Đồng tiền số Libra của Facebook không được hoan nghênh ở châu Âu
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire thông báo các nền kinh tế lớn ở châu Âu sẽ ngăn chặn đồng tiền số Libra mà Facebook đang “thai nghén” do những mối đe dọa mà đồng tiền này đặt ra đối với chủ quyền quốc gia.
Phát biểu với báo giới ngày 18/10 bên lề các hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, Mỹ, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire thông báo các nền kinh tế lớn ở châu Âu sẽ ngăn chặn đồng tiền số Libra mà Facebook đang “thai nghén” do những mối đe dọa mà đồng tiền này đặt ra đối với chủ quyền quốc gia.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tại cuộc họp báo ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Le Maire khẳng định thêm Pháp, Đức và Italy sẽ có các hành động trong những tuần tới để cho thấy rõ rằng Libra không được hoan nghênh ở châu Âu. Ông nói các nước này sẽ không cho phép một công ty tư nhân có quyền lực và sức mạnh tiền tệ như một quốc gia có chủ quyền.
Cùng quan điểm với ông Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết ông rất quan ngại về dự án tiền điện tử Libra. Ông ủng hộ việc không cho phép sự ra đời của một đồng tiền như vậy trên toàn cầu, dù thừa nhận về sự cần thiết của các cải cách ngân hàng để có thể thực hiện các thanh toán qua biên giới một cách đơn giản, với chi phí thấp và nhanh chóng.
Sự phản đối quyết liệt của Pháp, Italy và Đức đang gây thêm trở ngại cho nỗ lực lực của Facebook trong việc mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài chính số.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) trong cùng ngày cũng lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nghiêm trọng như rửa tiền, gian lận và các hoạt động tài chính phi pháp khác tiềm ẩn từ đồng Libra, và kêu gọi có các biện pháp trước khi đồng tiền này được phát hành.
Còn Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 17/10 đã tuyên bố bất kể đồng tiền số nào như đồng Libra cũng sẽ cần một khung pháp lý vững chắc trước khi được đưa vào lưu thông.
Tuy nhiên, các quan chức châu Âu nói họ muốn ngăn chặn hoàn toàn đồng Libra.
Mạng xã hội Facebook, với 2,7 tỷ người dùng, đã gây những tranh cãi vào tháng Sáu khi thông báo kế hoạch phát hành đồng Libra vào năm tới, trong nỗ lực tạo ra một hệ thống thanh toán mới trên toàn cầu.
Facebook tin rằng đồng Libra sẽ giúp mọi người, đặc biệt là những người ở các nước đang phát triển không tiếp cận được với ngân hàng truyền thông nhưng có điện thoại di động, có thể chuyển tiền ra nước ngoài với chi phí thấp.
Lê Minh
(Theo AFP, Kyodo)
Sự phát triển của tiền điện tử như Libra gây khó khăn trong chống rửa tiền quốc tế
Việc các loại tiền điện tử tương tự như Libra của Facebook được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện, ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố.
Tin từ TTXVN cho biết, Lực lượng đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF) ngày 18.10 đã cảnh báo việc các loại tiền điện tử tương tự như Libra của Facebook được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện, ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố.
Theo FATF, các "stablecoins" (các loại tiền điện tử cơ bản được gắn với đồng tiền truyền thống) có tính ít biến động, không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương nào, có thể khiến công chúng chấp nhận rộng rãi, thanh toán ngang hàng online mà không cần đến các cơ chế quản lý trung gian, do đó gây cản trở đến các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tội phạm.
Trong bối cảnh Facebook đang thúc đẩy tiền điện tử Libra của mình vào thương mại điện tử và thanh toán toàn cầu, cho rằng Libra sẽ mở rộng độ tiếp cận dịch vụ tài chính tại các nước đang phát triển, giảm chi phí cao và thời gian chuyển tiền lâu hiện nay thì nhóm các nước phát triển G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Canada, Ý) cho rằng, việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử như thế sẽ đe dọa đến hệ thống tiền tệ thế giới và sự ổn định tài chính.
Do đó G7 cho rằng chỉ nên sử dụng những loại tiền điện tử như Libra khi các rủi ro nêu trên được tháo gỡ.
Dự kiến năm 2020, FATF sẽ công bố báo cáo về "stablecoins" do các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương các nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế G20 soạn thảo.
Tiền điện tử đang dần trở thành xu hướng công nghệ mới trên toàn cầu, kể cả ở Việt Nam. Tiện ích khá lớn của chúng là tiết kiệm chi phí, giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khó bị làm giả, các giao dịch được bảo mật thông tin chặt chẽ, khó bị đánh cắp.
Về cơ bản đây là phương thức thanh toán mới nên cần được đối xử như một công nghệ mới, cần đưa vào khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện phát triển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh loại hình này còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quản lý thì chưa nên công nhận giao dịch bằng tiền điện tử
Vấn đề cần làm trong thời gian tới là xây dựng khung pháp lý và đặt ra các điều kiện về mục đích sử dụng tiền điện tử, kèm theo chế độ đăng ký, báo cáo có liên quan để phòng ngừa các hoạt động chuyển tiền lậu hay rửa tiền.
A.T.T tổng hợp
Theo Motthegioi.vn
Bộ trưởng tài chính Đức: cần ngăn chặn tiền mã hóa Libra của Facebook Vào thứ Sáu, Olaf Scholz, Bộ trưởng Tài chính Đức tuyên bố cần ngăn chặn tiền mã hóa Libra của Facebook. Theo ông, việc các quốc gia thống nhất tạo ra một loại tiền tệ quốc tế mới là điều cần thiết. Ảnh: Reuters Nói chuyện với các phóng viên tại cuộc họp của IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế) và Ngân hàng...