Đồng tiền Facebook – Libra liệu có vực dậy thị trường Bitcoin?
Sự xuất hiện của đồng tiền Libra đang đem lại nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư tiền mã hóa.
Hậu thuẫn mạnh mẽ từ mạng xã hội Facebook sẽ là một nền tảng vững chắc cho Libra?
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Libra của Facebook sẽ là cú hích khôi phục niềm tin đã mất của thị trường tiền mã hóa – đặc biệt là Bitcoin. Tuy nhiên, với nền tảng công nghệ và mục đích phát hành khác biệt, Libra liệu có hoàn thành “sứ mệnh” này?
Những mục đích khác nhau
Ngày 18/6, Mark Zuckerberg đã có một bài đăng trên Facebook tuyên bố sẽ tham gia vào thị trường tiền mã hóa bằng đồng coin mang tên Libra. Chưa đầy một tuần sau thông báo, thị trường tiền mã hóa tràn ngập trong sắc xanh, riêng đồng coin có vốn hóa thị trường lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất là Bitcoin đã quay lại mốc giá 10.000 USD sau một thời gian dài ngập trong sắc đỏ.
Thông báo về sự ra đời của Libra được không ít nhà đầu tư tham gia thị trường xem như một “thế cờ đảo ngược”, khi mà nó không chỉ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về giá, mà còn giúp thị trường lấy lại niềm tin đã mất từ giới đầu tư tài chính trên toàn thế giới.
Trong hơn một năm qua, từ thời kỳ huy hoàng của thị trường khi Bitcoin lập đỉnh 20.000 USD, thị trường tiền mã hóa đã sụt giảm trầm trọng. Những đồng coin top đầu như Bitcoin mất hơn 80% giá trị, hàng loạt đồng tiền khác mất hoàn toàn giá trị.
Video đang HOT
Vô số lời đồn về vụ “bong bóng tài chính” khổng lồ đã khiến nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường – “một đi không trở lại”. Niềm tin về thị trường tiền mã hóa cũng sụt giảm nghiêm trọng trong hơn một năm qua.
Bitcoin tăng trưởng về mốc giá 10.000 USD sau thời gian dài trượt giá (Nguồn: Coinmarketcap)
Tuy nhiên, Libra có thực sự là “vị cứu tinh” mà không ít người đang kỳ vọng?
Theo thống kê từ Coinmarketcap, thị trường crypto hiện đang có sự góp mặt của hơn 2400 đồng coin. Trong đó, nổi tiếng nhất vẫn là Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên xuất hiện trên thị trường và là “nguồn cảm hứng” của hầu hết những đồng tiền theo sau. Bitcoin được phát triển dựa vào công nghệ chuỗi khối Blockchain phi tập trung, đem quyền quản lý, theo dõi, phát hành đồng coin đến với tất cả những ai tham gia thị trường.
Facebook lập ra một hội với tên gọi là “Hội Libra” trong đó có Facebook và công ty con của nó là Calibra và rất nhiều hội viên có “máu mặt” khác như Mastercard, Uber… Hiện tại, theo như bài đăng của Mark, hội đang có 28 thành viên và được kỳ vọng sẽ nâng con số này lên thành 100 trong tương lai. Nếu muốn gia nhập vào “Hội Libra”, các đơn vị sẽ phải đóng góp tối thiểu 10 triệu USD.
Libra không hoạt động “ảo”, đồng tiền của Facebook sẽ có giá trị bằng tiền thật. Bitcoin ngược lại vẫn đang đi tìm giá trị của mình sau rất nhiều biến động giá cả.
Viết về mục đích phát hành đồng Libra, Mark nhấn mạnh mong muốn: “Giúp mọi người giao dịch tiền tệ nhanh chóng như gửi tin nhắn và hình ảnh”. Mark không nói rõ về việc sẽ kiếm tiền từ Libra như thế nào, nhưng rất có thể trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh sẽ thu phí giao dịch. Trong khi đó, tham vọng của cha đẻ Bitcoin là tạo nên một đồng tiền mới, một thị trường tài chính bình đẳng, nơi mỗi người dẫn được tham gia vào việc phát hành và kiểm soát tiền tệ chứ không phụ thuộc vào chính phủ như hiện tại.
Rõ ràng Libra và Facebook có nền tảng công nghệ và mục đích phát hành không tương đồng, điều đó đồng nghĩa với việc sự gia tăng và phát triển của đồng tiền này sẽ khó lòng ảnh hưởng tới đồng tiền còn lại. Trong thực tế, thị trường Crypto cũng có những đồng coin có mục đích và mô hình tương tự như Libra là Ripple (XRP), tuy nhiên so về “xuất thân” những đồng khác sẽ khó lòng chiếm được niềm tin từ thị trường như Libra. Đơn vị phát hành của hầu hết những đồng coin trên thị trường đang là các start-ups, các công ty mới chưa có nền tảng vững chắc về sản phẩm, tài chính, con người.
Vị cứu tinh hay kết quả của một thị trường “nhạy tin tức”
Vốn là một thị trường tài chính đầy non trẻ và không tuân theo bất kỳ quy tắc nào, thị trường tiền mã hóa lên xuống thất thường, khó dự đoán. Tuy nhiên, tiền mã hóa vẫn rất nhạy tin tức. Trong quá khứ, mỗi khi có một ông lớn trong giới kinh doanh đánh tiếng về việc sẽ tham gia vào thị trường là đà tăng giá lại xuất hiện.
Đã có rất nhiều ông lớn đánh tiếng sẽ tham gia vào thị trường tiền mã hóa khiến thị trường tăng điểm (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, tin tức tích cực đến mấy cũng không thể tạo đà tăng trưởng quá lâu, đặc biệt là khi thị trường tiền mã hóa vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề cố hữu chưa thể giải quyết, điển hình là về mặt pháp lý. Nhiều quốc gia ban hành những quy định siết chặt thị trường tiền mã hóa vì lo ngại không thể kiểm soát được những hệ lụy đi kèm từ việc giao dịch coin như: không thể thu thuế, rửa tiền, giao dịch đen v.v…
Bên cạnh đó, ngoài việc trở thành sản phẩm tài chính cho những nhà đầu tư mê mạo hiểm, hầu hết các đồng tiền mã hóa vẫn chưa thực sự trở thành công cụ thanh toán hay đem đến những lợi ích cụ thể nào cho cộng đồng. Libra của Facebook ít nhất có thể trở thành một loại công cụ để người dùng thanh toán các dịch vụ khi xài mạng xã hội này và những đơn vị thành viên trong hội như Uber.
Cẩn thận “cá mập”
“Cá mập” – những nhà đầu tư vốn lớn có khả năng thao túng giá – thường lợi dụng tin tức tích cực để đẩy giá thị, thu hút những nhà đầu ở ngoài đang “thấp thỏm” sợ bỏ lỡ cơ hội.
Đến khi gom đủ lời, “cá mập” sẽ dần dần bán coin ra dẫn đến những đợt giảm sâu. Với một thị trường đầy non trẻ như tiền mã hóa, việc “cá mập” thao túng giá bằng cách mua vào hoặc bán ra một số lượng khổng lồ không quá xa lạ. Để hợp thức hóa cho những đợt tăng giá này, không chỉ lợi dụng tin tức, “cá mập” còn có thể tạo ra tin giả.
Tin tức Facebook ra mắt Libra được đánh giá là một tin tức tích cực và có khả năng khiến nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường. Tuy nhiên, cần tự hỏi về đà tăng bền vững của thông tin này, vì với những ai có tìm hiểu kỹ càng về thị trường Cryptocurrency – tiền mã hóa, chắc chắn sẽ nhận ra những khác biệt cơ bản rất lớn của Libra so với những đồng tiền khác trên thị trường.
Theo viettimes.vn
Thanh toán không dùng tiền mặt ở dịch vụ công chỉ chiếm 7%
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 11,49%.
Con số đó cho thấy tỷ lệ sử dụng tiền mặt rất cao và trong đó 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo 4 mức độ) cũng rất thấp, chỉ chưa đến 7%. Trong khi, với mức độ 4, người sử dụng có thể tiến hành hồ sơ qua mạng, thanh toán qua mạng và nhận kết quả qua mạng. Thế nhưng, thực tế dịch vụ công trực tuyến vẫn ở mức đơn giản, rất ít dịch vụ cho phép người dân gửi, thanh toán phí và nhận kết quả qua mạng.
Trong khi đó, theo báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ công bố giữa năm 2018, đã có khoảng 50.000 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Nhưng trong đó, số dịch vụ do địa phương cung cấp chiếm tới 97%; số dịch vụ công do bộ, ngành cung cấp chỉ chiếm khoảng 3%. Nếu theo Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ thì phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020 tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4. Thế nhưng, con số trên sẽ khó thực hiện được với kết quả như hiện nay.
CHẾ HÂN
Theo sggp.org.vn
4 điểm cần lưu ý khi giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ Sản phẩm HĐTL TPCP do Sở GDCK Hà Nội thiết kế sẽ có ba mã hợp đồng có thời điểm đáo hạn của ba tháng cuối ba quý gần nhất. Thị trường chứng khoán phái sinh sau gần 2 năm hoạt động đã có thêm sản phẩm mới là sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính,...