Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc không đủ sức cứu thị trường, VN-Index mất hơn 54 điểm
Nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB…cũng đồng loạt giảm sàn trong bối cảnh giá dầu thế giới “bay hơi” hơn 30% trong sáng nay.
Tính đến 13h50′, thanh khoản trên sàn HoSE đã lên đến 4.400 tỷ và sàn HNX lên đến 742,4 tỷ đồng. Mức thanh khoản cao này trên cả 2 sàn cho thấy dòng tiền bắt đáy đã nhập cuộc. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chưa chuyển biến tích cực hơn. VnIndex hiện vẫn mất 54 điểm.
Chúng tôi chỉ có thể lưu ý nhà đầu tư rằng, mỗi một hành động vội vàng của nhà đầu tư thời điểm này đều phải trả giá bằng rất nhiều tiền khi mà thị trường biến động trong biên độ lớn nhất lịch sử thành lập của thị trường chứng khoán. Vì thế, việc phải làm là bình tĩnh, bình tĩnh và rất bình tĩnh suy xét tình hình tài chính cũng như danh mục của mình rồi mới hành động.
==========================================
Trong sáng nay, hầu hết các TTCK Châu Á đều giảm sâu từ 3-6% và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ. Áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường khiến các chỉ số đồng loạt giảm sâu. Hàng loạt cổ phiếu lớn như BVH, CTG, DPM, GAS, STB, VCB, HVN, PLX, PNJ, BID, SSI, MWG,…đều giảm sàn khiến thị trường không có lực đỡ.
Nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB…cũng đồng loạt giảm sàn trong bối cảnh giá dầu thế giới “bay hơi” hơn 30% trong sáng nay.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 51,59 điểm (5,79%) xuống 839,85 điểm; HNX-Index giảm 6,12% xuống 106,69 điểm và UPCom-Index giảm 4,45% xuống 52,95 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên khá mạnh với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 4.200 tỷ đồng.
Khối ngoại đã giảm bán, nhưng họ vẫn đang bán ròng gần 50 tỷ đồng trên toàn thị trường sáng nay. Trên cả 3 sàn hiện có khoảng 170 mã giảm sàn.
==================================================
Về cuối phiên sáng, áp lực bán đang có dấu hiệu tăng mạnh trên toàn thị trường. Nhiều cổ phiếu Bluechips tiếp tục giảm sàn tác động tiêu cực tới chỉ số như BVH, GAS, STB, HVN, PLX, VRE, BID, SSI,…
Video đang HOT
Nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVT, PXS…cũng đồng loạt giảm sàn. MSN sau những phút tăng điểm giữa phiên đã chịu áp lực bán mạnh và hiện quay đầu giảm điểm.
Tại thời điểm 11h, chỉ số VN-Index giảm 49,69 điểm (5,57%) xuống 841,62 điểm; HNX-Index giảm 6,18% xuống 106,63 điểm và UPCom-Index giảm 4,17% xuống 53,11 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên khá mạnh với giá trị giao dịch gần 4.000 tỷ đồng.
=========================================
Sau ít phút giảm sâu đầu phiên, thị trường đang có phần ổn định hơn khi số mã giảm sàn đang dần ít đi. MSN hiện là tâm điểm trên thị trường khi ngược dòng tăng điểm và có lúc tăng 2.400 đồng.
Tại thời iđểm 10h16′, chỉ số VN-Index giảm 42,04 điểm (4,72%) xuống 849,4 điểm. Khối ngoại hiện bán ròng 20 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào MSN (12,2 tỷ đồng), VCB (7,9 tỷ đồng)…
======================================
Diễn biến khó lường của dịch Covid-19, cùng việc giá dầu Thế giới lao dốc mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường tài chính Thế giới. Chỉ số Dow Jones future giảm hơn 1.200 điểm (-4,9%), các chỉ số chưng khoán Châu Á như Nikkei 225, Kospi, S&P/APX 200…cũng đều giảm sâu từ 4-5%.
TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ khi các chỉ số đều giảm sâu ngay từ những phút mở cửa. Hàng loạt cổ phiếu trong VN30 đều giảm sâu, thậm chí nhiều mã giảm sàn “trắng bên mua”.
MSN sau phiên tăng trần hôm trước cũng chịu áp lực bán mạnh và hiện giảm 1.600 đồng (3%) xuống 52.800 đồng.
Nhóm dầu khí cũng diễn biến khá tiêu cực với GAS, PVD, PVS đồng loạt giảm sàn. Việc giá dầu mất hơn 25% trong sáng nay đang tác động tiêu cực tới nhóm cổ phiếu này.
Tại thời điểm 9h20′, chỉ số VN-Index giảm 40,39 điểm (4,53%) xuống 851,05 điểm; HNX-Index giảm 5,14% xuống 107,81 điểm và UPCom-Index giảm 3,06% xuống 53,72 điểm. Thanh khoản thị trường khá cao với giá trị giao dịch gần 900 tỷ đồng.
Điểm tích cực lúc này là khối ngoại không còn bán ròng và thậm chí họ đang mua ròng nhẹ 6 tỷ đồng. Trên TTCK Phái sinh, HĐTL F2006 và F2009 đang duy trì basis dương cho thấy kỳ vọng về sự hồi phục trong trung hạn của thị trường.
Toàn cảnh chứng khoán Châu Á sáng 9/3
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm cổ phiếu thị trường nổi sóng
Thị trường đảo chiều giảm nhẹ trong tuần qua với diễn biến chủ đạo là phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, kể cả nhóm trụ cột ngân hàng. Điểm đáng chú ý là dòng tiền vẫn tích cực hướng đến nhóm cổ phiếu thị trường đã kéo nhiều mã tăng mạnh, trong đó đáng kể như ROS, FTM, hay có câu chuyện riêng như SBT.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 3,3 điểm (-0,35%), xuống 937,45 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 160 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 16,4% so với tuần trước.
Trong khi đó, HNX-Index tăng 4,82 điểm ( 4,59%), lên 109,74 điểm. Khối lượng giao dịch trung bình gần 33 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 14,9% so với tuần trước.
Tuần quan, nhóm dầu khí hồi phục nhờ giá dầu thế giới đảo chiều tăng sau 5 tuần liên tiếp sụt giảm, trong đó, 2 cổ phiếu lớn đầu ngành GAS ( 2,9%) và PLX cũng ( 2,9%) đã là điểm tựa chính cho thị trường.
Trái lại, các cổ phiếu lớn thuộc nhóm nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống đều chịu áp lực điều chỉnh với VNM (-3,27%), SAB (-2,67%), MSN may mắn chỉ giảm nhẹ (-0,2%).
Nhóm cổ phiếu lớn khác như VIC (-3,85%), VRE (-0,78%), VJC (-1,98%), HPG (-2,68%), VHM ( 0,69%).
Nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng phân hóa với VCB (-0,78%), BID (-3,29%), CTG (-0,37%), HDB (-4,51%), EIB (-1,14%), trong khi đó, TCB ( 5,19%), VPB ( 7,1%), MBB ( 1,64%), STB ( 4,04%), TPB ( 4,81%).
Nhóm các mã tăng cao nhất trên sàn HOSE tuần qua đáng chú ý nhất là ROS ( 22%), sau khi có phiên mua bắt đáy mạnh tăng trần cuối tuần trước (7/2), đã nối tiếp sắc tím trong 4 phiên tiếp theo và bất ngờ bị xả hàng T và giảm sàn trong phiên cuối tuần.
Dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã kéo theo hàng loạt cái tên LSS, FTM, TCR, TVB, FIT, GIL tăng mạnh, trong đó, đa số có những phiên tăng hết biên độ với khối lượng giao dịch lớn.
Một bluechip trong rổ VN30 khác ngoài ROS là SBT đã có 2 phiên đua sắc tím 12 và 13/2, sau khi có tin Công ty thông qua phương án triển khai phát 1.200 trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị phát hành tối đa 1.200 tỷ đồng, kỳ hạn 03 năm. Lãi suất dự kiến là 3,5%/năm, đồng thời con số có thể thay đổi theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư.
Trái lại, cổ phiếu DTL, vốn cơ cấu cổ đông khá cô đặc và trong năm 2019 qua giao dịch khá thưa thớt với nhiều phiên trắng thanh khoản, thì bất ngờ thời gian gần đây đã bị bán mạnh. Khớp lệnh chỉ vài chục đến vài trăm cổ phiếu ở mức giá thấp, thậm chí nhiều phiên ở mức giá sàn đã khiến cổ phiếu này lao dốc, về dưới mệnh giá, về vùng thấp nhất lịch sử.
Trên sàn HNX, cổ phiếu NRC sau chuỗi đi ngang đi ngang kể từ cuối tháng 1/202 và đến vùng 9.000-9.800/cổ phiếu đã liên tục lao dốc với nhiều phiên giảm sâu cho đến nay.
Trái lại, VCR đã phục hồi tốt sau khi rơi xuống vùng 8.000 đồng/cổ phiếu đã bùng nổ với 3 phiên tăng kịch trần tuần này.
Trên UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất không có nhiều điểm đáng chú ý, với đa số thanh khoản rất thấp.
Tuần này, UpCoM đón tân binh HNE của Công ty cổ phần Hanel với 192,6 triệu cổ phiếu giao dịch sau hơn 12 năm IPO.
Giá tham chiếu cổ phiếu HNE phiên đầu tiên 13/2 là 10.900 đồng, đã tăng 14,7% và 8% trong phiên còn lại, nhưng thanh khoản cũng khá thấp, lần lượt 100 và 8.500 đơn vị khớp lệnh.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VN-Index giằng co quanh vùng 953 điểm, nhiều cổ phiếu "họ FLC" giảm sàn "Nhóm FLC" bị chốt lời mạnh sau giai đoạn bứt phá gần đây và các cổ phiếu như ART, AMD, HAI đều giảm sàn "trắng bên mua". Trong sáng nay, ảnh hưởng của nhóm Bluechips, đặc biệt bộ đôi VHM, VRE đã khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Dù vậy, FPT, REE, VNM, cùng một số cổ phiếu ngân hàng BID, VCB,...