Đồng tính lên ngôi trên màn ảnh Việt
Từ phim chiếu rạp cho đến phim ngắn của các đạo diễn trẻ ra mắt thời gian gần đây đều tập trung khai thác đề tài tình yêu của thế giới thứ ba.
Điện ảnh nở rộ đề tài đồng tính
Có lẽ chưa bao giờ thế giới thứ ba lại được điện ảnh quan tâm như hiện nay. Hoành tráng thì lấy người đồng tính làm nhân vật chính ( Hot boy nổi loạn, Cảm hứng hoàn hảo), thường thường thì để nhân vật đồng tính điểm xuyết, chủ yếu tạo hài hước ( Để mai tính, Cưới ngay kẻo lỡ, Vũ điệu đường cong,…). Phim Việt đang gây sốt Mỹ nhân kế cũng hé lộ mập mờ những cảnh thân mật của hai nhân vật nữ chính.
“Mỹ nhân kế” sẽ đề cập đến tình yêu đồng giới?
Đề cập nhiều về thế giới thứ ba như vậy nhưng không phải phim nào cũng thành công bởi đây là đề tài còn nhạy cảm. Chiếm được cảm tình và được khán giả đón nhận nhiều nhất là Hot boy nổi loạn. Phim chinh phục người xem bởi đã khắc họa thành công cuộc sống, tâm tư và những ước mơ của người đồng tính cùng lớp người dưới đáy xã hội.
“Hot boy nổi loạn” từng chinh phục nhiều giải thưởng điện ảnh.
Tuy nhiên, không có nhiều Hot boy nổi loạn như thế. Nếu như vài năm trước, tình yêu đồng giới còn là “món ăn lạ” với khán giả thì giờ nó thường xuyên xuất hiện trong phim. Ví dụ điển hình cho phim đồng tính thất bại là Cảm hứng hoàn hảo vì đã “vô tình” phản ánh sai về thế giới thứ ba.
“Cảm hứng hoàn hảo”
Video đang HOT
Những phim lấy người đồng tính như một thứ phụ gia để gây cười cũng gặp không ít tiếng chê và không phải cứ có “bóng”, “pê đê” là hay. Chỉ cần đạo diễn nêm quá tay “gia vị đồng tính”, phim sẽ lố và người đồng tính trong phim chỉ là công cụ gây cười vô vị và nhạt nhẽo.
Chị Hội của “Để mai tính” là chàng bóng được khán giả yêu thích
Nhưng “chàng bóng” của Ngô Kiến Huy, dù được khen là dễ thương vẫn
không cứu được “ Nàng men chàng bóng” khỏi mác thảm họa
Đến giải phim trẻ cũng nhuốm “màu đồng tính”
Các nhà làm phim lớn, có tên tuổi làm phim đồng tính, các đạo diễn trẻ cũng không bỏ qua mảng đề tài còn đang rất ít người dám khai thác này. Giải phim ngắn YxineFF dành cho những nhà làm phim trẻ không thiếu tác phẩm tranh giải có nội dung về giới thứ ba. Số lượng phim dạng này đang tăng dần lên.
“ Two Girls Against The Rain” – phim đồng tính của tác giả người Campuchia.
Đơn cử, năm 2010, lần đầu tiên YxineFF được tổ chức có 3 phim liên quan đến giới thứ ba: My girl, Rẽ trái, Feeling. Đến năm nay, số lượng này tăng gấp đôi. Không chỉ đạo diễn trẻ ham đề tài đồng tính, ban tổ chức cuộc thi cũng… “thích” mảng đề tài này khi có thêm giải đặc biệt Trái tim cầu vồng ( Rainbow Heart Award) cho bộ phim hay nhất có liên quan đến giới tính thứ ba với đề cử từ tất cả các hạng mục.
Phim tranh giải “Trái tim cầu vồng”
Mảng đồng tính được phản ánh rất đa dạng trong các phim của YxineFF 2012: từ đồng tính nam ( Dawn, Hai chú cháu, Người tình) đến đồng tính nữ ( Lắng, Two Girls Against The Rain, Bạn là ai?); từ tình yêu giữa người da đen và người châu Á ( Dawn), “pê đê” ở vùng sông nước Nam Bộ ( Hai chú cháu) cho đến mối tình của hai phụ nữ Campuchia ( Two Girls against the Rain) hay tình cảm trong sáng của hai cô nữ sinh trung học ( Lắng).
“Hai chú cháu”
Vậy đâu là lý do khiến những đạo diễn trẻ lại thích đề tài này? Đó có thể do mảng đề tài này không mới nhưng ít người khai thác và khai thác thành công. Cũng có thể do khán giả rất dễ thương cảm với các nhân vật trong phim. Nhưng trên hết, các đạo diễn trẻ muốn chuyển tải những góc nhìn đa dạng về thế giới người đồng tính, để người xem có cái nhìn sâu sắc hơn về cộng đồng người còn chưa được xã hội công nhận rộng rãi này.
“Lắng”
Một điều đáng mừng là các phim về đồng tính kể trên của YxineFF 2012 đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người xem bởi tính nhân văn và ý nghĩa sâu sắc. Không chỉ nội dung, các kỹ thuật làm phim như quay phim, nhạc nền, chuyển cảnh cũng được đánh giá cao. Làm về đồng tính nhưng không mang người đồng tính ra gây hài (như nhiều phim gần đây), được khán giả đón nhận là điều không có gì ngạc nhiên.
“Dawn” được cả khán giả Việt và người nước ngoài yêu thích.
Tạm kết
Với các phim ngắn về đồng tính được khán giả yêu mến ngày càng nhiều như hiện nay, có thể thấy xã hội đã có cái nhìn cởi mở và bao dung hơn với thế giới thứ ba. Đây là điều tích cực mà các nhà làm phim trẻ làm được. Hy vọng rằng với sự đóng góp của điện ảnh, một lúc nào đó, những người đồng tính sẽ có quyền bình đẳng, được yêu thương như tất cả mọi người.
Theo TTVN
Phim mới của Kiến Huy - Ngọc Diệp bị "ném đá"
Bộ phim "Nàng men chàng bóng" đang được đem ra so sánh với "Cảm hứng hoàn hảo", vốn là thảm họa phim Việt năm ngoái.
Dự án điện ảnh Nàng men chàng bóng trình làng vào đúng thời điểm Đinh Ngọc Diệp lộ ảnh tình tứ với "anh chàng đẹp trai bí ẩn". Đây đồng thời là cột mốc đánh dấu sự trở lại của Ngô Kiến Huy sau scandal "con rơi". Phim còn đánh vào đề tài giới tính nhạy cảm. Những lý do đó khiến Nàng men chàng bóng trở thành chủ đề nóng "hừng hực" trên các diễn đàn mạng. Nhiều người bắt đầu lên án nội dung của tác phẩm này.
Đinh Ngọc Diệp "men".
Ngô Kiến Huy "bóng".
Đây không phải lần đầu chuyện "uốn cong thành thẳng" được dựng phim. Cuối năm 2011, Cảm hứng hoàn hảo cũng có đề tài tương tự. Bộ phim này sau đó đã chính thức bị xếp vào hàng "thảm họa phim Việt" với hàng loạt chỉ trích về kỹ thuật quay - dựng phim, kịch bản, diễn xuất, cảnh nóng... nhưng nặng nhất là về thông điệp giới tính lệch lạc. Cảnh trong phim "Cảm hứng hoàn hảo".
Nàng men chàng bóng cũng kể chuyện một chàng đồng tính (tự phong) vì yêu một cô gái nên thành "chuẩn men", chẳng trách mà bị lôi ra mổ xẻ, so sánh với Cảm hứng hoàn hảo.
Việc đưa giới tính thứ 3 vào phim ngày càng phổ biến, đồng nghĩa xã hội phần nào đã thoáng hơn với người đồng tính. Dù vậy, vẫn còn đó những đòi hỏi về sự cẩn trọng khi đưa đề tài nhạy cảm này vào phim. Đã qua rồi cái thời các nhà làm phim có thể vô tư mang người đồng tính ra làm trò cười, mua vui cho phim họ. Chủ đề này đã có phim khai thác thành công, đem lại hy vọng mở ra cho xã hội cái nhìn khách quan, thiện cảm với người đồng tính những chàng bóng trong phim ảnh cũng dần được khoác lên mình nhiều đức tính, tình yêu chân thành và ước mơ như bao nhân vật "trai thẳng", "gái thẳng" khác.
"Hot boy nổi loạn" - phim Việt về đề tài đồng tính lấy nước mắt người xem.
Thế nhưng trong xã hội hiện nay, bên cạnh bộ phận người đồng tính bẩm sinh, thật sự đáng được cảm thông, chấp nhận ra thì còn có một lượng người đồng tính theo phong trào, a dua hoặc bị lôi kéo, ảnh hưởng bởi môi trường sống. Đó là sự thật nhức nhối không thể chối cãi. Vậy nên việc nhiều người ra sức tìm cách "uốn cong thành thẳng" cũng không quá khó hiểu.
Với phần nội dung ít ỏi được hé lộ của Nàng men chàng bóng, có lẽ vẫn còn hơi sớm để khẳng định Ngô Kiến Huy trong phim "bóng" thật hay "bóng" giả và mục đích làm phim của đạo diễn Võ Tấn Bìnhcó đáng bị chỉ trích vậy không?
Ngoài những chỉ trích xoay quanh đề tài "bẻ cong, uốn thẳng", khán giả e ngại khả năng diễn xuất của hai diễn viên chính. Ngô Kiến Huy chỉ mới tham gia vài phim với tư cách diễn viên khách mời, chứ chưa từng thực sự đảm nhận vai diễn quan trọng nào. Còn Đinh Ngọc Diệp tuy đã đóng kha khá phim nhưng vẫn chưa thoát khỏi cái mác "bình hoa di động".
Theo TTVN
Những ông bố "quái chiêu" nhất màn ảnh Việt Sắp đến Ngày của Cha (17/6) rồi, chúng mình cùng điểm lại gương mặt những ông bố "lạ đời" trong phim Việt 2 năm trở lại đây nhé! Hoài Linh - "bố già trẻ con" Ông bố Hoài Linh trong Vũ điệu đường cong rất ham vui, thường xuyên bị vợ "réo" vì tội "suốt ngày ôm cái TV". Khi con trai vô...