Dòng tiền gặp khó, 2 hãng bay Việt vẫn muốn chi tỷ USD sắm mới
Vietnam Airlines và Bamboo Airways đều tuyên bố kế hoạch chi lớn để mua sắm máy bay, động cơ ngay sau dịch Covid-19, bất chấp dòng tiền kinh doanh đang gặp khó.
Báo cáo tài chính gần nhất cho thấy dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines trong quý I đang ở mức âm 3.800 tỷ đồng, nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. Doanh nghiệp dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng trong năm 2020.
Dù công bố gặp khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020, Vietnam Airlines vẫn tham vọng mở rộng đội bay để mở rộng khai thác sau dịch Covid-19.
Cụ thể, ông Dương Trí Thành, CEO của Vietnam Airlines, đã đề xuất cho doanh nghiệp được đẩy nhanh dự án mua thêm 50 chiếc máy bay thân hẹp để đón đầu xu thế phục hồi sau dịch. Đây là chủ chương đã được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên 2019 của Vietnam Airlines với mức đầu tư dự kiến gần 3,8 tỷ USD.
Dự kiến, số tiền trên lấy từ vốn chủ sở hữu gần 500 triệu USD, nguồn chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm gần 2 tỷ USD, còn lại gần 1,4 tỷ USD phải đi huy động.
Tương tự, Bamboo Airways cũng đang có những kế hoạch chi tiêu mạnh tay cho đội bay của mình. Trả lời Bloomberg, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch của Bamboo Airways, cho hay hãng dự kiến sẽ ký hợp đồng mua 60 động cơ từ General Electric để trang bị cho đội bay Boeing 787 vào cuối năm 2020. Tổng giá trị hợp đồng theo giá niêm yết vào khoảng 2 tỷ USD.
Video đang HOT
Trước đó, ông Quyết cũng khẳng định Bamboo Airways vẫn sẽ tăng số lượng máy bay lên ít nhất tổng cộng 40 chiếc trong năm 2020. Nếu tuyên bố này được hiện thực hóa, hãng sẽ biên chế thêm ít nhất 18 máy bay trong gần 6 tháng, tăng gần gấp đôi quy mô đội bay.
Giữa tháng 2, chủ tịch của Bamboo Airways cũng đã chia sẻ về dự định mua 12 chiếc Boeing 777X để phục vụ tham vọng bay thẳng Việt – Mỹ. Tổng giá trị của số máy bay này theo giá niêm yết là khoảng 5 tỷ USD.
Tuyên bố sắm mới máy bay đưa ra trong lúc Bamboo Airways cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không khả quan. Quý I/2020, hãng bay lỗ hơn 1.500 tỷ đồng. Trong văn bản gửi Bộ GTVT, hãng cho biết đã chịu thiệt hại lên tới 4.455 tỷ đồng vì dịch Covid-19.
Theo ông Dương Trí Thành, lý do Vietnam Airlines muốn đẩy nhanh mua sắm máy bay là bởi cách đây khoảng 3 tháng, để đặt hàng một chiếc máy bay thì phải mất 3-4 năm mới có thể nhận bàn giao. Tuy nhiên khi các hãng hàng không trên thế giới hủy đơn hàng vì dịch Covid-19, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận máy bay để khai thác.
Theo số liệu từ Bộ GTVT, thống kê trước dịch Covid-19 cho thấy để đảm bảo nhu cầu vận chuyển hành khách, Việt Nam cần tổng cộng 255 máy bay vào cuối năm 2020 và 384 máy bay vào năm 2025. Hiện tổng số máy bay của hàng không Việt là 214 chiếc.
Điều này đồng nghĩa nếu dịch Covid-19 không bùng phát, Việt Nam cần thêm 41 máy bay ngay trong năm 2020 và trong 5 năm tới, số máy bay quốc tịch Việt Nam sẽ tăng khoảng 26 chiếc mỗi năm.
Tuy nhiên dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trong tới nhu cầu di chuyển hàng không của hành khách. Bộ GTVT dự kiến theo kịch bản lạc quan nhất, thị trường hàng không năm 2022 có quy mô chỉ bằng năm 2019, tức chỉ bằng 75% mức dự báo trước dịch Covid-19.
Hiện Vietnam Airlines đang dẫn đầu thị trường về quy mô đội bay với tổng cộng 103 máy bay, xếp sau là Vietjet Air với 75 chiếc, Bamboo Airways với 22 chiếc và Jetstar Pacific Airlines với 15 chiếc.
Cổ phiếu ngành thép lại có dấu hiệu thu hút được dòng tiền
Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch nhiều cảm xúc với biến động trái chiều từ nhiều nhóm ngành cổ phiếu.
Chỉ số VN-Index trên sàn HOSE có 4 phiên tăng điểm và 1 phiên giảm điểm. Ảnh Internet.
Kết thúc tuần giao dịch 18-22/5, chỉ số VN-Index trên sàn HOSE có 4 phiên tăng điểm và 1 phiên giảm điểm, đóng cửa tuần ở mức 852,74 điểm (tăng 25,71 điểm so với phiên cuối tuần trước - tương đương với mức tăng 3,11%).
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm điểm, đóng cửa tuần ở mức 107,04 điểm, giảm 1,98 điểm (tương đương với mức giảm 1,82%).
Trong tuần qua, VIC, TPB và HVN là 3 mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến diễn biến chỉ số VN-Index, lấy đi lần lượt 0,58; 0,21 và 0,18 điểm.
Ở chiều ngược lại, VCB, VHM và HPG là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số, đóng góp 5,30; 4,69 và 2,96 điểm.
Tổng giá trị giao dịch đạt 27,4 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE, tăng so với tuần trước và 3.200 tỷ đồng trên sàn HNX, tăng so với tuần trước.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng tuần này với tổng giá trị bán ròng trên sàn HOSE đạt 112,56 tỷ đồng và trên sàn HNX đạt 40,99 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục thử thách vùng kháng cự 860-880 điểm trong những phiên đầu tuần tới. Khi tiếp cận vùng kháng cự mạnh này, chỉ số nhiều khả năng sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc điều chỉnh.
Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/5, các nhóm ngành vốn hóa lớn như bất động sản, ngân hàng hay dầu khí có dấu hiệu bị chốt lời trong khi nhóm ngành thép lại có dấu hiệu thu hút được dòng tiền.
Tuần sau cũng là thời gian các quỹ ETFs track theo chỉ số của MSCI tái cơ cấu nên thị trường có thể biến động. Nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời ngắn hạn tại vùng 860- 880 điểm.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng danh mục xuống mức 30-40% cổ phiếu.
Còn với nhà đầu tư duy trì nắm giữ các vị thế trong danh mục và tạm ngừng các hoạt động giải ngân mới. Việc bán chốt lời các vị thế ngắn hạn trong danh mục có thể xem xét thực hiện tại các mức giá cao khi chỉ số tiến vào vùng kháng cự 860-880 điểm.
Nhà đầu tư sang tay 24 triệu cổ phiếu Sacombank Trong phiên tăng điểm của VN-Index hôm nay, cổ phiếu Vinhomes dẫn đầu về tổng giá trị giao dịch trong khi Sacombank có khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường. Mở đầu phiên giao dịch 20/5, thị trường chứng khoán trong nước xuất hiện rung lắc. Tuy nhiên sau đó, đà tăng đã được củng cố trong phiên chiều khi dòng tiền...