Dòng tiền tỷ USD trực chờ cơ hội đầu tư vào bất động sản
Nhận thấy tiềm năng dài hạn, cùng với đó là việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, dòng tiền hàng tỷ USD từ các quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tiềm lực vẫn đang trực chờ cơ hội để rót vào thị trường BĐS.
Quý 1 năm 2020 được xem là giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường BĐS trong 7 năm trở lại đây kể từ 2013. Hầu hết các phân khúc bất động sản đều ở trong tình trạng cung – cầu sụt giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19. Trong quý vừa qua chỉ có khoảng trên 18.000 sản phẩm được chào bán trên cả nước, trong đó chủ yếu là sản phẩm đất nền và chung cư. Tỷ lệ hấp thụ trên thị trường cũng rất thấp chỉ đạt khoảng 14,3% (theo Hội môi giới).
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia địa ốc, thực trạng thị trường BĐS như hiện nay là do 2 nguyên nhân chính, đó là tình trạng khó khăn về nguồn cung mới đã diễn ra từ 2019 và việc giãn cách xã hội bởi dịch bệnh. Trong khi đó, nhu cầu mua nhà và kể cả đầu tư BĐS luôn vẫn thường trực, vì thế giá ở một số loại hình BĐS không giảm, thậm chí tăng nhẹ ở những phân khúc cạn nguồn cung như căn hộ có giá trung bình.
Các nhà đầu tư dài hạn vẫn nhìn nhận, thị trường BĐS Việt Nam còn dư địa tăng trưởng rất lớn so với nhiều TP lớn khác trong khu vực như Singapore, Bang Kok, Hông Kông, Thượng Hải…nhất là lĩnh vực hạ tầng công nghiệp. Vấn đề dịch bệnh chỉ là ngắn hạn, một khi các dự án được tháo gỡ khó khăn thì thị trường sẽ lại sôi động trở lại.
Để tháo gỡ những khó khăn do tình hình dịch COVID-19, một loạt chính sách ưu đãi của chính phủ đã được ban hành. Đặc biệt, gói tín dụng 250.000 tỉ đồng (tương đương 10,6 tỉ USD) sẽ được đưa ra để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh, chính phủ đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính và đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng tác động tiêu cực của dịch COVID-19 chỉ là ngắn hạn, còn về lâu dài bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng. Một chuyên gia từ CBRE Việt Nam cũng đánh giá sức cầu sẽ được cải thiện khi dịch bệnh được ngăn chặn, và làn sóng đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường.
Trong một báo cáo nhận định về hoạt động đầu tư BĐS mới nhất của Savills, cho rằng dù lĩnh vực BĐS nhà ở đang bị tác động tiêu cực trong ngắn hạn vì cách ly xã hội cũng như thực hiện giao dịch của khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản bị gián đoạn. Tuy nhiên, các nhà phát triển bất động sản vẫn đang chuẩn bị các dự án mới để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước khi mức cầu phục hồi, với kỳ vọng Việt Nam vẫn là một trong những thị trường có mức lợi tức cho thuê cao và giá bất động sản thấp nhất trong khu vực.
Từ 2019 đến nay đã có một số dự án lớn đang trong quá trình thương thảo, đàm phán chốt “deal” với tổng giá trị lên tới nửa tỷ USD
Đáng chú ý là kế hoạch phát triển một dự án chung cư cao cấp tại khu vực ven trung tâm Tp.HCM của 2 nhà đầu tư Nhật Bản là Mitsubishi và Nomura, quy mô khoảng 10.000 căn. Trước đó, tập đoàn Nomura cũng đã thâu tóm nhiều tài sản có giá trị tại trung tâm Tp.HCM như toà văn phòng Sun Wah Tower, toà Zen Plaza,…
Bên cạnh BĐS nhà ở, mảng bất động sản du lịch cũng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, có những kế hoạch thâu tóm lại các tài sản gặp khó khăn. Bởi Savills Việt Nam ngành dịch vụ du lịch và khách sạn có thể là ngành đầu tiên phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng. Với lợi thế số lượng du khách đa số là khách trong nước (82,5% tổng lượng du khách năm 2019) và các thị trường nước ngoài lớn như Trung Quốc và Hàn Quốc, các nhóm khách này được dự đoán sẽ nhanh chóng du lịch trở lại sau khi đại dịch được kiểm soát. COVID-19 cũng được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho sản xuất, mở ra thêm nhiều cơ hội cho bất động sản công nghiệp Việt Nam…
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch Sohovienam, đơn vị chuyên tư vấn các thương vụ M&A BĐS, cho biết trong bối cảnh thị trường khó khăn đã có nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến các tài sản để mua lại. Trong đó, chỉ riêng lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng tổng số tiền sẵn sàng đầu tư nằm trong khoảng từ 8.000 tỷ đến 10.000 tỷ với tiêu chí đầu tư tập trung vào các tài sản đã xây xong, đang vận hành, hoặc xây dựng dở dang, đất dự án. Quy mô từ 100 – 500 phòng khách sạn tại các địa điểm như Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Hạ Long, Huế, Quy Nhơn, Vũng Tàu…Các tài sản được nhà đầu tư quan tâm mua với mức giá thấp hơn từ 20-30% so với mặt bằng trước đây.
Nói như T.S Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam thì đây thực sự thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Nhưng với những nhà đầu tư có tiềm lực và kinh nghiệm thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ.
“Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án trong lĩnh vực bất động sản. Nhóm nhà đầu tư này nhắm tới cao ốc văn phòng, khách sạn và khu dân cư, trải dài trên cả 3 miền, tập trung nhiều nhất vào Hà Nội và TP.HCM. Từ 2019 đến nay đã có một số dự án lớn đang trong quá trình thương thảo, đàm phán chốt “deal” với tổng giá trị lên tới nửa tỷ USD,” vị chuyên gia này tiết lộ.
Nhật Minh
Giám đốc thị trường vốn Cushman & Wakefiel: 6 nút thắt cần gỡ bỏ để BĐS phục hồi sau đại dịch Covid-19
Dưới tác động của Covid-19, theo đại diện Cushman & Wakefiel cần giải quyết các vấn đề cơ cấu chính cho thị trường bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để cải thiện khung pháp lý và rót một lượng tiền mặt cần thiết vào các khu vực ngân hàng và cho vay tư nhân trên các thị trường vốn.
Ông Ben Gray, Giám đốc Thị tường vốn và ông Paul Tonkes, Giám đốc Dịch vụ Logistics và Công nghiệp, Cushman & Wakefield Vietnam nêu ra 6 nút thắt cũng như các hướng giải quyết có thể đem đến các cơ hội quan trọng cho các nhà đầu tư BĐS vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19.
Sự minh bạch trong giá chuyển nhượng đất
Ưu tiên hàng đầu là cần chấm dứt bất ổn xung quanh việc xem xét giá chuyển nhượng đất hiện nay. Ngoài ra, việc xem xét các mức giá dự án đã được trả bởi các nhà phát triển bất động sản cần được đẩy nhanh và đưa ra khung pháp lý rõ ràng để giải quyết. Quá trình xem xét đã gây cản trở cho sự phát triển, ảnh hưởng đến thị trường thương mại và tạo ra những hạn chế về nguồn cung trên một thị trường đang lớn mạnh với nguồn cầu cao.
Kinh tế học đơn giản dạy cho chúng ta biết rằng những nút thắt về nguồn cung trong những thời điểm nguồn cầu tăng sẽ dẫn đến tăng giá đất, giá mua bán và giá thuê. Chúng ta đã kinh nghiệm điều này trong những tháng qua và hiện việc thẩm định tài sản sinh lời nói chung tại Việt Nam có ít mối tương quan với các mức giá chuẩn trên thị trường và tính khả thi nói chung.
"Việc ban hành chính sách rõ ràng và khung pháp lý chặt chẽ cho các nhà phát triển bất động sản sẽ giúp giải quyết các vấn đề về cung mà không áp đảo thị trường hay làm thị trường mất ổn định. Việc xây dựng cơ chế rõ ràng để thẩm định giá trị đất trước kia và hiện tại - mà không dựa vào đấu giá hay đầu cơ công - sẽ là một động thái thận trọng của nhà nước", ông Ben Gray, Giám đốc, Thị tường vốn Cushman & Wakefield Vietnam nhấn mạnh.
Tăng niềm tin qua hợp tác công-tư
Một đề xuất đã được thảo luận bởi các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp đó là nhà nước cần tiếp tục phát triển mô hình PPP (hợp tác công - tư) đối với đất do quân đội và nhà nước sở hữu. Mô hình này sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận đất phù hợp của nhà đầu tư cho mục đích phát triển, và mô hình này có thể được sử dụng bởi các chủ sở hữu đất để phát triển thêm các cơ sở dựa theo mức đầu tư. Những vị trí này sẽ giúp tăng FDI và giúp thu hút các nhà đầu tư và người sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics.
Một đề xuất khác được đưa ra bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó là phát triển quy trình áp dụng và phê duyệt thiết thực và minh bạch. Quy trình này sẽ đòi hỏi phải chỉ định ba chuyên gia thẩm định độc lập để thẩm định giá trị tài sản của nhà phát triển và nhà đầu tư bất động sản. Việc thẩm định sẽ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các bên và được đưa vào quy trình chuyển đổi và định giá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LURC).
Theo ông Paul Tonkes, Giám đốc, Dịch vụ Logistics và Công nghiệp, Cushman & Wakefield Vietnam, quy trình này sẽ đem lại niềm tin cho các nhà phát triển và các nhà đầu tư bất động sản để có thể tiếp cận các dự án theo cách thức kịp thời, và các vấn đề về cung sẽ được tháo gỡ. Chính phủ có thể tăng cường quy trình này có đầu tư quy mô lớn trong đăng ký trực tuyến vì tổng quy hoạch nhiều thành phố và tỉnh thành đã được thực hiện trực tuyến. Việc truy cập công khai đối với các tài nguyên này cũng sẽ thúc đẩy sự minh bạch hơn.
Cần k hung pháp lý, quy trình và giá cả rõ ràng hơn
Các quy trình và các khung pháp lý cho phép quy trình này có thể được sử dụng để giải quyết nút thắt khác trên thị trường: thời hạn và điều kiện cấp LURC. 50 năm là thời hạn thích hợp để các nhà đầu tư thu được lợi từ đất hoặc tài sản, và họ có thể thu được kết quả trong thời hạn thuê này. Các thị trường khác trong khu vực đã tận dụng thành công thời hạn thuê đất.
Điều các nhà đầu tư không hài lòng đó là bất ổn gia tăng do thiếu đường lối chỉ đạo hoặc khung pháp lý rõ ràng đối với các vấn đề tiềm ẩn. Trong trường hợp này, việc hết hạn LURC của dự án hoặc tài sản, và quy trình gia hạn LURC khiến cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản băn khoăn.
Dự luật mới về đất đai có lẽ tháo gỡ được nút thắt này. Tuy nhiên, chừng nào dự luật còn thay đổi liên tục, khung pháp lý sẽ còn cồng kềnh và ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực bất động sản, dẫn đến dự án chậm trễ và tăng chi phí phát triển. Bằng việc đưa ra đường lối chỉ đạo, quy trình và mức giá rõ ràng, nhà nước có thể mở cửa đón nhận các nguồn vốn chảy vào Việt Nam.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Nút thắt thứ ba đó là thiếu cơ sở hạ tầng làm cản trở thị trường bất động sản. Trong trường hợp miền Nam Việt Nam, việc hoàn thành các đường vành đai bên trong và bên ngoài, kết nối các cảng và khu công nghiệp bằng các đoàn tàu chở hàng, và phát triển các nút giao thông nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả và thành công vốn đầu tư.
Ví dụ điển hình là các dự án PPP thành công tại Quảng Ninh, nơi Tập đoàn Sun Group đã cho xây dựng sân bay, bến du thuyền và đường cao tốc chất lượng cao. Mô hình tương tự có thể được áp dụng cho các nút giao thông công cộng bằng việc đầu tư vào các giải pháp vận chuyển liên hợp hiệu quả, bao gồm đẩy mạnh phát triển hệ thống đường sắt và cải thiện đường đi vào nội thành.
Mô hình này sẽ giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng đang cản trở sự phát triển và đầu tư vào nhiều loại hình bất động sản.
Một sáng kiến do nhà nước chỉ đạo mang lại kết quả đó là kế hoạch "Năm Thành phần của Cơ sở hạ tầng". Kế hoạch tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các khu vực kinh tế ven biển và cửa khẩu cũng như phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển và phân bổ vốn đã được các khu vực tư và công xác định là cần thiết đối với sự phát triển bền vững của các thị trường bất động sản. Việc cung cấp cho các bên hữu quan hiểu biết rõ ràng về tác động của dự án đầu tư đảm bảo rằng dự án đầu tư của họ đã được thực hiện theo cách thức hiệu quả. Tương tự như vậy, các nhà phát triển bất động sản tìm kiếm các nhà đầu tư có thể thay đổi linh hoạt để phục vụ nhu cầu vốn của mình.
Cải thiện cơ hội tiếp cận tín dụng
Vào tháng 12/2019, tiếp cận tín dụng đã được bởi Ngân hàng Thế giới xác định là yếu tố quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần giải quyết các hạn chế về tài chính nếu họ muốn quốc gia tiếp tục "tăng trưởng nhanh và toàn diện".
Nâng cao quản trị và minh bạch thông tin sẽ đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước. Tiếp cận tín dụng đối với các nhà phát triển bất động sản và chủ sở hữu tài sản là yếu tố then chốt để mở rộng cơ sở của nhà đầu tư tại Việt Nam. HIện nay, rủi ro chính đối với những người cho vay muốn làm việc với những người vay Việt Nam rất đơn giản: trong trường hợp không thể thanh khoản, việc tịch thu tài sản thế chấp khá khó khăn nếu không có sự phân xử của tòa án.
Để giảm thiểu rủi ro, những người cho vay sử dụng các biện pháp kiểm soát tiêu cực như các vị trí trong ban quản trị, quyền chọn mua cổ phiếu của công ty vay nợ, kiểm soát tài khoản tiền, quyền phủ quyết đối với các quyết định của cấp Ban quản trị hoặc, trong một vài tường hợp, kiểm soát giấy đăng ký của công ty. Điều này tạo ra trở ngại đối với hầu hết các nguồn vốn muốn chảy vào Việt Nam vì họ bị buộc phải hạn chế rủi ro, dẫn đến tăng chi phí vốn mà họ triển khai.
Do đó, việc giải quyết vấn đề thu hồi nợ sẽ giúp tăng tính thanh khoản. Các nhà phát triển và các chủ sở hữu có thể tiếp cận các nguồn vốn khác với chi phí rẻ và loại bỏ rủi ro đối với các ngân hàng nhà nước và địa phương.
Hồi phục và bứt ph á
Theo đại điệnCushman & Wakefield Vietnam, chúng ta có thể đang tiến tới một sự suy giảm có hệ thống của các nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trong hơn 100 năm qua. Nếu giải quyết không đúng cách, các chuyên gia cảnh báo rằng đại dịch có thể gây ra một sự ảnh hưởng giống như cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1920. Đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam, bất động sản cần thúc đẩy tăng trưởng đất nước và phục hồi viện trợ trong trường hợp suy thoái kinh tế.
Theo đó, sự tăng trưởng này phụ thuộc vào nguồn vốn FDI trong các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và cơ sở hạ tầng. Việc cho phép các chủ sở hữu tài sản sử dụng các tòa nhà làm tài sản đảm bảo cho các dòng tín dụng tư nhân, kích thích thị trường trong nước đối với các công ty và nhà sản xuất, và mở rộng hoạt động sẽ đặt tiền vào túi của người dân theo hình thức tiền công.
"Việt Nam có thể tháo gỡ nhanh chóng các nút thắt này, từ đó tăng niềm tin của nhà đầu tư và giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế. Chính phủ có thể giải quyết một vài trong số những vấn đề này để nâng cao uy tín trên thế giới là một nhà nước có khả năng thích ứng với một thế giới luôn biến đổi", đại diện ushman & Wakefield Vietnam nhấn mạnh.
Hạ Vy
Vì sao nhà đầu tư ngoại tiếp tục "săn" bất động sản Việt Nam? Nếu so sánh với các TP lớn ở thị trường châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Úc...Việt Nam đang được các NĐT đánh giá cao sức hút về yếu tố hấp dẫn hiệu suất đầu tư. Mới đây, đại diện Savills Việt Nam đã chỉ ra, thị trường BĐS chứng kiến khá nhiều các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh...