Dòng tiền Vingroup ‘bơm’ vào VinFast lớn cỡ nào?
Đến cuối tháng 9 năm nay, Vingroup đang góp 12.847 tỷ đồng tiền vốn đầu tư vào VinFast cùng hàng chục nghìn tỷ thông qua các khoản cho vay với công ty con.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast gần đây liên tục thông báo phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong lần gần nhất, công ty này đã phát hành huy động hơn 9.000 tỷ đồng trái phiếu trong hơn 1 tháng.
Thực tế, ngoài nguồn tiền từ việc huy động trái phiếu, VinFast đang được tập đoàn mẹ – Vingroup “bơm” rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là tài chính để bổ sung vốn phát triển.
Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Bloomberg.9 tháng, Vingroup cho VinFast vay hơn 25.000 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính riêng của Tập đoàn Vingroup, đến cuối tháng 9 năm nay, công ty đã đầu tư 12.847 tỷ đồng để góp vốn vào nhà sản xuất ôtô và xe điện này. Khoản đầu tư đã tăng gấp đôi so với đầu năm và là khoản góp vốn vào công ty con lớn thứ 2 sau Công ty CP Vinhomes (22.981 tỷ đồng).
Thông qua khoản đầu tư này, Vingroup đang sở hữu trực tiếp 51,15% vốn VinFast. Phần vốn còn lại cũng do các cổ đông cá nhân có liên quan tới Vingroup nắm giữ.
Tính riêng năm nay, tập đoàn mẹ đã góp thêm gần 6.350 tỷ đồng vào VinFast thông qua tiền góp vốn điều lệ.
Được tập đoàn mẹ bơm hàng chục nghìn tỷ từ đầu năm nhưng VinFast vẫn liên tục phải phát hành trái phiếu để huy động vốn. Ảnh: Hoàng Hà.
Báo cáo giao dịch với các bên liên quan của tập đoàn này cũng cho hay, ngoài quan hệ góp vốn, Vingroup còn rót tiền cho VinFast thông qua hình thức cho vay.
Cụ thể, 9 tháng từ đầu năm, tập đoàn mẹ đã “bơm” 25.140 tỷ đồng tiền cho vay với VinFast để bổ sung vốn lưu động. Đây là số tiền cho vay lớn nhất giữa Vingroup và các công ty con của mình từ đầu năm đến nay. Xếp sau là các khoản cho vay với Công ty CP Vincommerce (16.999 tỷ đồng) – đơn vị vừa được công bố nhượng cho Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, và Công ty NHH Nam Hà Nội (9.875 tỷ đồng)…
Đến cuối tháng 9, số tiền công ty sản xuất ôtô này tất toán cho tập đoàn mẹ là 15.780 tỷ nợ gốc. Số tiền VinFast còn nợ lại là 9.360 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền vay còn lại này là nợ vay ngắn hạn với lãi suất 9%/năm.
Cũng thông qua các khoản cho vay này, Vingroup đang có khoản lãi vay phải thu gần 400 tỷ đồng tại VinFast, nhưng tập đoàn chưa thu hồi.
Video đang HOT
Ngoài các giao dịch cho vay thông thường, Vingroup còn giúp VinFast huy động trái phiếu thông qua các khoản bảo lãnh thanh toán.
Cuối tháng 11 vừa qua, Vingroup đã thông báo bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của VinFast liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các khoản vay/tín dụng trong và ngoài nước mà công ty này dự kiến thực hiện trong năm 2019 và 2020. Tổng hạn mức bảo lãnh tối đa lên tới 30.000 tỷ đồng.
Hồi tháng 9 trước đó, tập đoàn mẹ cũng đã quyết định bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của công ty VinFast liên quan đến trái phiếu có tổng mệnh giá tối đa 5.000 tỷ đồng.
Thay đổi sở hữu qua hàng loạt giao dịch tài chính
Khoản đầu tư của Vingroup vào VinFast lần đầu xuất hiện trên báo cáo tài chính tập đoàn mẹ từ năm 2017 với 5.250 tỷ vốn góp, chiếm 100% vốn công ty khi đó. Cùng năm, tập đoàn mẹ chưa có khoản cho vay trực tiếp nào với nhà sản xuất ôtô và xe máy điện này.
Đến cuối năm 2018, số vốn đầu tư trực tiếp vào VinFast tăng lên 6.500 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Vingroup tại đây lại giảm xuống 25,9%.
Việc thay đổi tỷ lệ sở hữu trực tiếp này là kết quả của một loạt động thái trong năm 2018.
Trước hết, giữa năm 2018, VinFast được chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên và tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Vingroup tại đây, sau khi chuyển đổi, giảm xuống còn 21%. Đến tháng 8 cùng năm, Vingroup nhận chuyển nhượng 5% từ Công ty Vincommerce (công ty con khác). Và vào tháng 9, VinFast sáp nhập Công ty CP dịch vụ và kinh doanh VinFast, đưa sở hữu của tập đoàn mẹ tại VinFast là 25,9%.
Tuy nhiên lúc này, thông qua công ty con VinCommerce, Vingroup vẫn gián tiếp nắm quyền kiểm soát tại VinFast. Tỷ lệ sở hữu cụ thể của VinCommerce tại VinFast không được công bố.
Năm 2018, Vingroup chưa cho VinFast vay tiền mà ngược lại, còn phát sinh khoản vay 4.980 tỷ đồng từ công ty con và được tất toán ngay trong năm này.
Dồn lực cho sản xuất
Trong cơ cấu bộ phận kinh doanh của tập đoàn mẹ, ngoài VinFast, mảng sản xuất còn bao gồm cả VinSmart (chuyên sản xuất điện thoại, tivi…). Năm 2019, tập đoàn mẹ cũng đã rót thêm 1.240 tỷ đồng đầu tư trực tiếp vào công ty này để tăng vốn. Qua đó nâng giá trị đầu tư vào doanh nghiệp này lên mức 2.481 tỷ đồng vào cuối quý III, và nắm 62,03% vốn.
Cũng trong năm nay, tập đoàn mẹ đã cho VinSmart vay 6.943 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Ngược lại, công ty con đã tất toán 3.906 tỷ đồng tiền gốc vay đến cuối tháng 9.
Hiện bộ phận sản xuất đang có tốc độ tăng tài sản nhanh nhất tại Vingroup với 84.028 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 80% so với đầu năm (tương đương gần 37.400 tỷ đồng). Trong đó, phần lớn giá trị tăng ở tài sản cố định và xây dựng cơ bản.
Sản xuất cũng đang là mảng kinh doanh thua lỗ lớn nhất của Vingroup khi ghi nhận 4.286 tỷ doanh thu từ đầu năm, nhưng lỗ trước thuế bộ phận 4.687 tỷ đồng.
Trả lời báo chí mới đây sau các vụ chuyển nhượng, sáp nhập, giải thể công ty con, lãnh đạo Vingroup khẳng định các động thái này nằm trong lộ trình tái cơ cấu, theo chuyển hướng chiến lược mới. Theo đó, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực ưu tiên cốt lõi là công nghiệp – công nghệ.
“Vingroup sẽ thực hiện chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’, tái cấu trúc hoặc giải thể các công ty con không thuộc ưu tiên cốt lõi để tập trung nguồn lực cho những dự án lớn, đủ sức đưa Vingroup trở thành một tập đoàn có tầm vóc trên trường quốc tế”, ông Nguyễn Việt Quang, CEO Vingroup, nói.
Theo Zing.vn
Giá trị khoản đầu tư của SK Group vào Masan giảm gần một nửa sau hơn 1 năm nắm giữ
Việc cổ phiếu Masan (MSN) giảm sâu đã khiến giá trị khoản đầu tư của SK Group, GIC giảm sâu. Trong khi đó, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang cũng tạm thời không còn là tỷ phú theo danh sách của Forbes.
Từ đầu tháng 12 tới nay, biến động cổ phiếu Masan (MSN) diễn ra không thực sự tích cực. Kết thúc phiên giao dịch 12/12/2019, thị giá MSN chỉ còn 55.700 đồng/cp, giảm 20% so với đầu tháng và giảm 28% so với đầu năm.
Đà giảm của Masan gần đây đến sau thông tin VinCommerce, VinEco và Masan Consumer Holding sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ. Có thể giới đầu tư đang lo ngại kết quả kinh doanh Masan sẽ bị ảnh hưởng khi nhận sáp nhập VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart .
Theo báo cáo bộ phận của VinGroup, trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Tập đoàn này đạt 21.257 tỷ đồng nhưng lỗ 5.121 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, mảng bán lẻ ghi nhận doanh thu 23.571 tỷ đồng nhưng lỗ 3.461 tỷ đồng.
Biến động cổ phiếu MSN trong 1 năm qua
Biến động kém tích cực của MSN đã khiến giá trị cổ phiếu các cổ đông nắm giữ sụt giảm đáng kể, tiêu biểu như trường hợp cổ đông chiến lược SK Group.
Vào tháng 10/2018, SK Group - một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics, dịch vụ đã chi 470 triệu USD để mua vào 110 triệu cổ phiếu, tương ứng mức giá 100.000 đồng/cp.
Tuy vậy, nếu tính theo thị giá MSN tại ngày 11/12/2019 (55.700 đồng/cp), giá trị khoản đầu tư của SK Group đã tạm thời mất đi 44% giá trị, chỉ còn 262 triệu USD.
Một điểm đáng chú ý, SK Group hiện cũng là cổ đông lớn của VinGroup sau khi chi ra 1 tỷ USD để mua 154,3 triệu cổ phiếu VIC (6,15%) vào tháng 5/2019.
Cùng với SK Group, một cổ đông lớn khác của Masan là Quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore (Government of Singapore - GIC) cũng đẩy mạnh mua cổ phiếu MSN trong giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019 và tính đến nay giá trị khoản đầu tư này đã sụt giảm đáng kể.
Cụ thể, vào cuối năm 2018, GIC đã mua khoảng 52 triệu cổ phiếu MSN từ KKR với tổng giá trị hơn 200 triệu USD và trở thành cổ đông lớn của Masan. Ước tính giá bình quân GIC mua cổ phiếu MSN trong giai đoạn này vào khoảng 86.000 đồng/cp. Đến tháng 2/2019, GIC tiếp tục mua thêm gần 14 triệu cổ phiếu MSN với mức giá 84.000 đồng/cp.
So với thị giá MSN tại ngày 11/12/2019 là 55.700 đồng/cp, ước tính lượng cổ phiếu mà GIC mua thêm trong khoảng 1 năm qua đã mất tới 35% giá trị.
Cùng với các cổ đông chiến lược, Chủ tịch Masan - ông Nguyễn Đăng Quang cũng chịu ảnh hưởng từ việc cổ phiếu MSN giảm sâu. Theo cập nhật tại ngày 11/12 của Forbes, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang chỉ còn 974,5 triệu USD và tạm thời không còn là tỷ phú USD.
Dù vậy, việc ông Quang bị loại khỏi danh sách tỷ phú có thể chỉ là biến động ngắn hạn. Trong thời gian tới nếu diễn biến cổ phiếu MSN hồi phục trở lại, Chủ tịch Masan nhiều khả năng sẽ trở lại danh sách tỷ phú của Forbes.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Khoản lỗ nghìn tỷ của Vinmart đặt áp lực ra sao với Masan? Lợi nhuận trước thuế năm 2018 tại Công ty Hàng tiêu dùng Masan đạt gần 3.900 tỷ đồng, trong khi đó, mảng bán lẻ của Vingroup (chủ yếu là Vinmart, Vinmart ) lỗ hơn 5.100 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của 2 tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam, Vingroup sẽ sáp nhập 2 mảng bán lẻ và nông nghiệp do Công...