Dòng tiền chủ động khối ngoại sẽ tích cực hơn vào năm 2021
Việc rút vốn dòng của khối các quỹ chủ động diễn ra do yếu tố dòng tiền nhiều hơn là do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Kỳ vọng năm 2021, khi kinh tế Việt Nam khẳng định phục hồi tốt hơn quốc gia khác, thì dòng vốn chủ động tham gia trở lại sẽ diễn ra.
Đây là nhận định của ông Nguyễn Anh Đức – Giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI – khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về diễn biến của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Năm 2021, khi kinh tế Việt Nam khẳng định phục hồi và tăng trưởng tốt hơn các quốc gia khác thì dòng vốn chủ động tham gia trở lại. Ảnh: Duy Dung.
- Ông đánh giá thế nào về diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam? Nếu đặt so sánh tương quan của bối cảnh TTCK toàn cầu và khu vực, diễn biến giao dịch của khối ngoại tại thị trường Việt Nam như thế nào, thưa ông?
- Chúng tôi nhận thấy hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục diễn ra tương đối mạnh mẽ trong thời gian qua. Trong 3 tháng qua, tổng khối lượng bán ròng lên tới hơn 180 triệu USD; nâng mức bán ròng từ đầu năm lên 345,5 triệu USD trên cả ba sàn. Nếu loại bỏ khối lượng nước ngoài mua thỏa thuận từ một số giao dịch đặc biệt như VHM và MSN, thì tổng khối lượng bán ròng của khối ngoại đã lên tới hơn 1,1 tỷ USD trong năm nay.
Video đang HOT
Việc bán ròng này theo chúng tôi xuất phát từ việc khối ngoại tiếp tục thực hiện phân bổ lại danh mục đầu tư toàn cầu theo hướng giảm bớt vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi và đang phát triển. Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các thị trường này đều bị bán ròng khá mạnh trong năm nay, ví dụ như Thái Lan (-9 tỷ USD), Malaysia (-5,2 tỷ USD), Indonesia (-3,1 tỷ USD), Đài Loan (-20,7 tỷ USD), Phillipines (-2,1 tỷ).
Việc khối ngoại bán ròng ở TTCK Việt Nam khá tương quan với các thị trường khác, khối lượng bán cũng khá tương đồng xét theo quy mô thị trường. Chỉ có một vài thị trường đặc biệt như Trung Quốc và Ấn Độ là nhận được vốn ròng từ khối ngoại trong năm nay.
- Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng dòng vốn vào thụ động, thì Việt Nam đang là điểm sáng của dòng vốn ngoại vào qua các ETF. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về dòng vốn này? Tại sao các ETF lại hấp dẫn dòng vốn ngoại hơn là kênh đầu tư trực tiếp?
- Dòng vốn thụ động vào Việt Nam lại có xu hướng tăng lên trong thời gian qua. Các ETF ngoại trên thị trường Việt Nam hầu hết huy được vốn thêm trong các tháng gần đây. Cụ thể, quy mô của Vaneck Vector Vietnam ETF hiện ở mức 384,9 triệu USD, tuy vẫn giảm so với thời điểm đầu năm (443,6 triệu USD) nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong các tháng qua (tăng 51,4 triệu USD trong quý III và 60,7 triệu USD trong quý II). Quỹ Xtrackers FTSE Vietnam ETF cũng huy động được thêm 24,6 triệu USD trong quý III và 46,1 triệu USD trong quý II/2020.
Chúng tôi nhận thấy, dòng vốn đầu tư vào các ETF hầu hết tới từ các nhà đầu tư cá nhân. Trong bối cảnh dòng tiền cá nhân từ các TTCK đều có xu hướng mạnh lên, một bộ phận đã thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận tại các thị trường tiềm năng khác thông qua việc đầu tư vào các quỹ ETF. Còn các quỹ chủ động tiến hành phân bổ lại danh mục đầu tư như trên hầu hết do việc các thị trường phát triển đang hiệu suất đầu tư tốt hơn trong thời điểm này.
- Nếu bỏ qua dòng vốn ngoại vào thụ động, thì dòng vốn vào chủ động vẫn chưa trở lại. Theo ông, đâu là các yếu tố cần và đủ TTCK Việt Nam hấp dẫn dòng vốn chủ động tham gia trở lại?
- Chúng tôi nhận thấy, việc rút vốn ròng của khối các quỹ chủ động diễn ra do yếu tố dòng tiền nhiều hơn là do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng năm 2021, khi kinh tế Việt Nam khẳng định phục hồi và tăng trưởng tốt hơn các quốc gia khác thì việc dòng vốn chủ động tham gia trở lại sẽ diễn ra.
Ngoài ra, nếu Việt Nam tiếp tục cải thiện các yếu tố hạn chế hiện tại đối với khối ngoại như room ngoại,… thì sẽ thu hút được thêm vốn vào các cổ phiếu ưa thích của khối ngoại mà đang hết room.
- Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2020, ông dự báo thế nào về diễn biến của dòng vốn ngoại trên TTCK Việt Nam? Liệu chúng ta có cơ sở nào để kỳ vọng về một sự đảo chiều của dòng vốn ngoại vào chủ động hay không, thưa ông?
- Chúng tôi nhận thấy rất khó có thể đưa ra dự đoán về dòng vốn nước ngoài trong thời điểm này, do đây là xu hướng chung không chỉ xảy ra ở riêng thị trường Việt Nam mà còn ở phạm vi các thị trường mới nổi và đang phát triển khác.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, chúng tôi kỳ vọng dòng tiền từ khối ngoại sẽ trở nên tích cực hơn trong năm 2021, do sự phục hồi của nền kinh tế sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh được thể hiện rõ ràng hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Tin nhanh Thị trường Chứng khoán ngày 21/10/2020. Điều chỉnh sau chuỗi tăng điểm mạnh
Phiên giao dịch 21/10 khép lại với sắc đỏ bao trùm thị trường. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 5,39 điểm (0,57%) xuống 939,03 điểm; HNX-Index giảm 0,25% xuống 139,98 điểm và chỉ có UPCom-Index giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ 0,06% lên 63,75 điểm.
Sau những phút đầu diễn ra tích cực với sắc xanh hiện diện trên khắp thị trường với đà tăng được dẫn dắt bởi các cổ phiếu lớn như FPT, GAS, MSN, VNM, VRE, PNJ, VHM, MWG và đóng góp của một số cổ phiếu ngân hàng như BID, STB, VPB, TCB ... tuy nhiên áp lực chốt lời tăng dần vào cuối phiên sáng và gần như diễn ra suốt phiên giao dịch buổi chiều với sắc đỏ bao trùm bảng điện tử. Chốt phiên, VN Index giảm mạnh và xuống mức thấp nhất trong ngày. Điểm tích cực là thị trường vẫn có mức thanh khoản khá cao 8.300 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại vẫn khá tiêu cực khi bán ròng 330 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán của khối ngoại tập trung vào các Bluechips như VRE (-99,8 tỷ đồng), MSN (-75,5 tỷ đồng), VHM (-67 tỷ đồng).
Sàn HNX cũng giảm 0,34 điểm xuống mức 139,98 điểm với 63 mã tăng và 75 mã giảm với khối lượng giao dịch đạt 706 triệu đồng. UPCoM lại ngược lại với HNX khi chỉ số chính của thị trường này gần như dao động trong sắc đỏ suốt phiên nhưng lại thoát hiểm vào những phút cuối giữ được sắc xanh nhẹ tăng 0,04 điểm lên 63,75 với 97 mã tăng và 83 mã giảm điểm.
Nhận định Thị trường ngày 22/10
Như chúng tôi nhận định trong bản tin trước, thị trường rất cần có từ 1 - 2 phiên điều chỉnh giảm để tăng cường sự phân hoá giữa các mã cổ phiếu tốt xấu nhằm tái tích luỹ tạo đà tăng bền vững hơn tiến vào vùng 960 - 970 điểm. Theo đó các nhà đầu tư cần hạn chế hành động bắt đáy sớm cho đến khi thị trường xác định xu thế tăng điểm.
Nhịp điều chỉnh này theo chúng tôi đánh giá chỉ mang tính chất kỹ thuật sau 8 phiên tăng điểm mạnh, xu hướng tăng điểm vẫn là xu hướng chính của thị trường trong trung hạn.
VNDirect: 1,4 tỷ đến 1,9 tỷ USD vốn ngoại sẽ đổ vào Việt Nam nhờ nâng hạng Dòng vốn ngoại có thể đổ 200 - 210 triệu USD vào chứng khoán Việt Nam nhờ Kuwait chính thức được nâng hạng lên thị trường mới nổi. VNDirect kỳ vọng Việt Nam sẽ chính thức được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong 2-3 năm tới. Việt Nam có thể hút ròng 1,4 tỷ đến 1,9 tỷ USD từ nhà đầu...