Động Thiên Hà – “Dải ngân hà” huyền ảo trong lòng núi Tướng
Với người đam mê du lịch, đặc biệt là đam mê sự hoang sơ tự nhiên thì động Thiên Hà là một địa chỉ chắc chắn cần phải được ưu tiên ghé thăm số một.
Chẳng vậy mà rất nhiều du khách nước ngoài, nhất là du khách châu Âu khi đặt chân đến Ninh Bình hầu như không ai bỏ qua “dải ngân hà” huyền ảo trong lòng núi này.
Động Thiên Hà – tác phẩm nghệ thuật độc đáo của tạo hóa
Sự sắp đặt tỉ mỉ của tạo hóa
Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 25km, động Thiên Hà nằm ở xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Động chỉ mới được phát hiện vào năm 2007 do cửa động nhỏ lại được che phủ bởi cây cối um tùm, nằm ẩn mình trong dải núi Tướng, ngọn núi thuộc dãy Tràng An. Ngọn núi này được xem như một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư thời vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.
Bức tranh sơn thủy hữu tình
Để có thể khám phá động Thiên Hà, du khách sẽ phải di chuyển bằng thuyền nhỏ từ bến đò bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà (Ban quản lý động bán vé) theo dòng kênh nhỏ uốn quanh, hoang sơ có chiều dài chừng 1km thuộc hệ thống sông Bến Đang. Sau đó thuyền cập bến, du khách tiếp tục đi bộ trên con đường đá dài chừng 500m dọc theo ven chân núi Tướng để tới cửa động.
Cửa động Thiên Hà không lớn lắm, chiều cao của động cũng chỉ 3 – 4m, nhưng càng vào phía trong cảnh vật hiện ra càng làm người ta ngạc nhiên và bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của hàng ngàn kiệt tác đá do “bàn tay” tạo hoá tỷ mỉ chạm khắc và sắp đặt. Động có chiều dài 700m bao gồm động khô dài 200m và động nước dài 500m.
Video đang HOT
Một điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn du khách
Động khô là nơi cao và rộng nhất trong động Thiên Hà, có nền rộng khoảng 40m, chiều dài 200m với vô số các nhũ đá hình dạng khác nhau gợi trí tưởng tượng của con người như: hình ông Bụt, lâu đài, hình muông thú, hình cánh quạt, hình tai người…
Thêm vào đó, động khô còn có cửa thông lên sườn núi phía nam, được gọi là Giếng trời. Giếng trời rộng và cao khoảng 2,5-3m đổ ánh sáng tự nhiên xuống tận đáy khiến không gian rộng mở và thoáng gió. Vào những ngày nắng vàng, ánh sáng ấy phản chiếu vào các khối nhũ đá, tỏa ra những ánh màu rất huyền ảo và bắt mắt. Khu Giếng trời này còn lưu lại nhiều dấu tích của người Việt cổ, sống cách đây khoảng 7500 – 10000 năm.
Tại đây, các nhà khoa học tìm thấy vết tích của nhuyễn thể, công cụ ghè đẽo, mảnh tước của nhóm mắc ma, xương động vật trên cạn… Cư dân ở đây sống và khai thác trọn vẹn trong môi trường biển tiến. Tầng văn hóa được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong động Thiên Hà cho thấy một bức tranh sinh động về cuộc sống của người Việt cổ với sự thích ứng và sáng tạo của cư dân văn hoá trước và sau biển tiến qua thời kỳ biển thoái trong thời đại Đá mới.
Vào động nước, du khách đi thuyền trên dòng sông ngầm dài 500m được ví như “dải ngân hà”, còn các nhũ đá bên trên và hai bên dòng sông đẹp tựa như trăng sao. Phía dưới mặt nước phản ánh lấp lánh ánh sáng lên trên càng làm cho cảnh vật lung linh huyền ảo. Dải ngân hà uốn lượn, hun hút như vô tận với tầng tầng lớp lớp khối thạch nhũ lung linh sắc màu với những truyền thuyết về Đảo Hoa Tiên, Bầu Sữa Mẹ,… tạo cho du khách cảm giác lạc vào cõi thần tiên, đắm say với chốn bồng lai tiên cảnh.
Một điểm nhấn du lịch hang động
Anh Phạm Văn Du, một du khách đến từ tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Thực sự lúc bắt đầu đặt chân tới khu bên ngoài động Thiên Hà tôi có phần hơi hụt hẫng vì ở đây còn quá vắng vẻ, dịch vụ thì hầu như chưa có gì. Tôi đã băn khoăn không biết có nên quyết định mua vé để đi thuyền vào khám phá động hay không. Nhưng sau đó, nhờ sự tư vấn thuyết phục của nhân viên bạn quản lý tôi đã quyết tâm vào động và thực sự tôi đã phải ngỡ ngàng.
Vẻ đẹp huyền ảo của động Thiên Hà
Cô lái đò đưa chúng tôi đi chuyển trên dòng kênh nhỏ hai bên cây cỏ còn nguyên vẻ hoang sơ, thậm chí trong hành trình khoảng 1km này chúng tôi còn bắt gặp các bà, các chị đang mò ốc, hến dọc bờ kênh. Sau đó thuyền cập bến dưới chân núi Tướng, chúng tôi tiếp tục đi bộ khoảng nửa km đường đá dọc theo bìa rừng chân núi về phía tay trái thì đến được cửa động. Ở đây mọi thứ hầu như vẫn còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, tự nhiên, toát lên vẻ đẹp tạo hoá hết sức huyền bí. Gần động Thiên Hà còn có động khô Thiên Thanh và hang Bụt cũng đẹp không kém. Nói chung nếu bạn là tín đồ của du lịch khám phá thì đến với động Thiên Hà chắc chắn bạn sẽ không bị thất vọng”.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài, động Thiên Hà là một quần thể hang động sống. Bởi sự phát triển của các lớp địa chất nơi đây vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ. Thể hiện rõ nhất là sự phát triển của các măng đá trong động vẫn được các giọt nước liên tục bào mòn tạo thành những nhũ đá kỳ vĩ và huyền diệu. Đặc biệt, trong hang hầu như còn giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ với hàng ngàn con dơi sinh sống.
Với vẻ đẹp huyền ảo, tráng lệ, khu du lịch sinh thái động Thiên Hà thực sự là “dải ngân hà trong lòng núi” – một điểm nhấn của du lịch hang động ở Ninh Bình để du khách cùng khám phá và chiêm ngưỡng.
Tuấn Anh
Theo baophapluat.vn
Hải Thành - tòa thành cổ như bị "lãng quên" trên con đường tơ lụa
Hải Thành (Heicheng hay Heicheng Historic Site) thuộc trấn Ejin, thị trấn Dalai Hubu, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Tòa thành này hiện nằm trên cao tốc G7 và cách không xa Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền của nước này.
Theo Tân Hoa xã, Hải Thành chính là thành phố lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất dọc Con đường Tơ lụa cổ xưa kết nối Trung Quốc với Đông và Tây Á. Đây cũng là di tích lịch sử và văn hóa quan trọng được Trung Quốc bảo tồn cấp quốc gia, nhưng cũng đang bị thời gian và thiên nhiên "tàn phá" trơ trụi, đặc biệt là sau các trận bão cát.
Nằm cách thị trấn Dalai Hubu, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc khoảng 25 km về phía đông nam; cách cao tốc G7 khoảng 30 km và cách Trung tâm vũ trụ Tửu Tuyền khoảng 300lm về hướng Bắc. Việc di chuyển đến Hải Thành không quá khó khăn, nhưng nơi đây ít được biết tới.
Hải Thành (Heicheng) còn được biết đến chính là di tích khảo cổ còn tồn tại tương đối nguyên vẹn từ thế kỉ 11 bất chấp sự tàn phá của thời gian. Cụ thể, các bức tường thành cổ cao 10 mét và một ngôi chùa có từ thời Tây Hạ (1038-1227) trong thành vẫn còn được lưu giữ tới tận ngày nay.
Nơi đây vốn từng là nơi nghỉ chân của các nhà buôn, nơi các thương gia giàu có lưu trú với của cải được cất giấu, nơi các cửa hiệu sầm uất một thời nhưng nay đã hầu như... biến mất, không còn một chút dấu vết nào.
Cùng Infonet chào buổi sáng và ngắm tòa thành đang bị "quên lãng" này nhé!
Các cột tháp trong nắng sớm nhưng lại gợi nên nét đìu hiu, buồn thảm.
Hải Thành nhìn từ trực thăng với các cbwcs tương cao 10m bị cát xâm lấn như muốn vùi lấp.
Nhiều hạng mục đã biết mất, trong thành chỉ còn duy nhất ngôi chùa từ thế kỉ 11.
Nhiều khu vực, cát đã cao tới mặt thành -10m.
Hải Thành trong nắng bình minh.
Ánh bình minh tại Hải Thành chào đón một ngày mới.
Vị trí của Hải Thành trên bản đồ Trung Quốc. Ảnh Google Maps
Nam Phương (lược dịch)
Theo infonet.vn
Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng : Vẫn là "điệp khúc" thiếu, yếu... Được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, nông nghiệp, cộng đồng... tuy nhiên, du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trên bản đồ du lịch Việt Nam và chưa đủ hấp dẫn để du khách ở lại lâu,...