Động thổ xây dựng cụm công trình kênh nối sông Đáy sông Ninh Cơ
Ngày 19-11, tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ động thổ cụm công trình kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ, thuộc Dự án “Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ” (Dự án WB6).
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo tỉnh Nam Định và đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện nghi thức động thổ xây dựng cụm công trình kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ.
Ông Dương Thanh Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết: Dự án WB6 là dự án lớn nhất từ trước đến nay được đầu tư vào hạ tầng đường thủy nội địa ở khu vực phía bắc, được thực hiện trên phạm vi 14 tỉnh, thành phố. Đây là bước đột phá trong cải tạo hệ thống hạ tầng đường thủy nội địa, kết nối vận tải thủy nội địa khu vực với vận tải ven biển, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, giảm gánh nặng cho đường bộ. Dự án gốc có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới 170 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ 30 triệu USD; đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2016.
Video đang HOT
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký hiệp định bổ sung vốn cho dự án WB6 để đầu tư cụm công trình kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ. Cụm công trình có tổng mức đầu tư 107,19 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 78,74 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 28,45 triệu USD.
Cụm công trình này là một hợp phần rất quan trọng của Dự án WB6, sau khi hoàn thành (dự kiến giữa năm 2022) sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (đã đưa vào sử dụng từ năm 2016); giúp tàu có trọng tải 2.000 tấn đầy tải và 3.000 tấn giảm tải có thể đi sâu vào đất liền đến cụm cảng Ninh Bình, Ninh Phúc; từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm gánh nặng cho đường bộ, giảm ô nhiễm môi trường.
Dự án cụm công trình kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được xây dựng trên địa phận hai xã Nghĩa Lạc và Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). Dự án chia làm bốn gói thầu xây lắp chính gồm: Gói thầu xây cầu qua kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ, đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và đủ điều kiện khởi công; ba gói thầu xây dựng âu tàu, kênh dẫn đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dự kiến khởi công vào tháng 3-2021.
Việc triển khai dự án xây dựng cụm công trình kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm; thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19″.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật nhấn mạnh, cụm công trình kênh nối sông Đáy – sông Ninh Cơ là một phần của giải pháp kết nối tích hợp, cho phép các tàu biển trọng tải lớn tiếp cận hiệu quả hơn cảng Ninh Phúc từ luồng vào cửa Lạch Giang, sông Ninh Cơ và sau đó kết nối qua kênh với sông Đáy. Khi hoàn thành, cụm công trình sẽ giảm khoảng 20% thời gian di chuyển của tàu từ Nam Định đến cảng tại các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh và TP Hải Phòng, giảm chi phí hậu cần, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội lớn cho người dân thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
TP.HCM tăng cường kiểm tra bến khách ngang sông
Sở GTVT TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tăng cường bảo đảm an toàn hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn TP.
Nhằm tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường tại các bến khách ngang sông trên địa bàn TP, Sở GTVT đề nghị Công an TP chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Đồng thời, sở này đề nghị UBND quận - huyện, phường - xã có liên quan thực hiện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các bến khách ngang sông không bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn hoạt động và các hành vi vi phạm khác theo quy định.
Đặc biệt, các đơn vị trên xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm chở quá tải trọng cho phép, hành khách không mặc áo phao, không sử dụng phao cứu sinh theo quy định. Cùng với đó, sở yêu cầu tăng cường tuyên truyền người dân bỏ rác, thu gom rác đúng nơi quy định, đồng thời có biện pháp xử phạt đối với các trường hợp vi phạm xả rác xuống sông, kênh, rạch.
Sở GTVT giao Trung tâm Quản lý đường thủy tăng cường tuyên truyền Luật Hàng hải, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật khác có liên quan về hoạt động bến khách ngang sông, trật tự an toàn giao thông đường thủy đến các chủ bến thủy nội địa, người điều khiển phương tiện thủy.
Trung tâm chủ động phối hợp, hỗ trợ các đơn vị chức năng trực thuộc UBND các quận - huyện, phường - xã trong kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy, điều kiện an toàn hoạt động các bến khách ngang sông trên địa bàn TP.
Mặt khác, Trung tâm này có trách nhiệm tăng cường phối hợp kiểm tra về điều kiện an toàn hoạt động bến và công tác bảo vệ môi trường tại bến khách ngang sông khu vực các đầu bến, phạm vi vùng nước hoạt động bến thủy nội địa.
Sở GTVT TP.HCM còn giao Thanh tra giao thông phối hợp với UBND các quận, huyện và phường, xã tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm đối với trường hợp bến khách ngang sông không bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn hoạt động bến theo quy định trên địa bàn TP.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông Trong 9 tháng qua, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự (CSGT-TT) Công an huyện Phong Điền tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường thủy nội địa (ĐTNĐ), trật tự công cộng và trật tự đô thị (TTĐT); Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Quyết định...