Dòng tiền đang đổ dồn vào Châu Á
Một dòng tiền lớn chảy vào Châu Á đã đẩy thị trường chứng khoán, tiền tệ và bất động sản tại khu vực này đồng loạt tăng mạnh, khiến chính phủ nhiều nước Châu Á vất vả tìm cách kiểm soát, bởi lo ngại lạm phát sẽ leo thang.
Một dự án xây dựng đang triển khai tại Hồng Kông.
Dòng tiền này là kết quả của các chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh tay mà các ngân hàng trung ương thế giới tung ra, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tháng 9 vừa qua, FED tuyên bố tung ra gói nới lỏng định lượng số 3 (QE3) với hy vọng có thể giúp tăng trưởng kinh tế. Lãi suất thấp kèm với chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã thúc đẩy các nhà đầu tư tiền tệ sục sạo mọi ngóc ngách của Châu Á để tìm kiếm các khoản lợi đầu tư tốt hơn.
Video đang HOT
Theo số liệu từ Ngân hàng Standard Chartered, trong tháng 9, lượng vốn ngoại đổ ròng vào thị trường trái phiếu của Indonesia là 1,3 tỉ USD, so với mức vốn ròng chảy ra là 540 triệu USD trong tháng 8. Còn lượng vốn ròng từ nước ngoài đổ vào thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong tháng 9 là 1,4 tỉ USD, so với mức vốn ròng chảy ra 2,4 tỉ USD trong tháng 8. Standard Chartered dự báo nguồn vốn đầu tư chảy vào Châu Á còn tăng cao nếu “dữ liệu kinh tế Trung Quốc tiếp tục ổn định và đồng nhân dân tệ thiết lập xu hướng tăng giá”.
Một số thị trường chứng khoán có quy mô vào hàng nhỏ nhất trong khu vực hưởng lợi lớn từ sự trở lại của các dòng vốn ngoại. Đơn cử, chỉ số chứng khoán của Thái Lan tăng 28% trong năm nay, Philippines tăng 24% và Ấn Độ tăng 23%… Chỉ có chứng khoán của Trung Quốc đại lục lại đi xuống, do giới đầu tư lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Hồng Kông và Singapore – hai nền kinh tế phát triển nhất tại khu vực Châu Á – còn nhận được dòng tiền lớn từ nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản. Giá nhà ở Hồng Kông tăng gấp đôi trong vòng 4 năm trở lại đây. Còn giá nhà tư nhân tại Singapore tăng 56% kể từ khi thị trường chạm đáy của chu kỳ gần nhất vào quý II/2009.
Một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đang cảm nhận được làn sóng thanh khoản trong nền kinh tế toàn cầu. Những dòng vốn này còn được thể hiện dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trong đó, vốn FDI chảy vào Indonesia đã tăng 22% trong quý III, đạt mức kỷ lục 5,9 tỉ USD. Song một số chuyên gia kinh tế lo ngại rằng, lượng thanh khoản lớn đổ vào Châu Á sẽ đẩy giá tiêu dùng leo thang, buộc lãi suất phải tăng, đặt tăng trưởng kinh tế vào rủi ro. “Lạm phát sẽ tăng trở lại vào năm tới. Khi nền kinh tế khu vực tăng tốc, với lượng thanh khoản lớn trên toàn cầu, lương tăng và giá cao hơn, lạm phát sẽ là rủi ro số 1 trong khu vực” – ông Frederic Neumann, chuyên gia của HSBC – nhận xét.
Các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia được nhận định dễ có xu hướng lạm phát tăng hơn, trong khi Trung Quốc sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn, bởi nước này có các biện pháp hạn chế dòng vốn chảy vào.
Một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 21.10 cho biết, chi phí lao động tăng và nhu cầu xuất khẩu suy giảm đã khiến gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép và mũ nón ở Trung Quốc đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.
Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Còn theo một khảo sát của công ty tư vấn tài chính Mỹ Capital Business Credit, đến 40% những công ty lớn đang có kế hoạch chuyển nhà máy từ Trung Quốc đến các nước khác, trong đó có Việt Nam, Pakistan, Bangladesh và Philippines.
Theo laodong
Gỡ dần nút thắt nợ xấu
Mặc dù ngày làm việc thứ 2 của Quốc hội (23-10) không tập trung bàn về kinh tế song đây vẫn là lĩnh vực được báo giới quan tâm. Bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã dành thời gian trao đổi với báo chí quanh vấn đề này.
- PV: Nhiều chuyên gia đánh giá, vấn đề tồn kho và nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản rất đáng lo ngại. Xin Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có giải pháp gì để tháo gỡ?
- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Chính phủ đang tập trung để xử lý nợ xấu, giải quyết thanh khoản cho nền kinh tế và thanh khoản của ngân hàng. Nếu giải quyết được vấn đề này một cách tương đối thì mới xử lý được các vấn đề khác. Riêng tín dụng cho bất động sản hiện đang vô cùng khó khăn. Nếu gỡ được khó khăn này thì sẽ giải quyết được vấn đề tồn kho. Nói chung bài toán khá phức tạp, cho nên phải phân tích để có lựa chọn.
- Phó Thủ tướng nói rõ hơn về các giải pháp tháo gỡ nợ xấu trong bất động sản?
- Phải phân tích cụ thể từng khoản chứ không thể nói chung chung được. Chính phủ đang phân tích từng khoản nợ xấu, bởi cũng có những khoản đang từ tốt chuyển thành xấu nên phải xem xu hướng phát triển của nó để đưa ra biện pháp tháo gỡ phù hợp.
Hiện nay, theo chỉ số báo cáo hàng tồn kho bất động sản đã bắt đầu giảm theo từng quý, đó là biểu hiện tốt lên. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xử lý đối với các nợ xấu bất động sản. Cách xử lý phải tổng thể, căn bản. Chẳng hạn, có những doanh nghiệp có thể đang làm những dự án, kể cả những dự án hạ tầng, xây nhà, xây chung cư... nếu gỡ được cho họ thì công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, đồng thời vốn đó có thể quay vòng được.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc giãn thuế, nhờ đó mà có những doanh nghiệp đã vượt lên được. Tôi cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tính toán, cơ cấu lại mô hình quản trị, hoạt động của chính mình để vượt qua thời điểm khó khăn này.
- Vậy theo Phó Thủ tướng, với những giải pháp trên, bao giờ thị trường bất động sản có thể phục hồi?
- Cái đó chỉ dự báo được thôi còn cụ thể thế nào rất khó, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở đây không chỉ là các yếu tố trong nước nói riêng mà phụ thuộc cả bên ngoài nữa. Hiện nay, độ mở nền kinh tế khá sâu nên khi đưa ra giải pháp để xử lý thì nói vài câu không hết được.
Theo ANTD
Quyết tâm phải đi cùng hành động Cùng với quyết tâm mạnh mẽ thì việc chống lại lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần những hành động mạnh mẽ. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, khẳng định với phóng viên Báo ANTĐ: "Điều quan trọng là cần nhận diện nhóm lợi ích là ai, những hoạt động nào của họ không hợp lý...