“Đột nhập” trang trại nuôi 100 con chim “khổng lồ” trị giá tiền tỷ
Sau 5 năm nuôi thử đà điểu quy mô đàn nhỏ, đến giữa năm 2019, ông Nguyễn Minh Ngọc (khu 4, phường Xuân Sơn, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi 100 con đà điểu sinh sản. Đây là mô hình nuôi đà điểu sinh sản quy mô lớn nhất và đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm này.
Dẫn chúng tôi thăm trang trại chăn nuôi đà điểu, ông Nguyễn Minh Ngọc cho biết: Sau nhiều năm kiên trì nuôi thử quy mô đàn nhỏ, nhận thấy kỹ thuật nuôi đà điểu không khó, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt thương phẩm đà điểu trên thị trường lớn, tháng 5/2019, gia đình ông đã đầu tư mua 100 con đà điểu, trị giá gần 300 triệu đồng, về nhân rộng đàn nuôi.
Mô hình chăn nuôi đà điểu của hộ ông Nguyễn Minh Ngọc (khu 4, phường Xuân Sơn, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Theo ông Ngọc, so với các mô hình nuôi lợn, gà, thì nuôi đà điểu nhàn hơn. Thức ăn cho đà điểu tương đối đơn giản, chủ yếu là rau, cỏ, ngô, sắn…Chỉ sau hơn 7 tháng nuôi, trọng lượng đà điểu đạt từ 70-80kg/con, tăng 60-70kg/con so với lúc đầu nuôi.
Nếu nuôi đà điểu thương phẩm, xuất chuồng khoảng 10-12 tháng; nuôi đà điểu sinh sản lấy trứng khoảng 24-30 tháng; thu lãi khoảng 5 triệu đồng/con (100.000-110.000 đồng/kg hơi).
Video đang HOT
Gữa năm 2019, dịch tả lợn châu Phi khiến hoành hành khiến nhiều hộ nuôi lợn trên địa bàn TX Đông Triều bị thiệt hại, có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi. Nhận thấy mô hình nuôi đà điểu của ông Nguyễn Minh Ngọc có tính khả thi cao, TX Đông Triều đã quyết định lựa chọn mô hình này để hỗ trợ phát triển sản xuất, nhằm chủ động tạo nguồn con giống đà điểu cung cấp nhu cầu nuôi cho các hộ trên địa bàn.
Sau 7 tháng nuôi, đàn đà điểu sinh sản của hộ ông Nguyễn Minh Ngọc đạt trọng lượng từ 70-80kg/con.
Bên cạnh được hỗ trợ 70% kinh phí mua con giống, 50% kinh phí mua thức ăn, gia đình ông Ngọc còn được cán bộ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Đông Triều tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc giống đà điểu, đảm bảo mô hình phát triển bền vững, hiệu quả.
Từ sự hỗ trợ này, gia đình ông Ngọc đang tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, mua máy ấp trứng để chuẩn bị nhân rộng đàn đà điểu.
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Đông Triều, cho biết: Mô hình nuôi đà điểu của hộ ông Nguyễn Minh Ngọc bước đầu phát triển rất khả quan; dự kiến đến đầu năm 2021, đà điểu sẽ đẻ những mẻ trứng đầu tiên ấp nở thành con giống. Mô hình hứa hẹn mở ra hướng đi mới giúp địa phương chủ động nguồn giống đà điểu để nhân rộng mô hình cho các hộ dân tham gia.
Theo Phạm Tăng (Báo Quảng Ninh)
Nuôi chim siêu to khổng lồ, Tết thịt 1 con cả làng ăn không hết
Nuôi chim đà điểu. Đứng cùng đàn đà điểu, Oăn cười: Cháu chọn học nghề, học việc rồi lại trở về quê chọn con đà điểu để khởi nghiệp đấy chú ạ!
Hoàng Năm Oăn mua 6 con đà điểu có trọng lượng 2,5 kg/con từ Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương về thôn Trang, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) nuôi từ tháng 3.2019. Đến thời điểm hiện tại, cả 6 con đà điểu có trọng lượng bình quân trên 75 - 80 kg/con, mức tăng trọng trung bình mỗi tháng trên 10 kg/con.
Chàng nông dân trẻ năng động Hoàng Năm Oăn và đàn chim đà điểu đang được nuôi trong trang trại của gia đình.
Thức ăn của đà điểu chủ yếu là rau, chuối cây được thái nhỏ trộn với chút bột ngô hoặc thóc. Oăn cho biết, thức ăn của đà điểu rất sẵn trên đất Xuân Giang. Bình quân tháng, một con đà điểu ăn tốn khoảng 4,5 - 5,5 kg thức ăn tổng hợp.
Đà điểu có sức sống rất khoẻ, ít bệnh tật và dễ nuôi. Oăn ước tính, nếu nuôi thương phẩm thì 12 tháng sẽ xuất bán/lứa. Mỗi con nuôi 12 tháng có trọng lượng bình quân từ 100 - 120 kg/con. Hiện, giá bán thịt đà điểu trên thị trường dao động khoảng 120 - 150.000 đồng/kg; còn nếu nuôi sinh sản thì khoảng 24 tháng đà điểu mới đẻ trứng.
Ngoài nuôi đà điểu, Oăn còn nuôi gần 20 con lợn đen và đàn chim bồ câu 400 cặp; cùng 2 con bò, 2 con trâu và 1 trang trại tổng hợp rộng khoảng 2 ha. Oăn cho biết thêm: Đàn bồ câu mỗi tháng cho khoảng 200 cặp chim non bán ra thị trường. Giá bồ câu non là 120.000 đồng/cặp.
Còn nuôi lợn đen, mỗi năm Oăn xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa 18 - 20 con, giá bán bình quân trên 70.000 đồng/kg. Về nuôi trâu, bò chủ yếu là nuôi vỗ béo, cứ 4 tháng xuất chuồng 1 lứa từ 4 - 6 con...
Hỏi về tổng thu nhập, Oăn khiêm tốn, cho biết: Lời lãi đủ để bù đắp cho một cuộc sống nhà nông khá thịnh soạn đấy chú ạ!
Oăn dự kiến sẽ từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi tổng hợp trên trang trại 2 ha của mình vào năm tới. Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, anh Quyết Thắng cho biết, Oăn là một thanh niên năng động và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những bạn trẻ có ý chí làm ăn; tôi chúc Oăn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Mô hình khởi nghiệp của thanh niên Hoàng Năm Oăn khá độc đáo, nhưng cũng rất thành công; phù hợp thực tiễn về đất đai, sức lao động và tiềm năng kinh tế ở một xã miền núi có xuất phát điểm thấp, điều kiện khởi nghiệp còn hạn chế; như Oăn đã biết vươn lên với một ý chí dám nghĩ, dám làm nhưng không mạo hiểm để có được thành công như hôm nay và đó là một cách làm sáng tạo.
Theo Nguyễn Hùng (Báo Hà Giang)
Hà Nội: Nuôi loài chim ngờ nghệch, chân dài cả mét, Tết có tiền to Thịt đà điểu hiện được xếp vào hàng đặc sản, bởi ngoài hương vị thơm ngon thì thịt của loài chim có chân dài cả mét này rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về thịt đà điểu, nhiều hộ gia đình ở huyện Ba Vì (Hà Nội) đã mạnh dạn đầu...