạc tiền hàng chị mua tặng mẹ. Rồi lúc nào chị cũng tự cho rằng nhà tôi may mắn mới lấy được chị về làm dâu. Có khi ngồi chơi đông anh chị em trong nhà, chị vẫn hồn nhiên nói anh tôi tu mấy kiếp mới gặp được chị chứ không là ế chỏng chơ. Chị còn chê anh trai tôi đủ kiểu khiến anh phát ngượng. Nhiều lần tôi góp ý thì chị lại cười hà hà nói chị chọc anh cho vui chứ chẳng có ý gì.
Cách đây 2 tháng bố tôi phát bệnh ung thư phổi. Cả nhà tôi lo lắng đưa ông vào tận Sài Gòn chữa trị nhưng bác sĩ nói không còn cứu vãn được. Họ bảo đưa ông về để ông muốn ăn gì thì ông ăn cho thỏa. Mọi người trong gia đình thống nhất giấu bố tôi để ông không suy sụp tinh thần.
Vậy mà chị dâu tôi khi bưng bát yến chưng đến cho ông lại vô tư nói: "Cũng chẳng còn mấy ngày với con cháu, ba ăn nhiều một chút để sau này có đi cũng không thành ma đói". Sau câu nói của chị dâu, tinh thần bố tôi suy sụp thấy rõ. Ông không thiết ăn uống và luôn tỏ ra cáu gắt, khó chịu. Anh trai tôi cũng vì thế mà đòi đánh chị nhưng cả nhà không ai cho. Chị thì khóc lóc nói mình lỡ lời chứ không nghĩ bố tôi lại suy sụp đến thế.
Trời ơi! Có người con dâu nào lại cả gan nói thế với mẹ chồng không? (Ảnh minh họa)
Tuần trước thì bố tôi mất. Trong khi cả nhà ai cũng khóc ròng vì đau buồn thì chị dâu tôi chỉ chăm chăm đếm tiền thăm viếng của mọi người. Anh trai tôi đặt mua quan tài loại tốt cho bố thì chị dâu cản lại. "Dù gì người cũng đã mất, xuống đất cũng tiêu tan. Đặt loại vừa thôi để khỏi tốn kém". Mẹ tôi cũng sững sờ khi nghe chị nói thế. Còn anh trai tôi thì tức giận đến đỏ bừng mặt mày.
Sau khi chôn cất bố xong thì mẹ tôi họp gia đình. Bà đau đớn nói sẽ giao lại từ đường, chuyện cúng kính cho vợ chồng anh vì chỉ có anh là con trai trong nhà. Mẹ tôi sẽ chuyển đến ở cùng vợ chồng tôi. Vậy mà chị dâu tôi phán một câu tỉnh bơ: "Vậy thì mẹ đưa hết tiền thăm viếng, tiền tiết kiệm của bố mẹ hồi giờ đây ạ. Có như vậy chúng con mới có tiền mà lo cúng kính cho ông bà và cho bố ngày giỗ ngày lễ Tết tốt nhất chứ ạ?".
Trời ơi! Có người con dâu nào lại cả gan nói thế với mẹ chồng không? Và có người con dâu nào lại đòi cầm cả tiếng phúng điếu bố chồng như chị dâu nhà tôi không? Anh trai tôi vì giận dữ, đau đớn nên đã đuổi thẳng chị về thành phố. Anh còn nói khi nào thu xếp ổn thỏa ở quê anh sẽ nộp đơn ly hôn. Anh không thể chịu nổi một người đàn bà hám tiền như vậy nữa. Gia đình tôi thì vẫn đang cản vì nghĩ đến tương lai của vợ chồng anh chị. Nhưng thật sự tôi cảm thấy chán ngán bà chị dâu này quá! Có nên để mặc anh tôi bỏ vợ không?
Theo Kim Hồng / Trí Thức Trẻ
Cách trị mẹ chồng tham tiền của nàng dâu `thông minh` Cứ tưởng nhà chồng tốt, ai ngờ khi về nhà sống chung tôi quá choáng váng với độ tham tiền của mẹ chồng. Suýt chút nữa tôi đã phải ly hôn nếu như không tìm ra cách trị mẹ chồng tham tiền. Ngay cả tiền của hồi môn của tôi bà cũng muốn giữ. Ảnh minh họa Sau đám cưới được vài ngày,...