Dòng tiền đang đổ vào kênh đầu tư nào?
Trái phiếu đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên thị trường chứng khoán vẫn được kỳ vọng sẽ hút nhiều nhà đầu tư.
Trong nửa đầu năm 2019, thanh khoản toàn thị trường chứng khoán (TTCK) cơ sở ghi nhận sự sụt giảm mạnh, khối lượng giao dịch bình quân đạt 220 triệu đơn vị/phiên, tương ứng với giá trị bình quân đạt 4.500 tỷ đồng, giảm khoảng 27% về khối lượng và 44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó, kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng sôi động đặc biệt. Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đạt 89.483 tỷ đồng, bằng 134% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến thời điểm 24/6/2019, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 10,22% GDP năm 2018, tăng 19,2% so với cuối năm 2018 (8,6% GDP).
Dòng tiền đang đổ vào đâu?
Thị trường trái phiếu chính phủ tính đến ngày 21/6/2019 đã huy động được 102.373 tỷ đồng, bằng 33,4% kế hoạch năm. Về kỳ hạn phát hành, 100% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, trong đó 92% khối lượng phát hành có kỳ hạn 10 năm trở lên. Kỳ hạn phát hành bình quân duy trì ở mức cao.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu chính phủ có sự cải thiện khi tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của các nhà đầu tư là tổ chức tài chính phi ngân hàng tiếp tục tăng, đạt khoảng 53%, tăng 0,8% so với thời điểm cuối năm 2018.
Theo các chuyên gia, các bất ổn về thương mại quốc tế, lo ngại tăng trưởng chậm dẫn đến việc rút vốn khỏi các tài sản rủi ro như cổ phiếu đã chi phối hầu hết các thị trường toàn cầu.
Video đang HOT
Không chỉ Việt Nam mà ngay cả thị trường chứng khoán Mỹ, nơi các chỉ số chính vừa xác lập những kỷ lục mới cũng ghi nhận mức thanh khoản giảm so với cùng kỳ.
Về tình hình trong nước, việc Ngân hàng Nhà nước siết tăng trưởng tín dụng và giám sát chặt dòng tiền vào các lĩnh vực có rủi ro cao là bất động sản, chứng khoán khiến cho nhiều người lo ngại rủi ro với thị trường này. Có lẽ bài học về ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ tới thị trường chứng khoán những năm 2008 – 2010 đã khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng hơn.
Bên cạnh đó cũng đã có nhiều lý do được đem ra giải thích như “nhà đầu tư rút tiền để mua vàng, gửi tiết kiệm do lãi suất ngân hàng đang cao…”. Tuy nhiên, chuyện nhà đầu tư rút tiền mua vàng, gửi tiết kiệm có thể là có nhưng tới mức tác động đến dòng tiền hàng ngàn tỷ đồng của thị trường chứng khoá có lẽ là hơi bất hợp lý, bởi có quá nhiều khác biệt.
Trước sự ảm đạm của thị trường cổ phiếu cùng với sự sôi động của các thị trường tài chính khác, đã có ý kiến cho rằng thị trường cổ phiếu đã hết hấp dẫn; thay vì mạo hiểm, các nhà đầu tư hướng đến những kênh có khả năng sinh lời tốt hơn như phái sinh, trái phiếu… và mới đây là các sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW).
Cũng có ý kiến cho rằng dòng tiền hiện tại không thiếu nhưng đang “bí” mã để đầu tư, bởi những cổ phiếu tiềm năng đã và đang ở vùng đỉnh, trong khi nhiều nhóm cổ phiếu đang được gọi là có tiềm năng tăng trưởng như dệt may, thủy sản, xuất khẩu… lại đang tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
Sự lựa chọn kênh đầu tư khác chỉ mang tính chất thời điểm, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư có sức hút nhất, các nhà đầu tư đang chờ đợi cơ hội phù hợp để tiếp tục gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư cũng cho biết đang chủ động thoái ra khỏi thị trường để chờ đợi những thông tin của kinh tế thế giới từ Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tháng 7, đặc biệt là kết quả cuộc đàm phán của hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung Quốc.
MINH SƠN
Theo vtc,vn
Lần thứ ba liên tiếp, Hà Nội dẫn đầu thế giới về lợi suất văn phòng cho thuê
Theo báo cáo "Savills World Office Yield Spectrum" (Lợi suất văn phòng toàn cầu) năm 2018, Hà Nội là thành phố dẫn đầu trên toàn thế giới về lợi suất văn phòng với mức lợi suất thị trường đạt 8,57%. Theo sau là các thành phố: Manila, Adelaide, TP. Hồ Chí Minh và Perth.
Hà Nội dẫn đầu thế giới về lợi suất văn phòng cho thuê
Đây là lần thứ ba (kể từ tháng 1/2017), Hà Nội xếp hạng đầu tiên trên thế giới về lợi suất văn phòng hạng A ở khu vực trung tâm (CBD) với mức lợi suất 8,57%.
TP. Hồ Chí Minh, đã từng xếp thứ 2 trong báo cáo "Savills World Office Yield Spectrum" năm 2017 nhưng đã tụt xuống vị trí thứ 4 trong năm 2019 với lợi suất thị trường ở mức 7,36%.
Nhận định về triển vọng đầu tư của các thành phố Việt Nam, bà Hoàng Nguyệt Minh, Quản lý đầu tư của Savills Hà Nội, cho biết mức lợi suất cao cho thấy mức tương quan khá hấp dẫn của thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng so với giá trị vốn hóa của tòa nhà văn phòng. Chính vì vậy, việc Hà Nội và TP. HCM đang có mức lợi suất cao hàng đầu thế giới cho thấy triển vọng rất khả quan về giá thuê và công suất thuê tại 2 thị trường này.
"TP. HCM hiện đang có tình hình hoạt động tốt nhất trong 5 năm qua, với giá thuê trung bình tăng 8% theo năm và công suất thuê đạt 97%. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận giá thuê tăng 3% theo năm trong quý IV/2018 và công suất thuê ổn định ở mức 95%; phân khúc văn phòng hạng A ở khu vực ngoài trung tâm có tình hình hoạt động cải thiện.
"Cũng dễ hiểu khi hai thị trường này đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhu cầu mua cao nhưng số lượng giao dịch được thực hiện trong năm 2018 rất ít do hạn chế số lượng dự án để bán", bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết.
Theo Bộ phận nghiên cứu Savills trong các ấn phẩm lợi suất văn phòng toàn cầu trước, Hà Nội và TP. HCM ghi nhận xu hướng lợi suất giảm từ năm 2015 đến năm 2018.
"Xu hướng này cũng là do nguồn cung văn phòng để bán hạn chế, dẫn đến việc nhà đầu tư cạnh tranh về giá mua dự án, đẩy lợi suất thị trường xuống thấp hơn. Có thể nói thị trường văn phòng ở Việt Nam hiện đang thuộc về người bán, nói cách khác nếu bạn đang sở hữu một dự án bất động sản văn phòng, đây là thời điểm thuận lợi để bán", bà Minh khuyến nghị.
Savills cho biết trong 5 năm qua, bất động sản là kênh đầu tư được ưa chuộng với tổng số vốn đầu tư tăng trên nhiều phân khúc. Theo Nhóm Nghiên cứu Toàn cầu của Savills, văn phòng là phân khúc thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhất - khoảng 340 tỷ USD trên toàn thế giới trong khoảng thời gian từ nửa cuối năm 2017 đến nửa cuối năm 2018.
Tào Minh
Theo vietnamfinance.vn
Vừa mua, Vietcombank đã tính bán 2,3 triệu cổ phiếu Vietnam Airlines Vừa mua với giá ưu đãi, Vietcombank đã đăng ký bán 2,3 triệu cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Vừa mua, Vietcombank đã tính bán 2,3 triệu cổ phiếu Vietnam Airlines Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa đăng ký bán 2.305.719 cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không...