Đồng Tháp: Mùa nước nổi đến Đồng Sen câu cá chốt, câu cá rô đồng
Đón mùa nước lũ năm 2019, các hộ khai thác du lịch (DL) tại Khu DL Đồng Sen Tháp Mười ( huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) không chỉ có các hoạt động du lịch trải nghiệm như ngắm hoa sen, chụp ảnh, thưởng thức các thức ăn chế biến từ sen, cá, lươn, ếch… mà còn chuẩn bị nhiều cần câu, mồi câu phục vụ du khách có nhu cầu câu cá.
Tận dụng những hàng tre, trúc được trồng bên tuyến đường vào khu du lịch, các hộ khai thác du lịch làm thành cần câu. Mỗi cần câu cho thuê cả ngày (kèm mồi) có giá khoảng 20.000 đồng.
Khách du lịch dùng cần câu tre câu cá chốt tại Khu du lịch Đồng Sen, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Tư ngụ ấp 1, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười (điểm du lịch Tám Sen) cho biết: “Mùa nước lên, do các tum trong điểm du lịch thông với nguồn nước ngoài kênh nên cá vào rất nhiều, các loại cá chốt, cá rô, cá lóc, cá hường, cá sặc…, theo con nước tập trung, nên du khách rất dễ câu dính cá. Mùa này, chúng tôi chuẩn bị hơn 40 cần câu để cho du khách thuê…”.
Cùng với các bạn tham gia câu cá tại du lịch Đồng Sen, anh Huỳnh Văn Sơn ngụ đường Hùng Vương, phường 2, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết: “Tôi cùng các bạn vào khu du lịch Đồng Sen ăn uống và câu cá. Cá ở đây rất nhiều, chỉ trong khoảng 3 giờ, nhóm chúng tôi câu được hơn 1kg cá chốt, cá rô đồng. Đây là một sự trải nghiệm thú vị trong mùa nước nổi…”.
Theo C.Phương (Báo Đồng Tháp)
Đồng Tháp: Dân ở đây nuôi lúc nhúc cá trê vàng, 1ha lời 500 triệu
Trước diễn biến nguồn cá trê vàng khan hiếm, giá cao, bà con nông dân ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu và nhân giống thành công loại cá trê vàng và đưa vào nuôi đại trà. Bình quân mỗi 1 ha ao nuôi cá trê vàng ở Đồng Tháp cho lãi hơn 500 triệu đồng.
Hiện, Đồng Tháp có hàng trăm ha ao nuôi cá trê vàng, bình quân nuôi từ 4-5 tháng cho thu hoạch. Cá trê vàng giống được các hộ nuôi tuyển chọn từ những con cá trê vàng đồng bố mẹ ở địa phương cho ép ra cá bột và nhân thành cá con để đưa vào ao nuôi. Cá trê vàng nuôi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, bình quân 4 tháng nuôi, cá có trọng lượng từ 6-8 con/kg là bán được.
Thu hoạch cá trê vàng tại hộ ông Nguyễn Văn Giàu ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN.
Ông Nguyễn Văn Giàu ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười đã nuôi thành công và lãi khá cao. Ông Giàu cho biết, ông thả nuôi cá trê vàng trong ao hơn 1.000 mét vuông, chi phí nhiều nhất là thức ăn, mua thức ăn công nghiệp cho cá trê hơn 60 triệu đồng, nuôi 4 tháng rưỡi, cá có trọng lượng 6 con/kg, thương lái mua tại ao với giá 55 ngàn đồng/kg. Ông Giàu thu hoạch được gần 3 tấn cá, sau khi trừ chi phí lãi hơn 70 triệu đồng.
Hiện nay nuôi cá trê vàng để thay thế nguồn cá đồng đang khan hiếm, đây là loại cá nuôi, màu vàng không thua màu cá trê đồng, thịt thơm ngon, mềm, ít xương. Cá trê vàng chế biến từ các món ăn như: chiên ăn với nước mắm gừng, cá trê kho tộ, cá trê nướng, nấu canh khoai mở, nấu canh cải ...thật ngon tuyệt.
Kéo lưới thu hoạch cá trong ao của gia đình ông Nguyễn Văn Giàu ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp)-1 trong những hộ nuôi cá trê vàng mang lại lợi nhuận cao. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN.
Cá trê vàng nuôi cho thức ăn công nghiệp hiện nay phải chăm sóc kỹ, không chỉ cho chúng ăn vào ban ngày mà phải thường xuyên cho ăn vào ban đêm, cá chóng lớn cho hiệu quả cao, trong ao nước phải sạch. Với cá tra hiện nay giá xuống thấp, nhiều hộ ở huyện Tháp Mười nuôi cá tra không liên kết đã chuyển đổi sang nuôi cá trê vàng, vì hiện nay cá trê vàng cung không đủ cầu và nhiều bạn hàng tranh nhau xuống tận địa bàn thu mua.
Theo Nguyễn Văn Trí (TTXVN)
Dịch tả lợn châu Phi bủa vây, Tiền Giang lập chốt kiểm dịch trên sông Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy siết chặt việc vận chuyển heo tại các trạm tuần tra, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi lây lan bằng đường sông. Ngoài ra, ông Lê Văn Hưởng cũng yêu cầu các huyện nhanh...