Đồng USD suy yếu là cơ hội với thị trường chứng khoán châu Á
Có rất nhiều yếu tố rủi ro mà nhà đầu tư có thể chỉ ra là lý do để cảnh giác với thị trường chứng khoán châu Á, từ mâu thuẫn giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đến căng thẳng Mỹ – Trung và mối lo ngại về đợt nhiễm Covid-19 thứ hai trên khắp lục địa.
Rob Marshall-Lee, Giám đốc quản lý quỹ Newton Investment Management với quy mô 53 tỷ USD cho biết, sự yếu kém của đồng USD trong những năm tới cũng là mặt tích cực đối với thị trường chứng khoán châu Á ngoài những rủi ro kể trên.
Theo ông, các gói kích thích tiền tệ chưa từng có từ Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) có thể khiến đồng USD suy yếu và thị trường châu Á sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhất trong những năm tới.
“Hành động của Fed có thể làm chấm dứt xu hướng tăng giá kéo dài của đồng USD trong nhiều năm qua. Nhân khẩu học và gánh nặng nợ cao sẽ tạo áp lực cho đồng USD. Theo đó, sự tăng trưởng sẽ ở lại với châu Á, hiện tại là Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ và Indonesia”, Rob Marshall-Lee cho biết.
Tuy nhiên, sự hồi phục trong tài sản của thị trường mới nổi vẫn là chưa chắc chắn. Chứng khoán đã sụt giảm trong tuần trước sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo về kịch bản hồi phục trì trệ của nền kinh tế.
Video đang HOT
Bên cạnh đó là căng thẳng bùng lên giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc; trong khi Ấn Độ (chiếm 1/5 tỷ trọng trong tổng danh mục của quỹ mà ông quản lý) đang phải đối mặt trong một tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi toàn cầu của ông cũng nằm trong top 1% về hiệu quả khi mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận 6,6% trong năm nay trong khi các quỹ khác lợi nhuận lại âm 13%.
Tuy nhiên, điều này khác xa với việc chắc chắn rằng, mức tăng của đồng bạc xanh đã kết thúc và việc dự đoán đồng USD sẽ giảm mạnh trong thời gian tới sau giai đoạn tăng mạnh là quá sớm.
Marshall-Lee cũng đang xem xét các rủi ro từ căng thẳng thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự bùng phát thứ hai của Covid-19. Ông cũng lập luận rằng, các công ty toàn cầu rất khó để từ bỏ việc tận dụng công suất sản xuất ở châu Á và vẫn muốn duy trì tiếp cận với người tiêu dùng Trung Quốc.
“Cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ Trung từ năm 2018 hầu như không có tác động bền vững rõ rệt nào đối với các công ty mà chúng tôi đầu tư. Trong khi đó, Covid-19 đã có nhiều tác động mạnh hơn nhưng đó chỉ là nhất thời và nhiều cổ phiếu được chiết khấu về mức giá hấp dẫn, mang lại cơ hội chọn mua cổ phiếu”, ông nói.
Chứng khoán quay đầu đi xuống, cổ phiếu QCG, họ FLC hết ngược dòng
Hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn và tầm trung trên sàn chứng khoán vẫn chịu áp lực bán mạnh. Dòng tiền đầu cơ vào thị trường cũng đã thận trọng hơn.
Đà hồi phục của thị trường chứng khoán ngày 18/3 đã không thể lan tỏa trong phiên giao dịch hôm nay. Bảng điện tử tại cả hai sàn TP.HCM và Hà Nội thêm một ngày bị sắc đỏ bao phủ trong bối cảnh thị trường châu Á vẫn tiếp tục đi xuống còn diễn biến tại Phố Wall hôm qua cũng trong trạng thái tiêu cực.
Chốt phiên 19/3, VN-Index đạt 726 điểm, mất 22 điểm, giảm 2,9% so với hôm qua. Sàn HoSE có 69 mã tăng trong khi số lượng mã giảm giá lên tới 313. Trong ngày giao dịch, có thời điểm VN-Index giảm hơn 30 điểm trước khi lực bán yếu đi giúp đà giảm thu hẹp.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index có mức giảm thấp hơn khi mất 0,8% và kết phiên ở mốc 101 điểm với 100 mã chìm trong sắc đỏ và 55 mã tăng.
Thanh khoản toàn thị trường gần 5.000 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng thứ 28 liên tiếp với giá hơn 500 tỷ đồng. Những mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là MSN (Masan) - 83 tỷ; HPG (Hòa Phát) - 78 tỷ; VNM (Vinamilk) - 63 tỷ.
Trong danh mục VN30, 27 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và chỉ duy nhất một mã tăng là ROS (FLC Faros). Những mã cổ phiếu bluechip diễn biến tiêu cực nhất là SAB (Sabeco) giảm 7%; VNM (Vinamilk) giảm 6%; PNJ, PLX (Petrolimex), GAS (PV Gas), BVH (Bảo Việt), VCB (Vietcombank) cùng giảm 5%.
Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt giảm mạnh. CTG (Vietinbank), TCB (Techcombank), EIB (Eximbank) giảm 4%; BID (BIDV), VPB (VPBank), STB (Sacombank) giảm 3%.
Hầu hết cổ phiếu trong nhóm VN30 lao dốc trong phiên 19/3. Ảnh: Việt Đức.
Trong phiên hôm nay, một loạt cổ phiếu liên tục tăng trần trong nhiều phiên trước như QCG (Quốc Cường Gia Lai), nhóm cổ phiếu liên quan đến FLC và lãnh đạo tập đoàn này như AMD (FLC Stone). HAI (Nông dược H.A.I) kết thúc chuỗi ngày ngược dòng thị trường và cùng giảm sàn. Mã FLC cũng giảm hết biên độ sau 4 phiên tăng liên tiếp.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSV), việc nhóm cổ phiếu tăng mạnh gần đây giảm sàn chứng tỏ dòng tiền đầu cơ đã có sự thận trọng.
YVS đưa ra quan điểm hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm ngắn hạn trên hai chỉ số chính với mức kháng cự ở 774 điểm của chỉ số VN-Index và 106 điểm của chỉ số HNX-Index.
VnDirect cũng nhận định bối cảnh hiện tại vẫn rất khó khăn cho chứng khoán Việt Nam khi các thị trường quốc tế liên tiếp giảm điểm kỷ lục. Trong khi đó, áp lực bán ròng mạnh từ khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp diễn. Hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn và tầm trung vẫn đang chịu áp lực bán rất mạnh.
Trong khu vực, mức giảm mạnh nhất hôm nay diễn ra tại thị trường Hàn Quốc khi chỉ số Kosspi giảm 8,4%. Ở New Zealand và Australia, chỉ số NZX 50 và ASX 200 lần lượt giảm 3,6% và 3,4%. Nikkei 225 ở Nhật Bản và Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1%.
Việt Đức (Zing.vn)
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh do lo ngại COVID-19 Tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong những ngày gần đây khiến chỉ số CK châu Á giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Sau 3 ngày nghỉ, chỉ số Nikkei 225 Tokyo đã giảm trên 1000 điểm ngay tại thời điểm mở phiên giao dịch sáng nay (25/2). Đây là mức giảm...