Dòng tiền khủng tiếp tục mua vào, nhiều cổ phiếu lại ‘đảo chiều’ cuối phiên
Không có lý do rõ ràng nào lý giải biến động thị trường hôm nay. Đột nhiên nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu dù đà tăng vẫn đang rất mạnh.
Thanh khoản cực cao
Hôm nay chỉ một chút nữa là thị trường xác lập được giá trị giao dịch ở ngưỡng kỷ lục lịch sử. Tổng giá trị chuyển nhượng hai sàn đạt tới trên 14.400 tỷ đồng, trong đó khoảng 1.935 tỷ đồng là thỏa thuận. Như vậy mức khớp lệnh cũng rất lớn, đạt 12.467 tỷ đồng.
Đây là phiên thứ 3 liên tiếp thị trường ghi nhận quy mô khớp lệnh rất lớn, bình quân mỗi ngày trên 11.600 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã đổ tiền vào mua với cường độ chưa từng có trong lịch sử thị trường. Tuy nhiên hôm nay dường như những nỗ lực mua vào đã thất bại.
Diễn biến trong phiên cho thấy nhà đầu tư mua mắc kẹt hơn là chiến thắng. Lý do là có rất nhiều cổ phiếu tăng trong phiên sáng nhưng lại giảm sâu lúc đóng cửa. Nếu mua phải giá đỉnh, mức thiệt hại là rất cao vì nhiều mã biến động giảm riêng hôm nay đã hơn 2%, thậm chí trên 3%.
Lực cầu bắt đáy cũng xuất hiện khá tốt nhưng không thể cản được đà bán ra. Sàn HSX cứ mỗi cổ phiếu giảm giá chỉ có 0,38 cổ phiếu tăng giá. Rất ít mã cầm cự được trước áp lực bán khổng lồ như vậy.
Điều quan trọng hơn là liên tục xuất hiện mức thanh khoản khổng lồ mà cổ phiếu lại giảm giá. Mới 4 phiên tuần này mà tổng giá trị khớp lệnh đã lên tới trên 44.600 tỷ đồng. Nếu nhà đầu tư không lướt T 3 (mua thứ Hai và bán hôm nay) thì khối lượng đang kẹt lại tới gần 2,4 tỷ cổ phiếu.
Mặc dù mức thanh khoản là cực kỳ ấn tượng những ngày qua, nhưng thị trường cũng đã tăng rất dài. VN-Index đi lên liên tục kể từ đầu tháng 11 đến nay hơn 13%. Nếu tính từ đáy tháng 7 thì mức tăng lên tới 32,3%. Rất hiếm có sóng tăng nào chỉ số vượt 30% mà không có điều chỉnh.
Cổ phiếu giảm la liệt
Hơn 320 cổ phiếu giảm giá trên sàn HSX hôm nay thì không thể nói rằng đây là một phiên tích cực được. Với thanh khoản rất cao mà cổ phiếu lại giảm giá, tức là nhu cầu bán ra đã thắng thế.
VN-Index kết thúc phiên với mức giảm 8,22 điểm, tức là gần như phủ định hoàn toàn mức tăng hôm qua (9,87 điểm). Không có lý do gì chỉ sau một đêm thị trường lại đảo chiều như lật mặt như vậy. Thị trường chứng khoán thế giới vẫn giao dịch bình thường trong giờ Việt Nam. Thông tin tiêu cực cũng không xuất hiện.
Video đang HOT
Biến động thị trường hoàn toàn do nhà đầu tư muốn chốt lời sau khi giá cổ phiếu tăng rất tốt. Trong tất cả các sóng tăng, sẽ luôn xuất hiện các nhịp điều chỉnh vì không có sóng tăng nào kéo dài vô tận. Điểm đảo chiều xuất hiện là khi số đông nhà đầu tư hài lòng với lợi nhuận, muốn hiện thực hóa nó.
Các cổ phiếu từ lớn đến nhỏ đều bị ảnh hưởng mức độ khác nhau dưới áp lực chốt lời. VIC ban đầu tăng 0,94% nhưng đóng cửa giảm 1,04%; VHM từ tăng 0,82% thành giảm 1,65%; TCB tăng 0,97% đảo chiều thành giảm 1,75%; VRE từ chỗ cực mạnh tăng 1,58% thành giảm 0,7%. Thậm chí mạnh như VNM cũng không tránh được tác động, tại đỉnh tăng 3,83% nhưng đóng cửa chỉ còn tăng 2,1%.
VNM, BID và VCB là 3 mã duy nhất trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất VN-Index còn đóng cửa trên tham chiếu. Tất cả các mã khác đều giảm: VIC giảm 1,04%, VHM giảm 1,65%, CTG giảm 1,45%, GAS giảm 1,97%, HPG giảm 2,34%, MSN giảm 1,76%, SAB giảm 1,2%.
Ảnh hưởng của nhu cầu bán ra là không thể phủ nhận trong phiên này. Kỳ vọng duy nhất còn lại là nhà đầu tư sẽ vẫn có thể mua bắt đáy nữa để hấp thụ khối lượng bán. Dòng tiền mới là ẩn số rất khó đoán. Thị trường đã từng xuất hiện nhịp điều chỉnh khá nhanh những phiên cuối tháng 10, sau đó lại tăng tiếp do dòng tiền còn rất dồi dào.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng là đối tượng hỗ trợ thị trường phiên này, mua vào rất lớn ở các blue-chips. Riêng nhóm Vn30 được mua ròng 459 tỷ đồng. HPG được mua gần 12,4 triệu cổ trong tổng số giao dịch 30,4 triệu cổ. Tuy nhiên nhà đầu tư trong nước cũng bán ra quá mạnh khiến giá HPG giảm sâu. VNM, VCB, GAS cũng là các mã được mua nhiều, nhưng không phải cổ phiếu nào cũng tăng được.
HSX
HNX
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
Giá trị Khớp lệnh
Khối lượng Khớp lệnh
11.590 tỷ đồng ( 7%)
566,3 triệu ( 2%)
877 tỷ đồng ( 4%)
72,3 triệu (-3%)
Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy'
Sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy."
Ảnh minh họa. (Nguồn: thediplomat.com)
Các nhà phân tích năng lượng ngày 4/6 cảnh báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang sụt giảm cùng với rủi ro gia tăng đối với các nhà đầu tư có thể khiến giá trị dự trữ dầu và khí đốt giảm 2/3, qua đó tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới, trong khi giá trị lợi nhuận dự kiến của lĩnh vực dầu khí cũng có thể giảm 2/3 trong tương lai.
Theo một báo cáo của Carbon Tracker, một tổ chức nghiên cứu tài chính phi lợi nhuận, sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu và an ninh năng lượng đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy."
Ông Kingsmill Bond, chiến lược gia về năng lượng mới của Carbon Tracker và là chủ biên của nghiên cứu trên, cho hay tình trạng "rơi xuống đáy" bắt đầu diễn ra sau khi nhu cầu nhiên liệu đã lên tới đỉnh điểm.
Theo ông Bond, một ví dụ điển hình là nhu cầu than toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2013 và kể từ sau đó đến nay đã không bao giờ tăng trở lại mức trên.
Trước dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhiều nhà phân tích dự đoán nhu cầu dầu và khí đốt toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào giữa thập niên 2020 trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu sẽ ổn định vào cuối thập niên 2020.
Tuy vậy, tình trạng kinh tế suy giảm do các nước áp dụng lệnh phong tỏa để chống dịch COVID-19 kể từ tháng 3/2020 có thể đẩy nhanh quá trình trên.
Theo ông Bond, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch của thế giới nhìn chung đã đạt đỉnh.
Trong khi đó, IEA dự đoán nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu sẽ giảm 8% trong năm 2020 do dịch COVID-19.
Ông Bond nhận định khó có thể dự báo mức độ hồi phục trong năm 2021 song nếu mức độ hồi phục là 50% và nếu lĩnh vực sản xuất nhiên liệu hóa thạch khôi phục mức tăng trưởng 1% thì sẽ phải đến năm 2025 mới có thể khôi phục mức độ của năm 2019. Song khi đó, các công nghệ năng lượng tái tạo sẽ phát triển đủ mạnh để đáp ứng được mức tăng trưởng về nhu cầu nhiên liệu trên thế giới.
Theo báo cáo hồi tháng 5/2020 của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), trong năm 2019, các loại điện sản xuất từ năng lượng tái tạo như - điện Mặt Trời và phong điện - chiếm 72% mức tăng trưởng sản lượng của lĩnh vực sản xuất điện toàn cầu.
Trong khi đó, quy mô của nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch, với giá trị cơ sở hạ tầng nguồn cung đạt khoảng 10.000 tỷ USD và giá trị cơ sở hạ tầng về nhu cầu đạt 22.000 tỷ USD, đồng nghĩa với việc sụt giảm nhanh có thể gây ra một mối nguy đối với sự ổn định tài chính.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu hóa thạch có tổng giá trị cổ phiếu niêm yết lên tới 18.000 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị của các thị trường cổ phiếu trên thế giới.
Theo tính toán của Carbon Tracker, nếu nhu cầu nhiên liệu giảm 2%/năm, cùng với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu thì lợi nhuận trong tương lai của ngành dầu khí sẽ giảm gần 2/3 xuống còn 14.000 tỷ USD.
Sự sụt giảm lợi nhuận nói trên ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.
Các quốc gia có thu nhập từ xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới là Saudi Arabia, Nga, Iraq và Iran.
Trong khi đó, các quốc gia dễ bị tổn thương nếu tình trạng trên diễn ra bao gồm Venezuela, Ecuador, Libya, Algeria, Nigeria và Angola./.
Bộ Công Thương không chủ trương mua cổ phần Sabeco Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ này không có chủ trương c hào mua cổ phiếu của Sabeco. Bộ Công Thương khẳng định, Bộ không có chủ trương mua cổ phần Sabeco. Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin cho rằng Thaibev đang muốn chuyển nhượng cổ phần tại Tổng...