Động vật hoang dã – Nguồn bệnh từ rừng rậm
Văn hóa tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã có từ lâu đời tại các quốc gia phương Đông. Tuy nhiên, từ khi có kết luận về dịch Covid-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã, liệu đã đến lúc “nền văn hóa” này nên dừng lại?
Cũng không thể bỏ qua niềm tin của một bộ phận người dân về tác dụng của thực phẩm hoang dã đến sức khỏe của con người. Giữa thời đại thực phẩm bẩn, họ tin rằng những con thú sống ẩn dật trong rừng xanh, không có thuốc kích thích tăng trọng, không có cám công nghiệp là món ăn bổ dưỡng và không gây hại cho con người.
Thậm chí, có những phương thuốc dân gian kỳ lạ được truyền tai, mà thành phần chính là những con vật sống trong tự nhiên như rắn, rết, tê giác, bò cạp…
Chẳng thể biết phương thuốc này hiệu quả đến đâu, nhưng số lượng bệnh nhân ngộ độc từ việc tiêu thụ động vật hoang dã tăng đều qua các năm.Nếu thời xưa, việc tiêu thụ động vật hoang dã có thể do những lý do khách quan về kinh tế thì ngày này, nó được xem như một cách thức để thể hiện cho địa vị xã hội, sự giàu có và sành sỏi trong ẩm thực.
Video đang HOT
Dễ thấy, những món ăn từ động vật hoang dã được xem như đặc sản, được những người sành nhậu ưa chuộng trong bữa tiệc. Thậm chí, loại thực phẩm này còn được sử dụng như những món quà biếu đắt tiền…
Thực tế, để đến bàn ăn, thực phẩm có nguồn gốc hoang dã đã phải trải qua rất nhiều quá trình từ săn bắt (có thể bằng chất hóa học), nuôi nhốt, giết mổ và bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, vì sinh trưởng trong môi trường hoang dã, thông tin về thực phẩm vô cùng ít ỏi dẫn đến nguy cơ ngộ độc từ chất độc tiềm ẩn hoặc dịch bệnh chưa được biết đến là vô cùng cao.
Trong lịch sử, những dịch bệnh xuất phát từ động vật và truyền qua người chưa bao giờ có dấu hiệu suy giảm. Bệnh dịch hạch, xuất phát từ chuột đã giết chết 1/3 dân số châu Âu vào thế kỷ XIV. Bệnh Ebola, thông qua virus zika từ khỉ đã giết chết 11.325 người trong giai đoạn 2014 – 2016. Dịch SARS, có nguồn gốc từ cầy hương, đã gây ra cái chết cho gần 1.000 người… Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, có khoảng 1,67 triệu chủng virus chưa được biết đến, trong đó có tới 631.000-827.000 loại có khả năng gây ảnh hướng đến con người. Như vậy, nguồn bệnh tiềm tàng từ các loài động vật hoang dã trong tự nhiên là vô cùng lớn.
Con người không phải là loài vật duy nhất trên trái đất. Chúng ta đơn giản chỉ là một trong rất nhiều sinh vật cùng chia sẻ nơi ở tại hành tinh này. Vì vậy, quan niệm ăn mọi thứ hay mọi động vật sinh ra là để phục vụ con người cũng nên được loại trừ.
Hiện nay, nền kinh tế nước nhà đã phát triển để tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào và lành mạnh cho người dân. Có lẽ đã đến lúc chấm dứt nạn săn bắt và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã. Khi ý thức của mỗi người dân được cải thiện và nhu cầu không còn; thị trường thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã sẽ không thể tồn tại. Từ đó, nguy cơ về sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu.
Theo baoquocte.vn
Khoa học bác bỏ giả thuyết coronavirus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm
Chuyên gia y tế từ các viện nghiên cứu ở Đức, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác cho rằng giả thuyết về nguồn gốc không tự nhiên của coronavirus COVID-2019 là không có cơ sở.
Sau khi phân tích bộ gen của coronavirus, giới chuyên gia nhấn mạnh rằng nó có nguồn gốc "trong tự nhiên". Các nhà khoa học nói thêm rằng họ ủng hộ lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thúc đẩy việc phổ biến dữ liệu khoa học.
Trong tuyên bố được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, các nhà khoa học nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đều lên án mạnh mẽ thuyết âm mưu rằng COVID-2019 có nguồn gốc không tự nhiên. Những thuyết âm mưu tạo ra sự sợ hãi, tin đồn và định kiến đe dọa sự hợp tác toàn cầu của chúng ta trong cuộc chiến chống lại loại virus này",
Trước đó, truyền thông đưa tin rằng COVID-2019 có khả năng là kết quả của những nghiên cứu được thực hiện trên động vật trong phòng thí nghiệm. Sau khi có thông tin này nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ "thuyết âm mưu" này và cho biết virus corona có thể liên quan tới việc tiêu thụ động vật hoang dã, khả năng cao nhất là dơi.
Vào thứ năm vừa qua, Bộ Y tế của Trung Quốc đã công bố phiên bản thứ sáu của phác đồ điều trị coronavirus. Tài liệu đề cập đến một số loại thuốc chống virus được khuyến nghị thử nghiệm để điều trị bệnh.
M.P
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Ai đã lây virus corona sang người? Các nghiên cứu đã cung cấp thêm manh mối về nguồn gốc lây lan của virus viêm phổi cấp chủng corona mới. Ngay khi dịch bùng phát, các nhà khoa học đã tích cực tìm ra nguồn gốc của virus nhằm chủ động đẩy lùi dịch. Mới đây, thêm một manh mối được công bố. Trong báo cáo đăng trên tạp chí The...