Dòng tiền ở lại thị trường chứng khoán, VnIndex biến động nhẹ quanh ngưỡng 850 điểm
Số mã giảm hiện đang áp đảo số mã tăng nhưng chúng tôi nhận thấy áp lực bán không quá lớn và biên độ “nhảy giá” của các cổ phiếu không quá nhiều.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex giảm nhẹ chưa đầy 1 điểm về ngưỡng 842,5 điểm. Việc chỉ số chứng khoán lình xình đi ngang có lẽ là một dấu hiệu không tệ đối với thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư chấp nhận được mặt bằng giá hiện tại nên áp lực bán ra không quá mạnh và những người mua cũng cảm thấy rằng mặt bằng giá phù hợp với tình hình thị trường chứng khoán quốc tế khá sôi động hiện tại.
Trong nhóm VN30 sáng nay, CTG nổi trội nhất với mức tăng 1,1%. Số mã giảm đang áp đảo số mã tăng nhưng mức giảm sâu nhất cũng chỉ 1%.
===============
Phiên giao dịch hôm qua kết thúc trong sắc xanh của VnIndex nhưng đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Nhà đầu tư đã cho thấy sự thận trọng trong giao dịch mua/bán ở ngưỡng điểm 850.
Thực tế, 850 điểm không phải là “đỉnh” ngắn hạn của thị trường vì ngay trong giai đoạn Covid-19, đã có không ít lần chỉ số giữ vững điểm số 900 nhưng 850 điểm thường là một ngưỡng cản khó cho thị trường khi mà bên mua và bên bán đều có rủi ro khá cao.
Sau 30′ đầu giờ giao dịch, thị trường chứng khoán không giữ được sắc xanh tăng giá. Càng lúc càng nhiều cổ phiếu chuyển từ sắc xanh tăng giá sang sắc đỏ đã khiến VnIndex giảm nhẹ.
Trong nhóm VN30, ROS, SAB, SBT, KDH giảm hơn 1%. Số mã giảm hiện đang áp đảo số mã tăng nhưng chúng tôi nhận thấy áp lực bán không quá lớn và biên độ “nhảy giá” của các cổ phiếu không quá nhiều.
Video đang HOT
Giao dịch chứng khoán sáng 29/6: Bán trên diện rộng, VN-Index mất hơn 18 điểm
Lực bán mạnh trong khi bên mua thận trọng khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, VN-Index giảm 18,67 điểm, xuống dưới ngưỡng 835 điểm.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua tuần giao dịch không mấy tích cực khi tâm lý thận trọng đeo bám trong suốt các phiên khiến giao dịch diễn ra ảm đạm. Chỉ số VN-Index đã chứng kiến 4 phiên giảm và chỉ duy nhất tăng nhẹ trong phiên đầu tuần 22/6, tổng cộng đã để mất 1,9% và kết thúc tuần về sát mốc 850 điểm.
Nguyên nhân khiến thị trường có những chuyển biến tiêu cực chủ yếu đến từ các yếu tố ngoại biên như ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 đợt 2 sớm quay trở lại ở một số nước, bất ổn xã hội, tốc độ kinh tế toàn cầu không như kỳ vọng trong khi căng thằng thương mại Mỹ - Trung gia tăng.
Theo nhận định của ông Ngô Quốc Hưng, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp, Bộ phận Chiến lược thị trường, CTCK MB, với việc Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới tiếp tục đưa ra các chương trình kích thích lớn chưa từng có trong nỗ lực giữ cho các nền kinh tế hoạt động sẽ là yếu tố hỗ trợ cho xu hướng tăng của thị trường chứng khoán trong xu hướng trung và dài hạn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, trước những tác động trên, xu hướng của thị trường khó dự báo, có thể hồi phục sẽ quay lại sớm hơn dự kiến nhưng cũng có thể trượt dốc dài hơn. "Trong 3 tháng vừa qua, thị trường tăng hơn 2 tháng nhưng nhịp điều chỉnh kể từ 11/6 cho tới nay cũng có thể xóa sạch thành quả tăng trước đó", ông Hưng cho biết.
Không nằm ngoài dự đoán trên, thị trường bước vào phiên sáng đầu tuần 29/6 không mấy khả quan. Áp lực bán lan rộng trên thị trường khiến bảng điện tử chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index nhanh chóng xuyên thủng mốc 850 điểm ngay khi mở cửa.
Đà giảm càng nới rộng hơn trong đợt khớp lệnh liên tục khi các mã lớn bé đua nhau giảm sâu hơn. Sau khoảng hơn 30 phút giao dịch, trên sàn HOSE đã có hàng trăm mã mất điểm, trong đó nhóm VN30 cũng chỉ còn 2 mã xanh nhạt, khiến VN-Index đe dọa mốc 840 điểm.
Bên cạnh đó, lực cầu vẫn tỏ ra yếu thế bởi tâm lý thận trọng khiến thanh khoản thị trường chỉ nhúc nhắc. Các mã thị trường hầu hết đều mất giá với giao dịch kém sôi động khi cổ phiếu HQC dẫn đầu thanh khoản chỉ khớp hơn 2 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, tân binh PSH vẫn tiếp tục tiến bước và ghi nhận phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp kể từ ngày chào sàn. Hiện PSH đứng tại mức giá 23.400 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh không có nhiều cải thiện, chỉ đạt hơn 26.000 đơn vị, cùng lượng dư mua trần hơn 0,91 triệu đơn vị.
Áp lực bán tiếp tục gia tăng trong nửa cuối phiên sáng khiến hàng trăm mã mất điểm và VN-Index lùi sâu hơn, về sát mốc 830 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE chỉ có 47 mã tăng và 342 mã giảm, trong đó 18 mã giảm sàn, VN-Index giảm 18,67 điểm (-2,19%), xuống 833,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 190 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.727 tỷ đồng, cùng tăng hơn 61% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (26/6). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,69 triệu đơn vị, giá trị 343,9tỷ đồng.
Gánh nặng chính đến từ nhóm VN30 khi chỉ còn duy nhất CTD tỏa sáng với mức 1,8% lên 68.000 đồng/CP, còn lại đều giao dịch trong sắc đỏ.
Đáng kể, các mã chi phối mạnh tới thị trường như VNM -3,45% xuống 111.900 đồng/CP, BID -2,76% xuống đồng/CP, VCB -2,16% xuống 81.500 đồng/CP, VHM -2,12% xuống 74.000 đồng/CP, TCB -2,7% xuống 19.800 đồng/CP, các mã lớn khác là CTG, HPG, GAS, SAB, VIC cũng có mức giảm 1-2%
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã quen thuộc như HQC, ROS, FLC, ITA, HAI, DLG, DXG... đều dừng chân dưới mốc tham chiếu. Trong đó, HQC -5,43% xuống mức 1.740 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất, đạt 9 triệu đơn vị khớp lệnh; ROS -0,65% xuống 3.050 đồng/CP và khớp 8,48 triệu đơn vị...
Bên cạnh đó, SJF, DRH, FTM, TDG, UDC, QBS... chốt phiên trong sắc xanh mắt mèo.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng lùi sâu hơn về cuối phiên và đe dọa mốc 110 điểm do lực cung giá thấp lan rộng.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 20 mã tăng và 93 mã giảm, HNX-Index giảm 2,27 điểm (-2%), xuống 111,18 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 29,35 triệu đơn vị, giá trị 261,54 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,44 triệu đơn vị, giá trị 67,92 tỷ đồng.
Nhóm VN30 không có mã nào giữ được sắc xanh. Ngoại trừ DTD, NRC đứng mốc tham chiếu, còn lại đều mất giá.
Trong đó, các mã lớn như ACB -1,69% xuống 23.200 đồng/Cp, SHB -3,57% xuống 13.500 đồng/CP, DGC -2,02% xuống 38.800 đồng/CP, VCG -7,47% xuống mức 26.000 đồng/CP, PVS -2,42% xuống 12.100 đồng/CP, VCS -2,08% xuống 61.300 đồng/CP...
Đáng kể, TVC có phiên giảm thứ 15 và là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, chốt phiên sáng nay tại mức giá 9.800 đồng/CP, SHS may mắn thoát sắc xanh mắt mèo nhưng vẫn giảm khá sâu -7,81% xuống 11.800 đồng/CP.
Cặp đôi nhỏ HUT và KLF dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX với khối lượng khớp lệnh lần lượt hơn 3 triệu đơn vị và 2,76 triệu đơn vị. Chốt phiên, HUT -3,45% xuống 2.800 đồng/CP, còn KLF -4,76% xuống 2.000 đồng/CP.
Giao dịch chứng khoán trên thị trường UPCoM cũng không ngoại trừ. Đà giảm tiếp tục nới rộng biên độ giảm.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,99%), xuống 55,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 11,25 triệu đơn vị, giá trị hơn 119 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể, chưa tới nửa triệu đơn vị, giá trị gần 2 tỷ đồng.
Cũng như sàn niêm yết, các mã lớn trên thị trường UPCoM cũng đều giảm khá sâu. Đáng kể, ACV -5,21% xuống 58.200 đồng/CP, VGI -1,8% xuống 27.400 đồng/CP, BSR -2,82% xuống 6.900 đồng/CP, MML -5,05% xuống 47.000 đồng/CP, MSR -2,52% xuống 15.500 đồng/CP...
Cổ phiếu LPB dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM với khối lượng giao dịch đạt 2,94 triệu đơn vị và chốt phiên -3,41% xuống 8.500 đồng/CP. Tiếp theo đó là BSR có khối lượng giao dịch 2,81 triệu đơn vị, còn lại các mã đều dưới 1 triệu đơn vị.
Cổ phiếu vốn hóa lớn phục hồi giúp chỉ số đảo chiều tăng điểm Mặc dù chìm trong sắc đỏ khi mở cửa phiên sáng 16/4, nhưng thị trường chứng khoán sau đó đã dần tăng trở lại. Diễn biến thị trường cho thấy sự "rung lắc" nhưng kết thúc phiên giao dịch VN-Index vẫn vẫn tăng 7,48 (0,45%) để chạm mốc kháng cự mạnh 780,70 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 151 điểm, tương ứng...