Đông Triều: Đảm bảo an toàn cho các hồ, đập mùa mưa bão
Là địa phương có số lượng hồ chứa nước lớn nhất trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, TX Đông Triều luôn đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, vận hành và nâng cấp hệ thống hồ đập.
Đặc biệt, dự báo trong mùa mưa bão năm nay có thể sẽ có những hình thái thời tiết tiêu cực như mưa với cường độ lớn, kéo dài, do đó, các đơn vị quản lý, vận hành hồ đập đang tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý những sự cố phát sinh ở các hồ, đập trên địa bàn.
Hồ Đá Trắng (TX Đông Triều) đã được tu sửa đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa mưa bão 2020.
Ghi nhận tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều, là đơn vị được giao quản lý 10 trạm bơm và 20 hồ đập, lớn nhỏ, với tổng dung tích trữ nước khoảng 41,1 triệu m3, phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu cho người dân ở 19/21 xã, phường thuộc TX Đông Triều.
Để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ đập trước những diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, cũng như chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất vụ chiêm xuân, ngay từ những tháng đầu năm, Công ty đã chủ động kiểm tra mức độ nước tại các cống tháo sâu, tiết kiệm triệt để nguồn nước, giữ mực nước tại các hồ luôn ở ngưỡng an toàn; tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng toàn bộ các hạng mục công trình để kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời, phân công lực lượng thường trực, chủ động phương án ứng phó khi có tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra.
Ông Vũ Văn Tòng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều cho biết: Hiện nay, các hồ, đập do Công ty quản lý đều đảm bảo an toàn. Các cống tưới tiêu đã được kiểm tra bảo dưỡng kỹ lưỡng và thường xuyên duy trì hoạt động. Điển hình như trước đây mang tràn hồ Đá Trắng bị dò lớn, nước chảy thành dòng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Cuối năm 2019, sau khi được sự quan tâm của tỉnh, hồ Đá Trắng đã được cải tạo, nâng cấp và xử lý kỹ thuật về lỗ dò và bọc lại thân đập. Đến nay, hồ đã rất an toàn và đảm bảo phát huy được công năng sử dụng. Công ty cũng đã nâng cao ý thức trách nhiệm và chuyên môn cho CBCN để sẵn sàng ứng phó với công tác phòng chống lụt bão năm 2020. Theo đó, đơn vị đã xây dựng các tình huống giả định về an toàn hồ, đập để đưa ra các tình huống ứng phó thiết thực, an toàn nhất.
Trạm bơm đạm thủy được Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều thường xuyên duy trì bảo dưỡng và vận hành đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất của người dân.
Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, vận hành các hồ chứa, việc cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, nhất là những công trình xuống cấp, tiềm ẩn nhiều cơ mất an toàn trên địa bàn TX Đông Triều cũng được UBND tỉnh ưu tiên cấp kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, từ năm 2018 đến nay, Sở đã thực hiện cải tạo, nâng cấp 4 hồ chứa lớn trên địa bàn TX Đông Triều gồm: Hồ Khe Chè, Đồng Đò I, Đá Trắng và Rộc Chày với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới và nguồn đối ứng của tỉnh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Việt Phương Đông, Ban quản lý dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB8 (Sở NN&PTNT) cho biết: Đến nay, Hồ Khe Chè đã cải tạo, nâng cấp xong và bàn giao cho Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều quản lý, vận hành. Còn lại 3 hồ gồm: Rộc Chày, Đá Trắng, Đồng Đò đã hoàn thành tất cả các hạng mục chính với khối lượng đạt khoảng 92%. Hiện chỉ còn một số hạng mục phụ như dọn dẹp đất thải, vệ sinh khu vực… Ban sẽ chỉ đạo nhà thầu hoàn thành để bàn giao quản lý vận hành trong thời gian sớm nhất.
Tới thời điểm hiện tại, các công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp hồ, đập trên địa bàn TX Đông Triều đều đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo tuyệt đối an toàn về hồ chứa, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân vùng hạ du trong mùa mưa bão 2020, cũng như đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
Theo dự báo, năm 2020, tình hình mưa bão sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp hơn so với những năm trước. Do đó, công tác quản lý, vận hành hồ chứa tiếp tục cần phải được TX Đông Triều, các đơn vị liên quan đặc biệt quan tâm, nắm chắc diễn biến tình hình, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, đảm bảo tuyệt đối an toàn các công trình thủy lợi, phục vụ hiệu quả sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
Áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cây xanh trong đô thị
Sau nhiều sự cố cây xanh ngã đổ gây tai nạn thương tích, mới đây là vụ cây đè chết người xảy ra trên đường phố tại TP.HCM, đã gây lo lắng cho nhiều người, nhất là trong mùa mưa bão.
Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về vấn đề này, ông Trương Vĩnh Hiệp, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa cho biết:
TP.Biên Hòa đã triển khai kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị thuê bao chăm sóc (Trung tâm Dịch vụ công ích TP.Biên Hòa và Công ty CP Môi trường Sonadezi) và 30 phường, xã thực hiện kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố; tăng cường công tác chăm sóc, cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
* Ông có thể nói cụ thể hơn về công tác quản lý, chăm sóc cây xanh trên địa bàn thành phố hiện nay để người dân được yên tâm hơn?
- Trước sự cố cây xanh bị bật gốc, gãy cành... xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua, UBND TP.Biên Hòa đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường tổ chức công tác tuần tra, kiểm tra cây xanh đô thị tại các tuyến đường trong thành phố. Qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp cây xanh bị chết, cây xanh có khả năng ngã đổ, gây nguy hiểm để phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xử lý theo quy định. Lập kế hoạch triển khai thực hiện chăm sóc, cắt tỉa cây xanh công viên, cây xanh đường phố tại các tuyến đường đảm bảo sinh trưởng phát triển của cây xanh, hạn chế cây xanh ngã đổ làm ảnh hưởng đến công trình, tài sản của tổ chức/cá nhân và an toàn giao thông trong khu vực.
* Riêng đối với cây xanh tự mọc trong các khu dân cư và cây xanh trong trường học, phòng đã có những giải pháp an toàn gì, thưa ông?
- Hiện phòng đang triển khai lập kế hoạch thực hiện quét vôi gốc cây xanh và đánh số các cây xanh đô thị; các cây tạp tại các tuyến đường được đưa vào thuê bao chăm sóc trên địa bàn quản lý. Trồng thay thế các cây xanh mới trồng bị chết, cây gãy ngọn và cây còi cọc; chống dựng lại những cây xanh bị nghiêng để đảm bảo cây xanh sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngoài ra, UBND thành phố chỉ đạo UBND 30 phường, xã tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra, chăm sóc, cắt tỉa và gia cố cây xanh trong khuôn viên tổ chức, gia đình mình để đảm bảo an toàn trước mùa mưa, bão.
Song song đó, chúng tôi đề nghị Phòng GD-ĐT phối hợp cùng lãnh đạo các trường học trên địa bàn thành phố, chính quyền các địa phương lập danh sách các cây xanh có khả năng gãy, đổ gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn cho các em học sinh, giáo viên trong trường học để phối hợp Phòng Quản lý đô thị và các đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo xử lý theo quy định. Đồng thời, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường học, hạn chế cho học sinh và cán bộ, giáo viên tập trung dưới gốc cây xanh khi có mưa, bão và dông lốc để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh và giáo viên trên địa bàn thành phố.
Đơn vị chức năng kiểm tra cây xanh tại Trường tiểu học Tam Phước 1 (P.Tam Phước, TP.Biên Hòa). Ảnh: Kim Liễu
Hiện tại, Phòng Quản lý đô thị đang phối hợp cùng các ban, ngành của thành phố, Trung tâm Dịch vụ công ích TP.Biên Hòa, Công ty CP Môi trường Sonadezi và UBND các phường, xã tổ chức kiểm tra, rà soát các cây xanh nguy hiểm có nguy cơ ngã đổ gây nguy hiểm để tham mưu UBND thành phố cấp giấy phép đốn hạ và trồng thay thế cây xanh phù hợp, đảm bảo an toàn cho các trường học trên địa bàn.
* Khi phát hiện các cây xanh nghiêng, không đảm bảo an toàn thì người dân liên hệ ở đâu để phản ánh?
- Nếu phát hiện cây xanh nguy hiểm, không đảm bảo an toàn thì người dân nên liên hệ với chính quyền địa phương gần nhất, các đơn vị thuê bao chăm sóc (Trung tâm Dịch vụ công ích TP.Biên Hòa và Công ty CP Môi trường Sonadezi) hoặc liên hệ Phòng Quản lý đô thị thành phố để kịp thời kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực.
* Hiện nay, có tình trạng hộ dân ở các khu dân cư tự ý trồng cây xanh trên vỉa hè trước nhà. Việc này có vi phạm các quy định về quản lý cây xanh hay không, thưa ông?
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát triển cây xanh theo đúng quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các hành vi bị cấm như: trồng cây xanh trên vỉa hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định; trồng các loại cây xanh trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
* Ở một số khu dân cư, đường phố có tình trạng rễ cây trồi lên trên vỉa hè, lấn vào cả tường nhà dân... Trường hợp này có được di dời cây xanh hay không và thủ tục ra sao thưa ông?
- Dự án quy hoạch, phát triển hệ thống cây xanh đô thị của TP.Biên Hòa được triển khai từ năm 2001 nên đến nay một số chủng loại cây xanh trồng theo dự án hoặc do nhân dân tự trồng trên một số tuyến đường không còn phù hợp, thuộc danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế như: cây viết, cây sò đo cam, cây bàng, cây trứng cá, cây bông gòn, cây xà cừ...
Ngoài ra, cây xanh tại một số tuyến đường, dự án khu dân cư trồng cây xanh (đại mộc) trong khi ở đây tuyến đường có vỉa hè nhỏ, vướng các công trình hạ tầng ngầm nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây xanh, không đảm bảo không gian sinh trưởng phát triển của bộ rễ, dẫn đến rễ cây "ăn nổi" làm hư hỏng vỉa hè và các công trình xây dựng của người dân trong khu vực.
Đối với tình trạng trên, khi có phản ảnh từ người dân Phòng Quản lý đô thị sẽ phối hợp các ban, ngành của thành phố kiểm tra, cân nhắc các điều kiện theo quy định để tham mưu, đề xuất UBND thành phố xem xét, cấp giấy phép chặt hạ hoặc dịch chuyển cây xanh đến vị trí phù hợp.
* Xin cảm ơn ông
Rà soát, đảm bảo an toàn hồ chứa trước mùa mưa bão Chuẩn bị ứng phó trước mùa mưa bão năm 2020, tỉnh Bình Thuận đang thực hiện nhiều giải pháp, phương án để đảm bảo an toàn các hồ chứa, đập nước và an toàn vùng hạ du đập của các hồ chứa nước. Hồ Tà Mon. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thanh/TTXVN Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận có 48 hồ...