Đông trùng hạ thảo nuôi có quý như loại tự nhiên?
“Sau khi thu hoạch, cách sơ chế nếu không bảo đảm ở nhiệt độ -50 độ C hoặc bảo quản không đúng chỉ cần sau 2 tháng các loại dược chất sẽ mất hết”, TS Phạm Văn Nhạ nói.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Thị trường đông trùng hạ thảo Việt Nam – minh bạch và phát triển”, TS Phạm Văn Nhạ – Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NNPTNT) cho biết hiện nay hoạt động khai thác đông trùng hạ thảo đang có 2 nguồn đó là tự nhiên và nuôi cấy.
Trong đó, dù lựa chọn được chủng nấm tốt, song quá trình nuôi cấy có môi trường không tốt, sản phẩm chất lượng cuối cùng cũng không thể tốt.
“Sau khi thu hoạch, cách sơ chế nếu không bảo đảm ở nhiệt độ -50 độ C hoặc cách bảo quản không đúng chỉ cần sau 2 tháng các loại dược chất sẽ mất hết”, TS Phạm Văn Nhạ nói.
TS Phạm Văn Nhạ, Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NNPTNT).
Bên cạnh đó, giá của đông trùng hạ thảo đang tạo ra mê trận với người dùng. Giá bán một số nơi từ 1-2 triệu đồng/lạng nhưng có doanh nghiệp cạnh tranh bán chỉ 3,5 triệu đồng/kg, tức là chỉ 350.000 đồng/lạng, thấp gấp 3-6 lần doanh nghiệp khác. Đặc biệt, hàm lượng cao bất thường trong sản phẩm đông trùng hạ thảo cũng cho thấy thị trường phát triển còn khá lộn xộn.
“Để xảy ra tình trạng này chính là do một nhóm doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không có lương tâm, sử dụng chất tổng hợp trong quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi kiểm nghiệm chất lượng, chỉ số về thành phần tinh chất chính có thể lên tới hơn 10 mg, chứng tỏ sản phẩm đó có vấn đề”, TS Nhạ cho hay.
Ông Lê Văn Giang, Phó Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Video đang HOT
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Giang, Phó Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết hiện nay, cơ quan chức năng có phiếu kiểm nghiệm đánh giá hàm lượng adenosin và cordycepin để đánh giá sản phẩm đó có được gọi là đông trùng hạ thảo hay không và có bao nhiêu thì được gọi là đông trùng hạ thảo.
Tuy nhiên, câu chuyện xác định đó hiện còn gặp khó khăn. Do Việt Nam hiện chưa có quy định có tính chất pháp lý về hàm lượng nhộng trùng nên chưa đủ cơ sở xác định từng loại sản phẩm thế nào là đông trùng hạ thảo. Việc dự vào chỉ số adenosin cũng có thể bị lẫn với các loại nấm tại Việt Nam.
“Do đó, cần có sự phân biệt đông trùng hạ thảo loại A, loại B để phân biệt hàm lượng trong từng loại để đưa ra cái tên cho đông trùng hạ thảo”, ông Giang nói.
Theo Zing
Hàng loạt kem chống nắng SẮP bị cấm tại Hawaii vì gây hại lớn cho tự nhiên, và đây là loại nên dùng
Dùng kem chống nắng là việc nên làm, đặc biệt là ở bãi biển. Nhưng không phải loại kem nào cũng nên sử dụng.
Mùa hè đi biển, việc nên làm nhất là phải bôi kem chống nắng. Có lẽ ai cũng hiểu rằng Mặt trời là một tác nhân gây tổn hại cực kỳ nghiêm trọng cho da, nên kem chống nắng là điều hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, không phải kem chống nắng nào cũng nên dùng ở bãi biển. Bạn cần phải kiểm tra thật kỹ bao bì sản phẩm, nếu không muốn gây ra tổn hại nghiêm trọng cho tự nhiên. Và thậm chí, bạn có thể bị đuổi ra khỏi bãi biển nếu vi phạm - ít nhất là tại Hawaii.
Cụ thể, chính quyền Hawaii mới đây đã ban hành dự luật cấm bán tất cả các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone và octinoxate trong thành phần. Lệnh cấm dự tính sẽ có hiệu lực vào năm 2021.
Theo bản báo cáo đưa ra, thì các loại hóa chất này tuy có khả năng ngăn ánh nắng Mặt trời, nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của san hô và rất nhiều loài cá, tôm khác. Chúng khiến một số loài cá bị "nữ hóa" (các thế hệ sinh sau chủ yếu là con cái).
Khi tích tụ ở nồng độ đủ lớn, ADN của san hô cũng bị ảnh hưởng. Chúng sẽ sinh trưởng kém hơn, vòng đời ngắn hơn, và dễ dàng nhiễm bệnh hơn. Và theo rất nhiều báo cáo, các hóa chất này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô đang làm đau đầu giới sinh vật học ngày nay.
"Các hóa chất trong kem chống nắng có thể khiến giao tử san hô không bơi được, bị biến dạng và chết đi" - trích trong báo cáo năm 2018 của ICRI (một tổ chức quốc tế bảo vệ san hô).
"Oxybenzone đã được chứng minh là một chất gây rối loạn nội tiết, khiến các tế bào bên ngoài san hô bị vôi hóa nhầm giai đoạn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chúng."
Tuy vậy, ICRI cũng cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định được mức độ tác động của kem chống nắng. Lý do là vì nồng độ oxybenzone khi hòa vào nước biển thường là rất nhỏ, không rõ có thể gây hại hay không.
San hô bị tấn công vì một số hóa chất trong kem chống nắng
Kem chống nắng nào nên được sử dụng để bảo đảm an toàn cho thiên nhiên?
Về cơ bản thì có 2 loại kem chống nắng. Loại đầu tiên là kem hóa học (loại đang bị chính quyền Hawaii đưa ra dự luật cấm), sử dụng một số hóa chất để ngăn tia cực tím. Như với oxybenzone, chất này có thể hấp thụ bước sóng của tia cực tím, chuyển nó thành nhiệt lượng và đẩy ra ngoài, giúp da của bạn không bị cháy nắng.
Loại còn lại là kem chống nắng vật lý: hoạt động như một lớp khiên chắn giữa da và Mặt trời. Nó tạo thành một tấm gương, phản lại ánh sáng chiếu lên da. Thành phần của loại kem này thường là kẽm, nhôm, hoặc một số kim loại khác như titan.
Kem chống nắng vật lý có nhược điểm là tạo một lớp trắng khá rõ trên da
Nhược điểm duy nhất là kem có màu trắng khá mạnh, khiến da của bạn có phần bợt trắng, khá kém thẩm mỹ.
"Giống như phủ một lớp kim loại lên da vậy" - bác sĩ da liễu Kathleen Suozzi từ ĐH Yale chia sẻ.
Theo các chuyên gia, kem chống nắng vật lý luôn được đánh giá cao hơn. Nó bảo vệ tốt hơn, lại ít gây dị ứng. Và ngày nay, loại kem này cũng được thiết kế sao cho dễ bôi, để da ít bị bợt màu hơn.
Nhìn chung, kem chống nắng vật lý sẽ ít gây hại cho môi trường hơn, dù không phải mọi thành phần đều an toàn. Một nghiên cứu tại Anh từng chỉ ra rằng các phân tử kẽm oxide trong kem chống nắng có thể không an toàn cho sinh vật biển, dù chưa có bằng chứng xác thực lắm.
Đại dương nóng lên, nồng độ acid tăng cao, tất cả đang khiến san hô chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên ít nhất cũng đừng khiến mọi chuyện trầm trọng hơn.
Phải chăng không nên dùng kem chống nắng hóa học nữa?
Không phải như vậy! Chúng ta vẫn có thể sử dụng kem chống nắng hóa học, chỉ là hạn chế dùng ngoài biển. Còn giữa tiết trời nắng như đổ lửa thế này, bôi được cái gì thì bôi ngay trước khi ra đường là tốt nhất rồi.
Tham khảo: Business Insider
Theo Helino
Ai cũng tắm nắng để hấp thụ vitamin D nhưng sao có người đủ, người thì vẫn thiếu? Bài viết này sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ vitamin D từ mặt trời. Có lẽ trong các loại vitamin thì vitamin D là loại duy nhất mà hầu hết mọi cơ thể đều không hấp thụ đủ. Trên thực tế, ước tính có đến 40% người trưởng thành ở Mỹ bị thiếu hụt loại vitamin...