Dòng tiền nội dồi dào sẽ là điểm tựa cho thị trường tháng 7
Việc các ngân hàng thương mại liên tiếp giảm lãi suất huy động sẽ kích thích dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư, gồm chứng khoán và bất động sản…
Ảnh: Quý Hòa
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt ( VDSC), dòng tiền nội tiếp tục trở thành điểm tựa của thị trường chứng khoán trong tháng 7.
Chênh lệch tăng trưởng cung tiền và tín dụng duy trì mức dương tháng thứ 10 liên tiếp và đang ở mức cao kể từ năm 2016. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng vẫn đang duy trì ở mức thấp phần nào cho thấy dòng tiền trong hệ thống vẫn sẽ tiếp tục dồi dào trong ít nhất 1 tháng tới. Trong khi đó, thị trường mở (OMO) hầu như vắng bóng các giao dịch giữa ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước.
Tổng hợp các yếu tố trên cho thấy nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế khả năng vẫn duy trì ở mức thấp trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, VDSC cho rằng việc các ngân hàng thương mại liên tiếp giảm lãi suất huy động, một mặt giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn, song cũng sẽ kích thích dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư, gồm chứng khoán và bất động sản, là hai kênh phổ biến nhất ở Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút lượng lớn nhà đầu tư mới. Cụ thể, theo số liệu từ Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD), tại ngày 30.6 trên hệ thống của VSD có hơn 2,508 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Video đang HOT
Như vậy, đã có hơn 35.000 tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới vào tháng 6, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Tính trong quý II, đã có tới hơn 105.700 tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới.
Sau khi trải qua 2 tháng hồi phục ấn tượng, thị trường chứng khoán trong những ngày đầu tháng 6 vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trước đó. Tuy nhiên, số ca nhiễm bệnh tăng lên ở các quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đã khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng điều chỉnh ngay sau đó.
Mặc dù dòng tiền trong nền kinh tế còn khá dồi dào khi mà chênh lệch tăng trưởng cung tiền và tín dụng vẫn đang ở mức cao, VDSC cho rằng thị trường sẽ có xu hướng đi ngang trong tháng 7.
Dự báo này đến từ kết quả kinh doanh quý II/2020 của các doanh nghiệp không được khả quan, cùng với đó là tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ 2 quay trở lại.
Thị trường đi ngang trong tháng 7
Trái chiều với diễn biến tích cực về mặt dòng tiền, hiện thực về triển vọng kết quả kinh doanh quý II không mấy khả quan cùng với rủi ro về một làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ 2i sẽ kìm hãm thị trường tăng trưởng mạnh mẽ. Sự chi phối của 2 yếu tố trên sẽ khiến thị trường diễn biến trong xu hướng thận trọng trong tháng 7. Vùng điểm dao động của VN-Index được VDSC kỳ vọng trong khoảng 820-900 điểm.
GDP quý II/2020 của Việt Nam tăng trưởng 0,24%, tốt hơn so với kỳ vọng chung của các chuyên gia khi mà hầu hết các ngành đều phục hồi tốt sau thời kỳ giãn cách xã hội.
Do đó, VDSC hy vọng rằng kết quả kinh doanh của các công ty sẽ không quá tệ. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm ngành. Trong đó, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động kinh doanh trong nước sẽ có kết quả tốt hơn so với những công ty xuất khẩu. Các ngành hàng tiêu dùng và tiện ích công cộng, chẳng hạn, sẽ phục hồi nhanh hơn so với các nhóm ngành như dệt may, hàng không hay cảng.
Trong khi đó, mùa kinh doanh của các công ty xây dựng và bất động sản thường rơi vào quý III hoặc quý IV. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này cũng khó ghi nhận kết quả khả quan.
Đối với ngành ngân hàng, kết quả hoạt động của quý II/2020 có thể chứa đựng sự bất ngờ.
Thu nhập lãi ròng thấp (do tăng trưởng tín dụng thấp) có thể được bù bởi chi phí dự phòng thấp (nếu ngân hàng trì hoãn ghi nhận dự phòng cho các khoản vay, như sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước). Tuy nhiên, đây chỉ là bút toán kế toán. Ngành ngân hàng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh triển vọng toàn nền kinh tế không khả quan. Vấn đề là thời điểm bộc lộ sự tiêu cực này.
Thêm vào đó, rủi ro bùng phát đợt dịch thứ 2 đang gia tăng trở lại trước tình trạng phát sinh nhiều ca nhiễm mới và tăng lên mức cao kỷ lục mới. Mặc dù VDSC cho rằng nhà đầu tư sẽ không phản ứng quá cực đoan (nếu thực sự có đợt bùng phát thứ 2) như họ đã phản ứng trong đợt bùng phát cuối tháng 3, nhà đầu tư vẫn sẽ thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư. Đặc biệt khi mà thị trường sẽ đi vào vùng trống thông tin hỗ trợ trong tháng 8.
Vì vậy, VDSC cho rằng nhà đầu tư nên để dành một phần sức mua cho trường hợp xảy ra kịch bản xấu hơn. Chiến lược ngắn hạn trong mùa công bố kết quả kinh doanh, nhà đầu tư chỉ nên giải ngân trong các nhịp điều chỉnh và hiện thực hóa lợi nhuận trong các phiên tăng điểm.
Làn sóng đầu tư mạnh mẽ sẽ quay lại thị trường khi dịch bệnh được khống chế, thời điểm hiện tại là cơ hội tốt để mua bất động sản
Nếu so với các kênh đầu tư như vàng, hay chứng khoán thì BĐS vẫn là nhu cầu gắn liền thiết thực với tâm lý sở hữu của số đông. Dù biến động nhưng nhu cầu chỗ ở luôn có và không thể mất đi, sau thời gian chững lại vì dịch bệnh thị trường sẽ bùng nổ.
Ngày 17-3, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất vào tối qua. Nhiều ngân hàng còn áp dụng lãi suất thấp hơn mức trần quy định. Việc các ngân hàng ồ ạt giảm lãi suất tiền gửi đã tác động đến tâm lý nhiều nhà đầu tư. Trong bối cảnh lãi suất giảm, giá vàng lên xuống thất thường, thị trường chứng khoán lao dốc...phân khúc BĐS "ăn chắc mặc bền" như nhà ở đang tạo được sức hút với người mua nhà và nhà đầu tư.
Theo báo cáo mới đây, các nhà phân tích đến từ Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng ngành bất động sản (BĐS), bao gồm BĐS nhà ở và BĐS khu công nghiệp đều sẽ không bị ảnh hưởng bởi dịch virus Corona. SSI Research lập luận rằng, hoạt động mua nhà chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch sinh sống trong dài hạn nên không liên quan đến những sự kiện như bệnh dịch.
Nhận định về cơ hội cho người mua nhà hiện này, ông Dương Đức Hiển, Dương Đức Hiển - Nguyên Giám đốc Kinh doanh nhà ở Savills cho biết: "Theo tôi, ở một khía cạnh nào đó, hiện tại là cơ hội cho những doanh nghiệp có dự án bởi theo thống kê năm 2020 không có quá nhiều nguồn cung. Thị trường chắc chắn sẽ nhận được các sản phẩm có thời gian chuẩn bị kỹ càng hơn nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý đến các yếu tố: uy tín chủ đầu tư, thiết kế, dịch vụ, chất lượng xây dựng và nhà quản lý vận hành...".
Cùng quan điểm với ông Hiển, các chuyên gia CBRE cũng cho rằng hiện nay khi dịch bệnh bùng phát các chủ đầu tư cũng như công ty môi giới buộc phải tạm hoãn lại các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát. "Một khi dịch bệnh được khống chế, khả năng các chủ đầu tư sẽ đẩy sản phẩm ra cùng một lúc, điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nửa cuối năm nay. Sức mua được cải thiện một khi dịch bệnh được ngăn chặn và làn sóng đầu tư mạnh mẽ quay lại thị trường", đại diện CBRE nhận định.
Ở khía cạnh doanh nghiệp, nhiều đại diện cũng cho biết nguồn cung bất động sản bi co hẹp từ đầu năm 2019, nguồn cung khan hiếm vì vậy sẽ khó có đợt giảm giá trong đợt dịch này, đặc biệt là các sản phẩm BĐS phục vụ nhu cầu ở thực như chung cư nội đô tại Hà Nội và TPHCM. Nếu có giảm giá chủ yếu nằm ở nguồn hàng hàng ế cũ của những chủ đầu tư có sức khỏe tài chính yếu. Tuy nhiên, để kích cầu các doanh nghiệp BĐS sẽ có thêm những chính sách khuyến mại, tặng kèm.
"Trong khi khách mua nhà thực đang có xu hướng tìm kiếm nhiều hơn những căn hộ sắp bàn giao thì các nhà đầu tư đang dần chuyển từ các phân khúc nhiều rủi ro như lướt sóng đất nền, mua căn hộ nghỉ dưỡng sang bất động sản nội đô tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Nhiều khả năng, phân khúc chung cư sau một thời gian mờ nhạt lại trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh hiện tại", đại diện một doanh nghiệp BĐS lớn tại Hà Nội chia sẻ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết những phân khúc BĐS phục vụ nhu cầu thật, đặc biệt là BĐS khu vực nội đô Hà Nội, TPHCM luôn có xu hướng tăng giá trong suốt thời gian qua. Từ năm 2019, nguồn cung phân khúc này bị co hẹp trong khi lực cầu vẫn rất lớn. "Tôi cho rằng tình hình dịch bệnh chỉ diễn biến trong ngắn hạn, nếu hết quý 3 dịch bệnh được kiểm soát tốt thì nhiều khả năng đến quý 4 BĐS sẽ chứng kiến đợt sôi động mới. Trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm vượt nguồn cầu thì giá tăng là điều chắc chắn", ông Đính cho biết.
Theo Trí thức trẻ
NHNN có thể giảm tiếp lãi suất điều hành trong năm 2020 Các nhà phân tích cho rằng những tác động của việc điều chỉnh chính sách lãi suất trong quý 4/2019 có độ trễ và sẽ được ghi nhận trong nửa đầu năm 2020 Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược 2020 trong đó nhận định Việt Nam đang và sẽ có được sự đồng điều giữa...