Đồng Tháp: Sẵn sàng ứng cứu khi lũ dâng cao, tai nạn chìm xuồng
Năm nay lũ về muộn nhưng công tác trực 24/24 của các chốt cứu hộ, cứu nạn mùa lũ ở huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng.
Ngay từ đầu tháng 8, các chốt cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn 11 xã, thị trấn huyện Hồng Ngự đã lên phương án tập luyện, sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Các trang thiết bị cứu người như áo phao, phao cứu sinh, dây văng, can nhựa… được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo an toàn khi cứu người trên sông.
Chốt cứu hộ, cứu nạn ngã ba sông Trà Đư xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự khu vực được xem là điểm xung yếu, nhiều năm đều có xảy ra các vụ tai nạn giao thông đường thủy, nên các thành viên chốt cứu hộ, cứu nạn luôn trong tâm thế sẵn sàng.
Ông Nguyễn Văn Công – thành viên chốt cứu hộ, cứu nạn xã Thường Lạc cho biết: “Trực 24/24 để cứu hộ những người dân đi xuồng không may gặp sóng gió, năm ngoái cứu 2,3 chiếc xuồng bị chìm. Cứu giúp được mọi người, chúng tôi rất vui”.
Toàn huyện Hồng Ngự hiện có hơn 200 hộ dân sống bằng nghề câu lưới mùa lũ, tuy nhiên các hộ này vẫn còn chủ quan trong việc đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản khi đi lại trên sông nước, vì thế khi có sự cố rất dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Ông Ngô Hữu Giàu ngụ xã Thường Lạc cho biết: “Đội cứu hộ trực 24/24, khi có tình huống xảy ra là đội trực tiếp cứu hộ cho người dân. Có đội cứu hộ ấp Trà Đư, người dân ở đây rất an tâm”.
Huyện Hồng Ngự hiện có 30 chốt cứu hộ, cứu nạn với 267 thành viên thay phiên trực 24/24, có 16 chốt xung yếu với 136 tình nguyện viên và thanh niên tham gia túc trực. Mỗi xã, thị trấn có từ 1 – 3 chốt, mỗi chốt có từ 10 – 15 thành viên tình nguyện sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ khi có tình huống xấu xảy ra.
Ông Phạm Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Hồng Ngự cho biết: “Đến thời điểm này mực nước cũng không cao lắm nhưng Huyện hội và các cơ sở Hội đã chuẩn bị sẵn sàng, củng cố các đội cứu hộ, cứu nạn. Các chốt cũng chuẩn bị sẵn sàng cờ, phao, áo phao và huy động mọi nguồn lực để chuẩn bị phòng, chống lũ lụt, giảm nhẹ thiệt hại”.
Vào mùa nước nổi, phương tiện đánh bắt thủy sản của người dân đầu nguồn tăng lên đáng kể nên tai nạn chìm ghe, xuồng hay đuối nước cũng thường xuyên xảy ra. Với việc bố trí rộng khắp các chốt cứu hộ, cứu nạn cùng với tinh thần tự nguyện của các thành viên đã phần nào tạo thêm sự yên tâm cho ngư dân vùng đầu nguồn khi đánh bắt thủy sản trong mùa mưa lũ.
Theo Tân Hợp (Báo Đồng Tháp)
Đồng Tháp: Câu ếch đồng mùa nước nổi, bán 80 ngàn đồng mỗi ký
Thời điểm này, nước lũ tràn đồng, ếch đồng thường vào các bờ ruộng, bờ kênh để trú ẩn, tìm mồi. Đây cũng là lúc người dân vùng đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trang bị đồ nghề để đi câu ếch đồng.
Dụng cụ câu ếch đồng chỉ là cần câu, mồi ốc bươu vàng, 1 người có thể câu được 5kg ếch đồng/ngày, giá bán ếch đồng là 80 ngàn đồng/kg. Đây là nguồn thu nhập hấp dẫn, giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập trong những ngày nước nổi.
Theo Văn Bửu (Báo Đồng Tháp)
BOT Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị thu phí trở lại trạm quốc lộ 3 Sau gần 2 năm bị treo, Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Nguyên vừa thống nhất cho phép BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thu phí trở lại trạm thu phí trên quốc lộ 3, trên cơ sở giảm tối đa cho người dân trong khu vực. Sau gần 2 năm bị treo, BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đang được chuẩn bị...