Đồng USD yếu đi hỗ trợ giá vàng phiên 17/8
Giá vàng châu Á tăng trong phiên giao dịch 17/8 giữa bối cảnh đồng USD yếu đi.
Trong ảnh: Vàng miếng tại một sàn giao dịch ở Seoul, Hàn Quốc ngày 17/4/2020. Ảnh: TTXVN phát
Vào lúc 13 giờ 36 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.949,09 USD/ounce. Trong tuần trước, giá vàng giảm 4,5% – mức sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020 khi các nhà đầu tư tái đánh giá vị thế của vàng sau khi giá kim loại quý rời khỏi mức cao “đỉnh” 2.072,5 USD/ounce thiết lập vào phiên 7/8. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn phiên này tăng 0,5% lên 1.958,9 USD/ounce.
Chiến lược gia về tiền tệ Ilya Spivak thuộc DailyFx cho biết dường như các nhà đầu tư vàng đang không sẵn sàng cho việc bán tháo khi mà họ đang chờ đợi biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đồng thời dõi theo diễn tiến các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Mỹ.
Các nhà đầu tư “thở phào nhẹ nhõm” trước thông tin Mỹ và Trung Quốc hoãn việc đánh giá Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 giữa hai nước. Thông tin này làm đồng USD yếu đi, làm tăng sức hấp dẫn của vàng đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng 28,4%.
Phiên này, giá bạc tăng 1,5% lên 26,81 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,1% lên 955,54 USD/ounce, trong khi giá palladium tăng 2,6% lên 2.164,07 USD/ounce.
Video đang HOT
Tại thị trường Việt Nam, vào lúc 15 giờ 5 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,30 – 56,97 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)./.
Các quỹ đầu tư tại Việt Nam đón nhận tín hiệu tích cực từ dòng vốn ngoại
Báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI cập nhật về diễn biến dòng vốn toàn cầu trong tháng 7 đã cho thấy những tín hiệu tích cực từ dòng vốn ETF và dòng vốn ngoại vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam.
(Ảnh minh họa)
Theo đó, dòng vốn ETF trong tháng 7 có tổng giá trị ròng gần 700 tỷ đồng, là tháng thứ 3 liên tiếp có giá trị dương. Tháng 5 và tháng 6 tổng giá trị ròng lần lượt là 670 tỷ đồng và 420 tỷ đồng.
Báo cáo cho thấy xu hướng tích cực ghi nhận ở hầu hết các quỹ. Đáng chú ý, VanEck ETF và FTSE Vietnam ETF là 2 quỹ thu hút được dòng vốn lớn nhất, lần lượt là 262 tỷ đồng và 146 tỷ đồng. Ngược lại, xu hướng tăng đã yếu đi ở các ETF nội mới thành lập như VNDiamond ETF và VNFIN Lead ETF. Quỹ ETF nội lớn nhất là VFM VN30 ETF đã có dòng tiền giải ngân trở lại từ giữa tháng. Tuy vậy, diễn biến dịch Covid-19 bất ngờ đã khiến quỹ này bị rút vốn trở lại trong tuần cuối tháng, tính chung chỉ thu hút được 58 tỷ đồng trong tháng 7.
Bên cạnh đó, SSI cho biết các quỹ đầu tư chủ động ở Việt Nam tăng tỷ trọng cổ phiếu. Tỷ trọng tiền mặt của các quỹ chủ động đã giảm rõ rệt kể từ đầu tháng 6 và được giữ ở mức thấp trong tháng 7.
Trong đó, quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam - quỹ VEIL (Dragon Capital) có tỷ trọng tiền mặt tại cuối tháng 7 chỉ là 0,87%. Tương tự, quỹ PYN Elite có tỷ trọng tiền mặt là 4%. Được biết, đây đều là những mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Thông tin từ SSI cho hay dòng vốn ngoại vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam có những tín hiệu tích cực. Theo thống kê từ hãng EPFR, dòng vốn đổ vào trong nửa cuối tháng 7 đã cao hơn lượng rút ra nửa đầu tháng. Tính chung cả tháng 7 có 6,5 triệu USD vốn ngoại tăng thêm tại các quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, các thị trường lớn ở khu vực châu Á (trừ Đài Loan) đều bị rút ròng nhưng mức rút ròng của thị trường Việt Nam (giảm 3,6 triệu USD) thấp hơn nhiều so với các thị trường Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan... Theo số liệu của EPFR, tuần đầu tháng 8/2020 ghi nhận 7,6 triệu USD vốn ròng vào các quỹ ở Việt Nam.
Về diễn biến dòng tiền đầu tư trên thế giới, Công ty Chứng khoán SSI nhận định các nhà đầu tư cá nhân vẫn là lực đỡ chính cho các thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán của Trung Quốc bật tăng mạnh mẽ sau khi chính quyền nước này khuyến khích người dân mua cổ phiếu. Chỉ số sản xuất PMI của Trung Quốc phục hồi mạnh lên 52,8.
Sức hấp dẫn từ thị trường chứng khoán đã kéo dòng vốn ngoại trở lại Trung Quốc trong nửa đầu tháng 7 và rút ròng trở lại trong nửa cuối tháng. Tuy nhiên, tính chung lại, dòng vốn ngoại vẫn tăng 5 tỷ USD trong cả tháng 7, tập trung vào các quỹ ETF do Trung Quốc quản lý.
Theo số liệu của SSI, trong tháng 7, dòng vốn rút mạnh khỏi các quỹ tiền tệ Mỹ (giảm 58 tỷ USD) và liên tục đổ vào các quỹ tiền tệ Tây Âu (tăng 54,6 tỷ USD). Chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD (DXY) đã giảm từ 97,4 về 93,3 trong khi EUR tăng tới 4,8% trong tháng 7.
SSI cũng chỉ ra việc kiểm soát dịch bệnh tốt ở Đài Loan cùng quan hệ thương mại tốt với Trung Quốc và nền công nghiệp công nghệ cao phát triển đã khiến các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Đài Loan tăng 7% AUM trong suốt quý II/2020.
Dự đoán về thời gian tới, SSI cho rằng việc kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quyết định đến tâm lý đầu tư cũng như hiệu lực của các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam và vẫn sẽ là yếu tố chính chi phối diễn biến dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Dòng vốn ETFs đang quay trở lại chứng khoán Việt Nam Dòng tiền từ các quỹ đầu tư ETFs lớn cũng đã ghi nhận sự quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây. Ảnh: fifthperson.com. Các quỹ ETFs đang có xu hướng mua ròng trở lại Từ đầu năm 2020 đến nay, dòng tiền từ khối nội là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng và hồi...