Dòng tiền USD dịch chuyển sang VND: Có nhưng không mạnh
Lãi suất huy động USD xuống 0-0,25%/năm sẽ giúp dòng tiền USD dịch chuyển sang VND nhưng việc dịch chuyển này sẽ không mạnh. Tuy nhiên, động thái giảm lãi suất là bước tiến quan trọng trong trong lộ trình chống đô-la hóa.
Kể từ này 28/9, lãi suất tiền gửi USD được điều chỉnh giảm 0,25%-0,5%, xuống còn 0% đối với tổ chức và 0,25%/năm đối với cá nhân. Với động thái này, những người đang có USD sẽ phải tính toán kỹ sự thiệt hơn giữa việc gửi tiết kiệm bằng USD hay bằng VND bởi chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền này đã giãn rộng ra, lên đến 5%.
Đón nhận thông tin về giảm lãi suất tiền gửi USD, lãnh đạo một doanh nghiệp về ống đồng (vừa nhập khẩu vừa xuất nguyên vật liệu) cho biết, trước chính sách này, doanh nghiệp sẽ không găm giữ USD nữa mà sẽ tăng tính luân chuyển từ đồng USD sang VND, từ đó sẽ đẩy nhiều nguồn tiền Việt vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn bác Hoàng Thị Hiền (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, gia đình bác có người thân ở nước ngoài, mỗi năm 2 lần gửi tiền về, vừa để biếu vừa nhờ giữ hộ. Sau khi lãi suất tiền gửi USD giảm, bác đang tính chuyển số tiền người nhà mới gửi sang VND để hưởng lãi suất cao hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý định như hai trường hợp trên. Chị Nguyễn Thanh Hòa (quận Cầu Giấy) cho biết, từ lâu chị đã có thói quen tích trữ USD, dù lãi suất thấp nhưng chị vẫn được lợi qua các lần điều chỉnh tỷ giá. Đó là chưa kể USD còn giúp bảo toàn vốn khi lạm phát ở mức cao. Vì thế, tạm thời chị chưa có ý định chuyển USD sang VND.
(ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc giảm lãi suất huy động USD chủ yếu tác động đến người dân và tổ chức găm giữ USD để hưởng lãi suất và chờ khi tỷ giá biến động rút ra bán USD hưởng lợi, còn với những cá nhân và tổ chức kinh tế như công ty xuất nhập khẩu giữ USD tại tài khoản không phải để kiếm lời mà để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần, thì việc giảm lãi suất sẽ không tác động nhiều.
Đồng quan điểm trên, một chuyên gia kinh tế khác nhận định, lãi suất tiền gửi USD của tổ chức trước đó chỉ ở mức 0,25%/năm nên giờ giảm xuống 0% thì các tổ chức vẫn có xu hướng để USD trong tài khoản để thanh toán khi cần và tránh rủi ro tỷ giá. Vì vậy, sự dịch chuyển dòng tiền từ USD sang VND sẽ không nhiều.
Qua khảo sát của chúng tôi cho thấy, thị trường chưa có phản ứng mạnh sau khi lãi suất tiền gửi USD giảm, không xuất hiện nhiều hiện tượng người dân hay doanh nghiệp đến rút USD để chuyển sang VND hoặc đầu tư ở kênh khác.
Điều này cũng dễ hiểu khi mà suất huy động USD của cá nhận thời gian vừa qua đã thấp (0,75%/năm) nên giảm thêm không tác động nhiều đến tâm lý người dân. Bên cạnh đó, USD vẫn là đồng tiền mạnh trên thế giới, nhiều người gửi tiết kiệm USD để phòng ngừa lạm phát và giữ hộ là chính.
Ngoài ra, lãi suất tiền gửi USD mới giảm được hơn 2 ngày, theo tâm lý, người dân thường xem xét, nghe ngóng tình hình thực tế mới có động thái cụ thể chứ không hành động tức thì. Với những người có ý định rút USD để chuyển sang VND hoặc kênh đầu tư khác, họ đợi khi sổ đến ngày đáo hạn chứ không rút trước hạn nhằm tránh thiệt hại.
Có thể dòng tiền USD chuyển dịch sang VND không nhiều nhưng việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra động thái giảm lãi suất tiền gửi USD sẽ giúp giảm tâm lý găm giữ USD, giảm sức hấp dẫn của USD, giảm bớt áp lực tỷ giá nếu có, đặc biệt là nhằm thực hiện lộ trình chống đô-la hóa.
Video đang HOT
Được biết, theo lộ trình chống đô-la hóa của Chính phủ, hệ thống ngân hàng sẽ tiến tới không huy động bằng ngoại tệ và không cho vay bằng ngoại tệ. Việc giảm lãi suất tiền gửi USD của tổ chức về mức 0% là bước quan trọng trong lộ trình chống đô-la hóa của Ngân hàng Nhà nước.
Còn nhớ, Ngân hàng Nhà nước đã loại bỏ thành công vốn vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng khi mà tình trạng vàng hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế qua những cơn sốt giá. Nếu như trước đây, người dân gửi vàng tại ngân hàng được hưởng lãi suất đến 4%/năm thì hiện nay ngân hàng không còn huy động vàng, người dân phải trả phí nếu muốn nhà băng giữ hộ. Thị trường vàng đã đi vào ổn định, không còn bị “làm giá”, không còn những đợt sốt giá kể từ khi vốn vàng được đưa ra khỏi hệ thống ngân hàng. Thanh Hương
Theo_Hà Nội Mới
Giảm lãi suất huy động USD về 0%: Ngân hàng, doanh nghiệp và chuyên gia nói gì?
Sau quyết định giảm lãi suất huy động USD đối với các tổ chức xuống mức 0% và đối với cá nhân xuống 0,25%/năm, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng thương mại cũng như các chuyên gia đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Lãi suất huy động USD áp dụng đối với tổ chức giảm về 0%
Phó Thống đốc NHNN - Nguyễn Thị Hồng:
Trong quá trình chỉ đạo, điều hành chính sách những năm qua, Thống đốc NHNN luôn quán triệt phương châm xuyên suốt là nâng cao vị thế của đồng Việt Nam và từng bước chống đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ.
Với phương châm này, NHNN đã có xu hướng điều chỉnh giảm dần mức lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 0,25%/năm áp dụng đối với tổ chức và 0,75%/năm áp dụng đối với cá nhân.
Quá trình này kết hợp với việc thực hiện đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ đã đem lại sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối trong mấy năm qua.
Thời gian qua, mặc dù có những biến động nhưng thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước về cơ bản ổn định, tuy nhiên, một bộ phận tổ chức, cá nhân có biển hiện găm giữ ngoại tệ.
Bởi vậy, NHNN quyết định tiếp tục giảm mức trần xuống 0% áp dụng đối với tổ chức và 0,25%/năm áp dụng đối với cá nhân. Giải pháp này phù hợp với phương châm điều hành, đồng thời góp phần nâng cao sức hấp dẫn của VND, hạn chế tình trạng đô la hóa.
Về thanh khoản ngoại tệ hiện nay của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang trong tình trạng ổn định, nếu tính tỷ lệ tín dụng trên huy động ngoại tệ trên thị trường 1 trong nước chỉ ở mức khoảng 80% trong khi giai đoạn 2011 - 2012 tỷ lệ này ở mức trên 100%. Nếu tính cả nguồn vốn vay nước ngoài thì tỷ lệ này chỉ vào khoảng 60%.
TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế:
Các quyết định gần đây về lãi suất, tỷ giá... của NHNN là rất đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt, với quyết định điều chỉnh giảm lãi suất USD lần này là rất mới và khá táo bạo của NHNN và có thể đạt được nhiều mục tiêu.
Thứ nhất, lần đầu tiên, NHNN đưa mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm.
Đây là một bước rất căn bản cắt bỏ động lực gửi USD lấy lãi của các doanh nghiệp và các tổ chức, góp phần giảm thiểu tình trạng USD hóa. Đây là giải pháp đã đi đến giới hạn của sự quyết liệt.
Thứ hai, quyết định này giúp cho NHNN có thêm cơ hội để giảm bớt áp lực phải chi bán ngoại tệ cân đối trong năm vừa qua khi điều chỉnh tỷ giá. Bởi vì, khi các doanh nghiệp không còn động lực để gửi tiết kiệm USD nữa thì họ phải có giải pháp xử lý nguồn ngoại tệ của mình, có thể là mua đi bán lại với nhau hoặc bán ra để lấy tiền Việt hoặc chuyển đổi sang loại ngoại tệ khác...
Việc này sẽ tạo ra sự tăng lượng cung ngoại tệ trên thị trường, qua đó giúp cho các đơn vị thiếu có thể mua được, kể cả NHNN trong việc mua để bổ sung dự trữ ngoại hối.
Thứ ba, đây là có thể là kịch bản chuẩn bị trước của NHNN trong việc ứng phó với việc có thể tăng lãi suất của FED trong thời gian tới. Hiện tại, áp lực tăng đã có và rất có thể FED sẽ tăng lãi suất đồng USD vào cuối năm 2015.
Khi đó, NHNN có thể điều chỉnh tăng trở lại với mức như cũ hoặc tương đương. Điều này sẽ giúp cho lãi suất của đồng USD không bị cao quá và không kích thích dòng chảy ngược trở lại từ VND sang USD.
Quyết định của NHNN nhận được sự đồng tình của các chuyên gia cũng như doanh nghiệp
TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng:
Quyết định của NHNN giảm lãi suất tiền gửi USD không những giảm thiểu hiện tượng đô-la hóa mà còn làm giảm áp lực lên tỷ giá. Đây là một quyết định quan trọng và cần thiết để ổn định tiền đồng trong lúc này.
Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi USD và lãi suất tiền gửi VND tăng lên do lãi suất tiền gửi USD giảm xuống mức thấp nhất có thể như theo quyết định mới đây, sẽ khuyến khích cá nhân và các tổ chức kinh tế bán USD và gửi tiền vào tại khoản VND để hưởng lãi suất cao.
Trong trường hợp tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ trong tương lai thì việc bán ngoại tệ lấy tiền đồng để gửi lấy lãi rồi mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán hoặc mua ngoại tệ kỳ hạn luôn cũng có lợi hơn là găm giữ ngoại tệ.
Trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ đang giảm như hiện nay, cho dù khách hàng rút USD để chuyển sang tiền gửi VND hay đầu tư vào các kênh khác thì thanh khoản USD trong những tháng tới vẫn được đảm bảo.
Như vậy, việc giảm lãi suất tiền gửi USD làm giảm động cơ găm giữ USD và tác động bình ổn mặt bằng lãi suất tiền đồng, hỗ trợ quá trình hồi phục của nền kinh tế".
Ông Lê Đức Thọ - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương:
Hiện nay, tình hình cân đối về đồng USD trong hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và ngay tại Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) nói riêng đang ở trạng thái thanh khoản rất tốt.
Đặc biệt sau những giải pháp điều hành tỷ giá của NHNN, tính thanh khoản bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng Việt nam đã tăng rất tốt và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng đang được kiểm soát ở ngưỡng rất an toàn.
Với việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức và dân cư có hiệu lực từ ngày hôm nay về góc độ Nhà nước thì đây là một quyết định hoàn toàn phù hợp với các diễn biến thị trượng ngoại tế quốc tế, cũng như giảm đi tình trạng găm giữ ngoại tệ và kiểm soát tốt hơn tỷ giá ngoại tệ theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, cũng như phù hợp lộ trình chống đô la hóa của Chính phủ.
Về phía ngân hàng thương mại, ngay tại VietinBank, cân đối vốn ngoại tệ ngày 28-9 rất tốt, tỷ giá niêm yết và tỷ giá giao dịch của các ngân hàng đã giảm bình quân từ 10- 15 đồng.
Chắc chăn người dân doanh nghiệp sẽ phải tính toán một cách hợp lý giữ việc năm giữ đồng tiền ngoại tệ đó với mức lãi suất như vậy hay chuyển đổi ra tiền đồng để đầu tư kinh doanh hoặc gửi với lãi suất cao hơn.
Sẽ có một lượng vốn chuyển đổi sang tiền đồng và như vậy sẽ tăng nguồn cung ngoại tệ, hỗ trợ ổn định tỷ giá cũng như ổn định mặt bằng lãi suất tiền đồng.
Ông Nguyễn Hữu Khôi - Giám đốc Công ty CP Ống đồng Toàn Phát:
Theo tôi, động thái điều chỉnh lãi suất tiền gửi USD về 0% sẽ làm giảm tính hấp dẫn của đồng USD, do đó sẽ làm giảm việc găm giữ đồng USD.
Đối với doanh nghiệp chúng tôi, nguồn vốn bằng USD giữ lại để trả cho những khoản nợ vay trước đó. Trước chính sách này, chúng tôi sẽ không găm giữ USD nữa mà sẽ tăng tính luân chuyển từ đồng USD sang tiền Việt, từ đó chúng tôi sẽ đẩy nhiều nguồn tiền Việt vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là doanh nghiệp vừa nhập khẩu nguyên vật liệu vừa xuất khẩu thì việc đưa lãi suất về 0% sẽ có tác động khá tốt, có thể chúng tôi sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay bằng USD với lãi suất thấp hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Vì sao các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi? Nhiều ngân hàng thương mại gần đây đã điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng với lý do được đưa ra là nhằm đảm bảo thanh khoản cho hoạt động ngân hàng từ nay đến cuối năm. Việc một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động đang được dư luận, nhất là người gửi tiền rất...