Đóng tiền học cho con riêng của chồng, tôi phải nhận cái kết đắng
Tôi hẹn gặp bạn thân của mình, cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp con riêng của chồng. Trò chuyện một hồi, tôi đóng tiền học cho thằng bé luôn.
Ảnh minh họa
Khi tôi đến với Minh, chồng mình, anh từng đổ vỡ hôn nhân một lần. Theo như tôi tìm hiểu thì Hân, vợ cũ của anh, không đi làm mà ở nhà đợi lương chồng, dẫn đến việc tiền bạc túng thiếu, phải vay nợ khắp nơi. Cuối cùng, họ chia tay nhau. Minh chuyển đến công ty tôi làm việc. Ban đầu, chúng tôi đối xử với nhau như những người đồng nghiệp thông thường. Nhưng càng trò chuyện, tôi càng bị sự từng trải, phong trần của Minh thu hút rồi yêu anh lúc nào không hay. Tôi chấp nhận chuyện mình bị gọi là mẹ ghẻ, vợ 2 để được đến với Minh một cách hợp pháp.
Sau khi kết hôn, Minh không dẫn con trai riêng về nhà chơi nữa. Vào đầu tháng, chúng tôi sẽ đến trường học để thăm thằng bé một lần. Còn tiền trợ cấp, Minh sẽ chuyển khoản thẳng vào tài khoản của vợ cũ chứ không trò chuyện với nhau. Thế nên tôi rất yên tâm, không còn lo sợ chuyện chồng mình “tình cũ không rủ cũng đến” với vợ cũ.
Tuần trước, tôi đi uống cà phê với cô bạn thân thời cấp 3. Nói chuyện một hồi, tôi mới phát hiện ra bạn mình đang làm giáo viên chủ nhiệm lớp con riêng của chồng. Chẳng nghĩ ngợi gì, tôi đóng luôn các khoản thu đầu năm của bé cho bạn thân. Cứ nghĩ mình làm thế là tốt, là thể hiện được sự quan tâm của mình với bé và sẽ nhận được sự tôn trọng từ chồng; tôi không ngờ cái kết lại đắng chát.
Video đang HOT
Tối đó, tôi kể cho chồng nghe chuyện mình đóng tiền học cho con anh. Vừa nghe thế, anh ấy đã đập bàn rồi chỉ tay mắng tôi nhiều chuyện, tự ý làm mà không bàn bạc với anh. Anh nói đã chuyển khoản cho mẹ bé 3 triệu, nhiều hơn tháng trước 1 triệu để cô ấy đóng tiền học cho con. Vậy mà tôi lại tự ý đóng thêm, làm tốn kém một khoản của anh.
Lúc này, tôi mới nhận ra, chồng mình là kẻ keo kiệt. Suốt mấy ngày nay, cứ thấy mặt tôi là anh cằn nhằn vì xót tiền. Anh càm ràm nhiều đến mức tôi bực mình, quát lại mới chịu im.
Tôi tâm sự với mẹ chồng, bà lắc đầu, bảo hồi trước cũng do bản tính chi li tính toán của Minh nên vợ cũ mới nộp đơn ly hôn. Lấy tôi rồi, kinh tế khá giả hơn, bà cứ nghĩ anh sẽ đổi tính; có ai ngờ vẫn giữ sự keo kiệt đó. Tôi thở dài chán nản, hóa ra là thế. Tôi cứ tưởng mình lấy được chồng vàng, ai ngờ chỉ là “chồng sắt vụn”. Làm sao để anh bỏ tật ki bo này đây?
Đầu năm cần đóng rất nhiều khoản tiền cho con nhưng chị dâu phải đi vay tiền chứ không dám xin chồng
Nếu rơi vào tình huống của chị, quả thực tôi cũng không biết nên làm thế nào khác nữa.
Tối hôm qua chị Nhung nhắn tin mượn tôi 2 triệu để đóng tiền học cho thằng lớn. Đầu năm cả hai đứa nhà chị nhiều khoản phải chi mà lại đóng dồn dập quá. Dù trước đó chị đã chuẩn bị rồi nhưng đúng là cứ thỉnh thoảng lại phát sinh ra khoản này khoản kia nên giờ không đủ để đóng cho cháu. Chị nói rằng tuần sau mới lĩnh lương nên mượn tạm tôi vì cũng đã quá hạn nộp rồi, cô giáo nhắc mấy lần nên chị cũng ngại.
Tôi vội vàng chuyển trước cho chị 5 triệu rồi bảo chị cứ lo việc nhà đi lúc nào có lương trả tôi sau cũng được. Thế nhưng chị chuyển lại luôn cho tôi tiền dư và nói là không muốn mượn nhiều tiền rồi lỡ tiêu mất lúc trả lại không gom đủ. Nếu cần nữa chị sẽ nhắn hỏi tôi sau.
Tôi bảo chị đi ngủ sớm đi vì tôi vẫn thấy phòng ngủ của chị sáng đèn, chắc là giờ này vẫn cố làm livestream bán thêm ít hàng. Ngày nào chị cũng vậy, có hôm đắt hàng chị thức đến 4h sáng để đóng hàng, ngủ được 2 tiếng lại phải dậy để đi làm.
Phải nói là thu nhập của chị không hề nhỏ, nếu cộng cả tiền lương lẫn tiền bán hàng online thì tháng chị phải kiếm được trên dưới 30 triệu. Nếu nghe đến đây thì ai cũng rỉa róc thế tiền đi đâu mà cuối tháng không có đủ 2 triệu bạc để đóng tiền học cho con. Nhưng chẳng ai sống hộ cuộc đời của ai được đâu, chuyện gì mà nó lại không có nguyên do của nó cơ chứ.
Chị Nhung là chị dâu của tôi, chị lấy anh của chồng tôi cũng hơn chục năm rồi. Hiện tại thì cả tôi lẫn chị đều sống chung với nhà chồng. May sao các mối quan hệ nhạy cảm nhất đều ổn thỏa cả chứ không có chuyện sống chung một nhà mà khó chịu với nhau.
Nếu để mà nói cho đúng thì so với chị tôi đúng là dạng đoảng vị vô cùng. Kiếm tiền tôi cũng không giỏi bằng chị, học vấn cũng kém hơn, khéo léo trong các mối quan hệ đối nội đối ngoại đều kém vô cùng nhưng từ ngày về nhà chồng tôi chưa từng phải khó sống một chút nào. Có gì không nên không phải chị đều nhắc nhở tôi nên chính ra tôi biết sống hơn hẳn cũng nhờ chị rất nhiều.
Người ngoài nhìn vào thì ai cũng kêu chị Nhung giỏi. Một tay chị vun vén cho nhà chồng từ căn nhà cấp 4 đến bây giờ nhà cao cửa rộng. Nhiều khi tôi hay đùa rằng vợ chồng tôi số hưởng được ở ké nhà cửa chị xây. Nhưng phải là người trong cuộc mới biết chị vất vả thế nào.
Dù thu nhập của chị không phải ít nhưng toàn bộ số tiền ấy chị đều để ra để lo mọi khoản chi phí trong gia đình, bao gồm tiền ăn uống, tiền học cho 2 đứa con, tiền chi phí đi lại, tiền điện nước trong nhà. Chưa nói đến việc bố mẹ đã cho anh chị một căn nhà, cho đứng tên hai vợ chồng nên chị luôn tự nhận trách nhiệm chăm sóc bố mẹ về phần mình. Vợ chồng chúng tôi chưa được bố mẹ cho cái gì nên chị chưa bao giờ bắt chúng tôi phải chi ra một khoản nào cho bố mẹ hết. Chúng tôi cho ông bà được đồng quà tấm bánh nào thì cho chứ chị không bắt chúng tôi chịu trách nhiệm với bố mẹ.
Thử nghĩ mà xem, với từng ấy khoản chi phí thì chuyện gần cuối tháng chị thiếu hụt ít tiền là chuyện khó mà tránh khỏi. Chính vì vậy thỉnh thoảng chị vẫn phải mượn tiền của tôi để lo việc mất ngày cuối tháng.
Đến đây thì chắc ai cũng giống tôi thời gian đầu sẽ thắc mắc thế còn chồng chị thì sao? Chẳng lẽ anh không kiếm được đồng nào à mà phải để một mình chị gồng gánh như thế?
Vấn đề chính là nằm ở chỗ đấy! Anh chồng tôi không những có kiếm ra tiền mà cũng chẳng kém cạnh gì vợ. Năm ngoái hai vợ chồng chị quyết định mua một chiếc ô tô 7 chỗ để tiện cho cả nhà đi. Chồng tôi can bảo rằng mua xe 4 chỗ thôi cho bớt chi phí thì chị bảo thế mỗi lần cả nhà bố mẹ em út cần đi thì làm thế nào nên cuối cùng vẫn chốt mua xe 7 chỗ.
Anh chồng tôi cũng không hề xấu. Điều vướng mắc duy nhất của vợ chồng anh chị đó là họ không quy tiền về chung một mối. Tiền của chị sẽ lo chi phí cho gia đình, còn tiền của anh sẽ lo những việc lớn như lỡ có ốm đau hay mua sắm tài sản gì đó. Như chiếc ô tô anh chị mới mua cũng là tiền của anh chứ lúc mua chị không phải lo thêm đồng nào. Mà kể cả có muốn lo cũng không được vì mỗi tháng chị đều chi tiêu hết sạch tiền rồi còn đâu.
Nhà chồng yêu thương chị và đối xử với chị rất tốt nên chị cũng không tiếc gì mà hết lòng vì nhà chồng. Bởi vậy cuối tháng hụt chút tiền chị cũng ngại không muốn xin chồng dù rằng chỉ cần mở lời là anh sẽ đưa cho chị ngay. Có vài lần tôi bảo chị thiếu thì cứ phải bảo anh góp thêm chứ, đâu phải cứ nhất quyết dành hết tiền của anh ra để tiết kiệm đâu. Mỗi lần như vậy chị lại cười và nhận sai về mình, không biết kéo co khéo chi thì là lỗi của người làm vợ.
Tôi thì không làm như vậy được, hiện tại thu nhập của chồng tôi đều là tôi quản lý hết, đúng là nhiều khi tôi cũng thấy mình kém hơn chị vì dù là người nắm kinh tế nhưng tôi chưa để ra được cái gì nhiều, chỉ riêng việc lo sinh hoạt phí hằng ngày đã gần hết lương của cả vợ cả chồng rồi.
Mẹ tôi lại dạy rằng đàn bà phụ nữ phải giữ tiền cho riêng mình. Bởi vậy, đến giờ tôi cũng không biết chị Nhung làm như vậy là đúng hay sai nữa...
Đến thăm vợ cũ của chồng, thấy chị khó khăn, tôi tặng luôn 10 triệu Khi đến thăm con riêng của chồng, con bé buồn bã kể chuyện mẹ bị tai nạn giao thông. Ảnh minh họa Tôi là vợ thứ 2 của chồng. Trước đây, tôi cũng từng ly hôn nhưng chưa có con, còn chồng mới của tôi đã có một đứa con gái riêng. Con bé tên Hân, đang sống cùng với mẹ và ít...