Dòng tín dụng mới cho Bitexco nhìn từ thương vụ trái phiếu 600 tỷ đồng của Bạch Đằng Corp
Thương vụ phát hành riêng lẻ 600 tỷ đồng vừa qua của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng – CTCP (Bạch Đằng Corp – Mã CK: BDC) càng góp phần củng cố thêm mối quan hệ tín dụng giữa Bitexco và SHB.
Trụ sở của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Ảnh: Internet)
Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng – CTCP (Bạch Đằng Corp – Mã CK: BDC) vừa công bố thông tin về đợt phát hành riêng lẻ 600 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản bảo đảm và không kèm chứng quyền. Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm.
Thương vụ này được BDC thực hiện vào ngày 25/6/2019 thông qua hình thức “bán trực tiếp cho nhà đầu tư”. Mức lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm. Lãi suất cho kỳ tiếp theo (3 tháng/lần) bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 4,5%/năm.
Để bảo đảm cho số trái phiếu này, BDC đã sử dụng nhiều tài sản, bao gồm:
(1) 50.080.979 cổ phần, chiếm 99,98% tổng vốn điều lệ thực góp của CTCP Quang Đức Kon Tum (Quang Đức Kon Tum) được đăng ký dưới tên và thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV Sunrise Đăk Mi và các quyền lợi, lợi ích khác liên quan đến số cổ phần này.
(2) Quyền tài sản đối với phần vốn góp của Công ty TNHH Sunrise Đăk Mi (Sunrise Đăk Mi) được đăng ký dưới tên và thuộc sở hữu của BDC.
(3) Quyền tài sản hiện tại, hình thành trong tương lai thuộc sở hữu hợp pháp của Quang Đức Kon Tum liên quan hoặc phát sinh từ Dự án đầu tư thủy điện Đăk Mi 1 và Dự án đầu tư Thủy điện Đăk Mi 1A.
Kết quả phát hành được BDC công bố cho thấy đã có một nhà đầu tư tổ chức (không được tiết lộ danh tính chi tiết) đã mua trọn lô cổ phiếu này.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội là tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu và đại lý đăng ký lưu ký. Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Mã CK: SHB), chi nhánh Hàm Long là đại lý quản lý tài sản bảo đảm, đại lý thanh toán.
Nguồn vốn mới của BDC
Theo tìm hiểu của VietTimes, Ngân hàng SHB (Chi nhánh Hàm Long) là đối tác tín dụng mới của BDC trong thời gian gần đây. Bởi tính đến cuối Quý 1/2019, Báo cáo tài chính của BDC chưa ghi nhận khoản vay nào với nhà băng này.
Video đang HOT
Đáng chú ý, ngay trước thời điểm phát hành trái phiếu, BDC đã thực hiện thế chấp toàn bộ quyền tài sản phát sinh từ việc thực hiện thi công công trình theo Hợp đồng số 06/2019/HĐXD ngày 17/6/2019 giữa Bạch Đằng Corp với CTCP BVB tại ngân hàng SHB (Chi nhánh Hàm Long). Giá trị của tài sản này được SHB định giá lên tới 1.226,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên được tổ chức vào năm 2017, SHB cũng đã cam kết hỗ trợ nguồn vốn vay cho Dự án thủy điện Đăk Mi 1 do công ty Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư với số tiền lên tới 2.010 tỷ đồng. Dự án này có công suất lắp đặt là 84MW và điện năng đạt gần 300 triệu kWh/năm.
Danh sách các nhà băng cung cấp vốn cho BDC vẫn “vắng bóng” ngân hàng SHB tính đến thời điểm 31/3/2019 (Nguồn: BDC)
BDC tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, được tiến hành cổ phần hóa từ cuối năm 2013, có quy mô vốn điều lệ ở mức 217,3 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Năm 2018, BDC chứng kiến bước ngoặt trong quá trình phát triển khi Bộ Xây Dựng tiến hành triệt thoái toàn bộ vốn với mức giá 13.300 đồng/cổ phần.
Chủ sở hữu mới của BDC sau đó cũng dần lộ diện với việc ông Vũ Quang Bảo – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco (Bitexco) – được bầu làm Chủ tịch HĐQT công ty này. Theo danh sách cổ đông chốt tại ngày 27/8/2018, ông Vũ Quang Bảo đang sở hữu 20.563.400 cổ phần BDC, chiếm tỷ lệ 94,61% vốn điều lệ.
Mối lương duyên giữa BDC và ngân hàng SHB, cùng việc mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thủy điện của tổng công ty này dần hình thành sau khi có sự tham gia thâu tóm của Tập đoàn Bitexco.
Thực tế, thương vụ phát hành 600 tỷ đồng vừa qua của BDC càng góp phần củng cố thêm mối quan hệ tín dụng giữa Bitexco và SHB.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, ngày 5/6/2019 vừa qua, ngân hàng SHB đã thu xếp khoản tín dụng lớn cho Bitexco với tài sản đảm bảo là dự án Spirit of Saigon do tập đoàn này làm chủ đầu tư.
Mặc dù được SHB định giá lên tới 7.696 tỷ đồng, song đây vẫn chưa phải giá trị cao nhất của Spirit of Saigon dưới sự thẩm định của các ngân hàng. Năm 2012, Spirit of Saigon từng được Bitexco thế chấp vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) với mức định giá lên tới 9.000 tỷ đồng./.
Theo viettimes.vn
MSB "thầu trọn" 350 tỷ đồng trái phiếu của "ông trùm" gang thép Thái Nguyên
Tính tới tháng 10/2016, Thái Hưng có quy mô vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng, mang dáng dấp của một công ty gia đình, với cơ cấu cổ đông bao gồm 8 cá nhân.
Trụ sở chính của CTCP Thương mại Thái Hưng (Ảnh: thaihung.com.vn)
CTCP Thương mại Thái Hưng (Thái Hưng) vừa công bố kết quả phát hành 350 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Mức lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm. Đối với các kỳ tính lãi tiếp theo (3 tháng/lần), lãi suất được xác định bằng lãi suất tiết kiệm cao nhất bình quân trả lãi sau thời hạn 12 tháng của 4 ngân hàng tham chiếu (bao gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank) cộng với biên độ tới 4,2%/năm.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã mua vào toàn bộ số trái phiếu này. Đồng thời, MSB cũng là đại lý quản lý tài khoản và thanh toán, quản lý tài sản bảo đảm. CTCP Chứng khoán KB Việt Nam là đại lý đăng ký lưu ký của thương vụ.
Theo bản công bố thông tin, Thái Hưng sử dụng các tài sản bảo đảm là một loạt các quyền và tài sản có liên quan đến dự án Dự án Khu Tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City - tên thương mại mới: Crown Villas) do công ty này làm chủ đầu tư. Bao gồm:
" (i) "Tài Sản Bảo Đảm 1" có nghĩa là quyền sử dụng đất thuộc các tiểu khu Iris, Hermes, Helios của Dự án Eco City theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nước UBND tỉnh Thái Nguyên cấp cho Tổ chức phát hành và thuộc sở hữu của Tổ chức phát hành.
(ii) "Tài Sản Bảo Đảm 2" có nghĩa là toàn bộ số dư tiền gửi theo Hợp đồng tiền gửi số 01/HĐTG/TH ngày 24/6/2019 thuộc quyền sở hữu của Tổ Chức Phát Hành gửi tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
(iii) "Tài Sản Bảo Đảm 3" có nghĩa là Tài sản hình thành trong tương lai là nhà ở và tài sản khác gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc "Tài Sản Bảo Đảm 1" bao gồm chi tiết các hạng mục được miêu tả cụ thể tại Quyết định phê duyệt đầu tư Giai đoạn 1 của Dự án (không bao gồm đất thương phẩm) số 1967/QĐ-UBND ngày 4/7/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên và Quyết định số 3007/QĐ-UBND ngày 16/10/2018 về việc điều chỉnh chấp thuận đầu tư Giai đoạn 1 Dự án của UBND tỉnh Thái Nguyên.
(iv) "Tài sản Bảo Đảm 4" có nghĩa là quyền đòi nợ, các khoản phải thu thuộc về Tổ chức phát hành phát sinh từ tất cả các Hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến Tài sản Bảo Đảm 1.
(v) "Tài Sản Bảo Đảm 5" có nghĩa là Toàn bộ số dư tiền trên Tài Khoản Dự Án."
Được biết, dự án Eco City có quy mô hơn 35 ha, với tổng mức đầu tư lên tới 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, bất động sản chỉ là một trong những lĩnh vực đầu tư mở rộng của Thái Hưng, làm nên tên tuổi của doanh nghiệp này phải kể đến lĩnh vực gang thép.
Phối cảnh khu đô thị Crown Villas tại Thái Nguyên (Ảnh: Internet)
Chân dung "ông trùm" thép Thái Nguyên
Theo tìm hiểu của VietTimes, Thái Hưng tiền thân là doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng và chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần kể từ năm 2003. Công ty đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại tổ 14, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Sau quá trình phát triển, quy mô vốn của Thái Hưng cũng được cải thiện nhanh chóng.
Tính tới tháng 10/2016, Thái Hưng đã nâng quy mô vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng, mang dáng dấp của một công ty gia đình, với cơ cấu cổ đông bao gồm 8 cá nhân.
Trong đó, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Cải cùng với hai người con là ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Vinh sở hữu tới 66,697% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại đều do những cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thái Nguyên nắm giữ.
Phần giới thiệu về ban lãnh đạo của Thái Hưng cho thấy, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Cải đã nhường lại các chức vụ quan trọng như Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc lần lượt cho 2 người con là ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Vinh nắm giữ.
Thái Hưng cho biết doanh thu bình quân hàng năm của công ty đạt từ 15.000 - 18.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 450 - 650 tỷ đồng. Công ty chuyên hoạt động trong các lĩnh vực như: Kinh doanh (thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm); Dịch vụ (Logistics, khách sạn); và Đầu tư (Giáo dục, bất động sản).
Đối với lĩnh vực kinh doanh thép, Thái Hưng đã để lại một số dấu ấn đáng chú ý khi cho biết đang "chiếm khoảng 13% thị phần thép của Việt Nam" và sở hữu lượng lớn cổ phần tại một số công ty cùng ngành như: CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Mã CK: TIS), CTCP Thép Việt Ý (Mã CK: VIS).
Quay trở lại với thương vụ phát hành trái phiếu vừa qua, dữ liệu của VietTimes cho thấy, giữa Thái Hưng và trái chủ MSB đã có nhiều giao dịch tín dụng từ cách đây nhiều năm. Các tài sản thế chấp khá đa dạng, từ hàng tồn kho (sắt thép xây dựng...) nay đã dần đổi thành các hợp đồng, khoản phải thu giữa Thái Hưng và một nhà thầu xây dựng.
Sự chuyển biến này khá phù hợp với sự mở rộng kinh doanh của Thái Hưng sang lĩnh vực bất động sản. Điều này thể hiện một phần trong số những tài sản được công ty này dùng để bảo đảm cho thương vụ phát hành trái phiếu nêu trên./.
Theo viettimes.vn
Tăng vốn ngân hàng: Chờ tín hiệu mới nửa cuối năm Sau nửa đầu năm đầy dang dở, tăng vốn ngân hàng vẫn phải chờ tín hiệu mới trong nửa cuối năm. MB dự kiến tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ và bán cổ phiếu quỹ trong nửa cuối năm 2019 Trong tuần cuối cùng của quý II/2019, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chứng kiến phiên giao...